(VTC News) - Hôm 9/5, Truyền thông Triều Tiên loan báo nước này thử thành công tên lửa đạn đạo bắn từ tàu ngầm "tại một địa điểm cách khá xa đất liền".
Theo những gì nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong-un mô tả tên lửa đạn đạo này là 'thành tích kỳ diệu' và cuộc thử nghiệm này cũng do đích thân ông thị sát.
Theo những gì nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong-un mô tả tên lửa đạn đạo này là 'thành tích kỳ diệu' và cuộc thử nghiệm này cũng do đích thân ông thị sát.
Ông Kim cũng khẳng định Triều Tiên hoàn toàn có khả năng tự sản xuất loại tên lửa này và sẽ giáng đòn trừng phạt xuống bất kỳ quốc gia nào khác.
Tin về vụ thử tên lửa được cho là mang tính chiến lược của Triều Tiên đến một ngày sau khi nước này tuyên bố sẽ bắn thẳng vào các tàu Hàn Quốc mà không cần cảnh cáo - trong trường hợp lãnh hải của Bình Nhưỡng bị xâm phạm.
Hàn Quốc phản ứng mạnh mẽ và ưu tiên đề phòng
Chính vì thế, Hàn Quốc là quốc gia phản ứng mạnh mẽ nhất cuộc thử nghiệm này của Triều Tiên. Hôm 12/5, Tổng thống Hàn Quốc, Park Geun-hye đã lên tiếng lo ngại tên lửa của người láng giềng sẽ là một "thách thức nghiêm trọng" đối với an ninh của Seoul và ổn định khu vực.
Các quan chức an ninh Hàn Quốc sau đó đã họp khẩn để tìm ra phương hướng đối phó với lời thách thức của Triều Tiên. Tại cuộc họp, Tổng thống Park cảnh báo sẽ đáp trả cứng rắn nếu các hoạt động này vẫn tiếp tục tiếp diễn trong bối cảnh căng thẳng vẫn đang leo thang giữa hai miền.
Đồng thời, bà cũng kêu gọi Triều Tiên ngừng ngay hành động thử nghiệm và nhờ tới Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc xem xét can thiệp bởi các hành vi thử tên lửa đạn đạo này đi ngược lại với nghị quyết của cơ quan này.
Mặt khác, Tổng thống Hàn Quốc cho rằng khi hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không (KAMD) và hệ thống tên lửa "Kill Chain" của nước này hoàn thành, họ hoàn toàn có thể đối phó với những đe dọa của người láng giềng. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cân nhắc nhờ tới sự giúp đỡ của Mỹ để ổn định tình hình.
Mỹ không tin Triều Tiên có thể thử nghiệm tên lửa thành công
Theo những thông tin đăng tải bởi hãng AFP, một vị quan chức quân sự của Mỹ đã khẳng định Triều Tiên không thể chế tạo thành công tên lửa đạn đạo.
"Đó chắc chắn không phải tên lửa đạn đạo. Triều Tiên có lẽ đã thử nghiệm một loại tên lửa tầm ngắn. Họ cố gắng theo đuổi việc chế tạo tên lửa đạn đạo từ rất lâu rồi nhưng chưa thể thành công" - nguồn tin cho biết.
Thực hư của thông tin về vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của quốc gia châu Á vẫn còn là một dấu hỏi lớn với quốc tế. Nhiều chuyên gia cũng đồng quan điểm cho rằng đây không phải một cuộc thử nghiệm đầy đủ và tên lửa của Triều Tiên chỉ bay được khoảng 100 - 150m.
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích cảm thấy lo ngại vì có thể công nghệ quân sự của Triều Tiên đang được nâng cấp và không ai biết điều gì xảy ra trong vòng 4 - 5 năm sắp tới.
Trung Quốc kêu gọi các bên kiềm chế sau vụ phóng tên lửa
Trong cuộc họp ngày 11/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh kêu gọi cộng đồng quốc tế phản ứng kiềm chế với động thái phóng tên lửa từ tàu ngầm của Triều Tiên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: "Chúng tôi hi vọng tất cả các bên sẽ có nỗ lực giảm căng thẳng, hỗ trợ cho hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên".
Vụ thử nghiệm tên lửa diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên vùng lãnh hải giữa hai miền Triều Tiên vẫn đang leo thang khi mới đây Hàn Quốc đã nhận lời đe dọa từ người láng giềng sẽ bắn mà không báo trước các phương tiện đang hoạt động tại vùng tranh chấp.
