Ngay từ khi còn trẻ, Trần Lập đã bị cuốn hút bởi những cỗ máy “bình bịch”, từ Vespa cổ tới dòng xe địa hình motocross. Gắn bó với từng giai đoạn chơi xe chính là sự đi lên trong cách Trần Lập trải nghiệm thú chơi này.
Cố nhạc sĩ, rocker Trần Lập ngày hôm nay (23/3) sẽ thực hiện chuyến đi cuối cùng đến “cõi vĩnh hằng” trong vòng tay người thân, bạn bè và những biker. Khi còn sống và hoạt động âm nhạc, Trần Lập còn được biết đến là một người chơi môtô có tiếng.
Chất chơi xe trong Trần Lập cũng như dòng nhạc mà anh theo đuổi, luôn đi một con đường riêng, tránh xa mọi thị phi và luôn “cháy” hừng hực trong tâm trí. Trong một dịp trò chuyện trên sóng truyền hình VTC hồi cuối tháng 12/2015, Trần Lập có chia sẻ: “Ngày đầu tiên khi tôi được xuất viện từ Việt Đức về nhà, việc đầu tiên là vặn chìa khóa chiếc xe của mình để nổ máy. Bởi tôi thèm cái cảm giác đang được đi quen, đang lúc cuộc chơi hứng thú nhất thì bị bệnh tật kéo lại, nên cần phải nổ máy để lấy khí thế.”
Niềm đam mê xe môtô của Trần Lập càng được thể hiện rõ hơn qua cuốn hồi ký “Bên kia bức tường” đã được xuất bản trước khi anh ngã bệnh.
Hồi ấy, chưa nói đến những chiếc xe phân khối lớn, xe máy đại trà đã là thứ ngoài tầm túi nên dù đã trót thích môtô từ thuở chưa bán mất chiếc Simson đầu tiên vào năm 17 tuổi, anh vẫn phải chọn xe đạp làm phương tiện di chuyển hàng ngày. Ấy thế mà ngay cả với xe đạp, anh cũng phải cố dành dụm để mua cho được một chiếc xe "cuốc" - dòng xe đua nam một mình một vóc dáng giữa hàng trăm chiếc xe Thống Nhất nhan nhản khắp đường phố Hà Nội những năm đầu thập niên 1990.
Thế rồi, qua mấy năm sau, cuối cùng Trần Lập cũng mua được một chiếc xe độc đáo, hợp với tính cách của mình. Có điều, không phải vì anh đã giàu có gì, mà là bởi anh nghe được tin có người đang rao bán một chiếc Vespa cổ với giá khá "bèo". Để rồi từ đây, Trần Lập chính thức bước chân vào thú chơi xế độ.
Đến nay, qua gần hai chục năm chơi đủ loại xe, anh cũng đã thấm thía đủ loại cảm xúc, từ sung sướng tới cay đắng với những chiếc xe mình từng có. Từ Vespa cổ tới dòng xe địa hình motocross, từ hoàng tử đen CD Benly 125 đến dòng xe café racer. Gắn bó với từng giai đoạn chơi xe chính là sự đi lên trong cách Trần Lập trải nghiệm thú chơi độc đáo này.
Bắt đầu với dòng xe Vespa, Trần Lập trải qua hàng năm trời đau đớn với hàng núi tiền bỏ ra để sửa chữa những chiếc xe mình yêu quý.
Ai chơi Vespa mà không bất đắc dĩ thành thợ sửa xe. Thuở chơi xe kiểu "con nhà nghèo", độ dáng cho đẹp đẽ xong vẫn phải chăm bẵm cho những chiếc xe lắm bệnh tật khiến anh cũng như bất kỳ người chơi xe nào khác thấm thía một điều: đẹp thôi chưa đủ, xe còn cần phải chạy "ngon" nữa.
Bởi vậy, trong giai đoạn này, anh có xu hướng để tâm nhiều hơn tới kỹ thuật, và dành sự yêu thích tới những chiếc xe có động cơ mạnh, dáng khỏe, tốc độ như xe thể thao địa hình motocross.
Tuy nhiên, sau một thời gian đào sâu vào các yếu tố kỹ thuật, Trần Lập tiếp tục bước sang một nấc mới là nghiên cứu về văn hóa xe, để rồi bắt đầu tìm đến những phong cách xe độc đáo.
Và CD Benly 125 chính là chiếc xe đánh dấu cho bước chuyển tiếp này. CD Benly 125 không phải kiểu xe gây ấn tượng bởi những cải tiến kỹ thuật vượt trội. Nó quyến rũ bởi màu đen tuyền, bộ khung máy đồ sộ cùng những đường cong cổ điển, gợi cảm giác về sự nam tính mạnh mẽ, thâm trầm và cũng đầy lãng tử.
Với Trần Lập, sau vài lần thay đổi những chi tiết trên xe, khi bắt gặp một thiết kế xe CD Benly màu vàng đẹp khó lòng cưỡng lại, anh đưa ra quyết định táo bạo là chuyển màu cho dòng xe nổi tiếng với hình ảnh đen tuyền này.