Một số thông tin cho rằng thực tế Triều Tiên chưa thể chế tạo thành công tên lửa đạn đạo mà chỉ mua lại công nghệ tên lửa của Nga và phục hồi lại công nghệ các tàu ngầm thế hệ cũ để làm hệ thống phóng. Tuy nhiên, hành động này của họ đang khiến cho dư luận quốc tế cực kỳ chú ý về lo ngại về nguy cơ chiến tranh.
Khánh Huy (Theo CNN)
Ông Kim Jong-un đích thân giám sát vụ thử nghiệm tên lửa |
Tin về vụ thử tên lửa được cho là mang tính chiến lược của Triều Tiên đến một ngày sau khi nước này tuyên bố sẽ bắn thẳng vào các tàu Hàn Quốc mà không cần cảnh cáo - trong trường hợp lãnh hải của Bình Nhưỡng bị xâm phạm.
Hàn Quốc phản ứng mạnh mẽ và ưu tiên đề phòng
Chính vì thế, Hàn Quốc là quốc gia phản ứng mạnh mẽ nhất cuộc thử nghiệm này của Triều Tiên. Hôm 12/5, Tổng thống Hàn Quốc, Park Geun-hye đã lên tiếng lo ngại tên lửa của người láng giềng sẽ là một "thách thức nghiêm trọng" đối với an ninh của Seoul và ổn định khu vực.
Tổng thống Hàn Quốc, Park Geun-hye lên án mạnh mẽ hành động thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên |
Đồng thời, bà cũng kêu gọi Triều Tiên ngừng ngay hành động thử nghiệm và nhờ tới Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc xem xét can thiệp bởi các hành vi thử tên lửa đạn đạo này đi ngược lại với nghị quyết của cơ quan này.
Mặt khác, Tổng thống Hàn Quốc cho rằng khi hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không (KAMD) và hệ thống tên lửa "Kill Chain" của nước này hoàn thành, họ hoàn toàn có thể đối phó với những đe dọa của người láng giềng. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cân nhắc nhờ tới sự giúp đỡ của Mỹ để ổn định tình hình.
Mỹ không tin Triều Tiên có thể thử nghiệm tên lửa thành công
Theo những thông tin đăng tải bởi hãng AFP, một vị quan chức quân sự của Mỹ đã khẳng định Triều Tiên không thể chế tạo thành công tên lửa đạn đạo.
Mỹ không tin Triều Tiên đủ khả năng chế tạo tên lửa đạn đạo |
Thực hư của thông tin về vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của quốc gia châu Á vẫn còn là một dấu hỏi lớn với quốc tế. Nhiều chuyên gia cũng đồng quan điểm cho rằng đây không phải một cuộc thử nghiệm đầy đủ và tên lửa của Triều Tiên chỉ bay được khoảng 100 - 150m.
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích cảm thấy lo ngại vì có thể công nghệ quân sự của Triều Tiên đang được nâng cấp và không ai biết điều gì xảy ra trong vòng 4 - 5 năm sắp tới.
Trung Quốc kêu gọi các bên kiềm chế sau vụ phóng tên lửa
Trong cuộc họp ngày 11/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh kêu gọi cộng đồng quốc tế phản ứng kiềm chế với động thái phóng tên lửa từ tàu ngầm của Triều Tiên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh kêu gọi cộng đồng quốc tế phản ứng kiềm chế |
Vụ thử nghiệm tên lửa diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên vùng lãnh hải giữa hai miền Triều Tiên vẫn đang leo thang khi mới đây Hàn Quốc đã nhận lời đe dọa từ người láng giềng sẽ bắn mà không báo trước các phương tiện đang hoạt động tại vùng tranh chấp.
Một số thông tin cho rằng thực tế Triều Tiên chưa thể chế tạo thành công tên lửa đạn đạo mà chỉ mua lại công nghệ tên lửa của Nga và phục hồi lại công nghệ các tàu ngầm thế hệ cũ để làm hệ thống phóng. Tuy nhiên, hành động này của họ đang khiến cho dư luận quốc tế cực kỳ chú ý về lo ngại về nguy cơ chiến tranh.
Khánh Huy (Theo CNN)
Bình luận