Bởi vậy nên khi chiếc CD Benly màu vàng của Trần Lập xuất hiện, anh đã khiến giới độ xe thời ấy phải ngỡ ngàng. Về sau này, khi đã chán màu vàng, anh lại cho xe về màu đen nguyên bản. Có thể thấy, ngay cả trong cách chơi xe, Trần Lập cũng có một độ "ngông" nhất định.
Sau CD Benly, Trần Lập bắt đầu mê đắm café racer - một phong cách độ xe đặc biệt, tốn khá nhiều giấy mực của những người yêu xế độ. Bởi lẽ, đây là kiểu xe gây ấn tượng mạnh mẽ không chỉ bởi vẻ ngoài vừa cổ điển vừa phóng khoáng mà còn bởi câu chuyện văn hóa đằng sau nó.
Café racer bắt nguồn từ nước Anh vào thập niên 1950. Đó là thời điểm của một xã hội "công nghiệp hóa - đồng hóa nặng nề", khi mà những chiếc môtô từng là biểu tượng của tầng lớp thượng lưu nay đã có giá rẻ hơn và trở nên đại chúng.
Trần Lập quyết định độ một chiếc Street Tracker FTR theo phong cách café racer, mà ở đó anh đã tìm thấy giá trị tổng hòa giữa kỹ thuật và văn hóa. Đặc biệt là khi giá trị văn hóa của chiếc xe ấy rất gần với tính cách tự do, ưa khác biệt vốn có của mình.
Sau đó, Trần Lập vẫn tiếp tục hành trình khám phá và trải nghiệm nhiều chiếc xe giá trị khác. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa sau nhiều năm chơi xe, đối với giới xế độ, hình ảnh Trần Lập đã bị trộn lẫn giữa nhiều dòng xe khác nhau, mà ngược lại, anh đã gắn một thương hiệu riêng với classic bike. Bởi lẽ từ street tracker cổ điển tới CD Benly 125 đến café racer, và rất nhiều chiếc xe anh đang chơi bây giờ đều tương đồng nhau ở dáng dấp classic.
Nhìn chung, classic bike là những chiếc xe thể thao bán cổ điển. Chúng giữ nguyên được vẻ đẹp nghệ sĩ của dòng xe cổ điển nhưng vẫn thỏa mãn phần nào đam mê tốc độ.
Về mặt cơ động, xe dạng gầm cao nên có thể đi hầu hết loại đường, từ đường nội đô đến đường rừng núi. Về mặt thời trang, đây là kiểu xe phù hợp với nhiều loại trang phục, từ vest, sơ mi đến áo thun bình dân.
Với một người hết sức để tâm đến văn hóa đi đường như Trần Lập, anh còn chuộng kiểu xe này ở tiếng động cơ chạy êm ái không ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Nói cách khác, classic bike được anh yêu thích không chỉ bởi nó thể hiện rõ nhất cái tôi cá nhân của anh - lãng tử và mạnh mẽ, mà còn bởi đó là những chiếc xe thật sự dùng để lên đường.
Chính vì niềm đam mê với dòng classic ngày một mãnh liệt nên Trần Lập đã “dốc” cả tâm sức lẫn tiền bạc để “kết duyên” với chiếc Triumph Bonneville. Chiếc xe này đã ở với anh cho đến những ngày cuối cuộc đời.
Cố nhạc sĩ, rocker Trần Lập ngày hôm nay (23/3) sẽ thực hiện chuyến đi cuối cùng đến “cõi vĩnh hằng” trong vòng tay người thân, bạn bè và những biker. Khi còn sống và hoạt động âm nhạc, Trần Lập còn được biết đến là một người chơi môtô có tiếng.
Chất chơi xe trong Trần Lập cũng như dòng nhạc mà anh theo đuổi, luôn đi một con đường riêng, tránh xa mọi thị phi và luôn “cháy” hừng hực trong tâm trí. Trong một dịp trò chuyện trên sóng truyền hình VTC hồi cuối tháng 12/2015, Trần Lập có chia sẻ: “Ngày đầu tiên khi tôi được xuất viện từ Việt Đức về nhà, việc đầu tiên là vặn chìa khóa chiếc xe của mình để nổ máy. Bởi tôi thèm cái cảm giác đang được đi quen, đang lúc cuộc chơi hứng thú nhất thì bị bệnh tật kéo lại, nên cần phải nổ máy để lấy khí thế.”
Chiếc CD Benly 125 - "Hoàng tử đen" của anh thời mới hoạt động nghệ thuật. |
Hồi ấy, chưa nói đến những chiếc xe phân khối lớn, xe máy đại trà đã là thứ ngoài tầm túi nên dù đã trót thích môtô từ thuở chưa bán mất chiếc Simson đầu tiên vào năm 17 tuổi, anh vẫn phải chọn xe đạp làm phương tiện di chuyển hàng ngày. Ấy thế mà ngay cả với xe đạp, anh cũng phải cố dành dụm để mua cho được một chiếc xe "cuốc" - dòng xe đua nam một mình một vóc dáng giữa hàng trăm chiếc xe Thống Nhất nhan nhản khắp đường phố Hà Nội những năm đầu thập niên 1990.
Thế rồi, qua mấy năm sau, cuối cùng Trần Lập cũng mua được một chiếc xe độc đáo, hợp với tính cách của mình. Có điều, không phải vì anh đã giàu có gì, mà là bởi anh nghe được tin có người đang rao bán một chiếc Vespa cổ với giá khá "bèo". Để rồi từ đây, Trần Lập chính thức bước chân vào thú chơi xế độ.
Đến nay, qua gần hai chục năm chơi đủ loại xe, anh cũng đã thấm thía đủ loại cảm xúc, từ sung sướng tới cay đắng với những chiếc xe mình từng có. Từ Vespa cổ tới dòng xe địa hình motocross, từ hoàng tử đen CD Benly 125 đến dòng xe café racer. Gắn bó với từng giai đoạn chơi xe chính là sự đi lên trong cách Trần Lập trải nghiệm thú chơi độc đáo này.
Trần Lập bên chiếc cafe racer góp mặt trong MV "Những chuyến đi dài". |
Ai chơi Vespa mà không bất đắc dĩ thành thợ sửa xe. Thuở chơi xe kiểu "con nhà nghèo", độ dáng cho đẹp đẽ xong vẫn phải chăm bẵm cho những chiếc xe lắm bệnh tật khiến anh cũng như bất kỳ người chơi xe nào khác thấm thía một điều: đẹp thôi chưa đủ, xe còn cần phải chạy "ngon" nữa.
Bởi vậy, trong giai đoạn này, anh có xu hướng để tâm nhiều hơn tới kỹ thuật, và dành sự yêu thích tới những chiếc xe có động cơ mạnh, dáng khỏe, tốc độ như xe thể thao địa hình motocross.
Và CD Benly 125 chính là chiếc xe đánh dấu cho bước chuyển tiếp này. CD Benly 125 không phải kiểu xe gây ấn tượng bởi những cải tiến kỹ thuật vượt trội. Nó quyến rũ bởi màu đen tuyền, bộ khung máy đồ sộ cùng những đường cong cổ điển, gợi cảm giác về sự nam tính mạnh mẽ, thâm trầm và cũng đầy lãng tử.
Với Trần Lập, sau vài lần thay đổi những chi tiết trên xe, khi bắt gặp một thiết kế xe CD Benly màu vàng đẹp khó lòng cưỡng lại, anh đưa ra quyết định táo bạo là chuyển màu cho dòng xe nổi tiếng với hình ảnh đen tuyền này.
Bởi vậy nên khi chiếc CD Benly màu vàng của Trần Lập xuất hiện, anh đã khiến giới độ xe thời ấy phải ngỡ ngàng. Về sau này, khi đã chán màu vàng, anh lại cho xe về màu đen nguyên bản. Có thể thấy, ngay cả trong cách chơi xe, Trần Lập cũng có một độ "ngông" nhất định.
Nhạc sĩ thích những chuyến phiêu lưu dài và trên hành trình đó, anh có thêm những người bạn và cả những trải nghiệm mới bên một chiếc xe xa lạ. |
Café racer bắt nguồn từ nước Anh vào thập niên 1950. Đó là thời điểm của một xã hội "công nghiệp hóa - đồng hóa nặng nề", khi mà những chiếc môtô từng là biểu tượng của tầng lớp thượng lưu nay đã có giá rẻ hơn và trở nên đại chúng.
Trần Lập quyết định độ một chiếc Street Tracker FTR theo phong cách café racer, mà ở đó anh đã tìm thấy giá trị tổng hòa giữa kỹ thuật và văn hóa. Đặc biệt là khi giá trị văn hóa của chiếc xe ấy rất gần với tính cách tự do, ưa khác biệt vốn có của mình.
Cảm xúc với những chiếc xe yêu thích và những dặm dài khám phá đã tạo nên cảm hứng cho một số sáng tác của Trần Lập. |
Nhìn chung, classic bike là những chiếc xe thể thao bán cổ điển. Chúng giữ nguyên được vẻ đẹp nghệ sĩ của dòng xe cổ điển nhưng vẫn thỏa mãn phần nào đam mê tốc độ.
Trong những năm tháng cuối đời, nhạc sĩ đã "chết mê" dòng Bonneville của hãng Triumph, điển hình cho phong cách classic mà anh theo đuổi. |
Với một người hết sức để tâm đến văn hóa đi đường như Trần Lập, anh còn chuộng kiểu xe này ở tiếng động cơ chạy êm ái không ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Triumph Bonneville - Chiếc xe ở bên Trần Lập đến cuối cuộc đời |
Chính vì niềm đam mê với dòng classic ngày một mãnh liệt nên Trần Lập đã “dốc” cả tâm sức lẫn tiền bạc để “kết duyên” với chiếc Triumph Bonneville. Chiếc xe này đã ở với anh cho đến những ngày cuối cuộc đời.
Nguồn: Xe đời sống
Bình luận