• Zalo

Trẻ bị đánh rạn sọ não có thể để lại những hậu quả gì về sức khỏe?

Sức khỏeThứ Sáu, 08/12/2017 14:47:00 +07:00Google News

Rạn sọ não rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em trừ khi có va đập mạnh (tai nạn giao thông, ngã…), vì tổ chức sụn của trẻ nhỏ có độ đàn hồi tốt nên ít xảy ra.

Khi nào rạn sọ não gây nguy hiểm?

Dư luận đang rất bức xúc trước thông tin bé trai T.G.K (10 tuổi, Cầu Giấy) bị chính bố đẻ và mẹ kế bạo hành. Theo chị Ng. (mẹ đẻ bé K), sau khi khám ở bệnh viện E, bé K.được chẩn đoán bị rạn sọ não, gãy xương sườn. Tuy nhiên, theo thông tin Bệnh viện E, bé K. có những chấn thương kín, có tổn thương xương sườn đến 70% và được theo dõi chấn thương sọ não.

Trao đổi với PV, Ths.BS Nguyễn Huy Phương, Khoa Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cho hay rạn sọ não là một trong những chấn thương ở sọ não. Rạn sọ não rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em trừ khi có va đạp mạnh (tai nạn giao thông, ngã…), vì tổ chức sụn của trẻ nhỏ có độ đàn hồi tốt nên ít xảy ra rạn sọ não.

Trẻ bị đánh rạn sọ và gãy xương sườn có nguy hiểm

Bé K. bị bố và mẹ kế bạo hành. 

Mức độ nguy hiểm của rạn sọ não sẽ phụ thuộc vào việc có ảnh hưởng tới tổ chức não hay không. Nếu rạn sọ ảnh hưởng tới tổ chức não có thể để lại di chứng như yếu chi, chậm phát triển tâm thần vận động, rối loạn ngôn ngữ. Tuy nhiên, di chứng ở trẻ nhỏ thường phục hồi rất tốt, do hệ thần kinh của trẻ đang trong giai đoạn phát triển.

“Trẻ nhỏ bị rạn sọ não nhưng không ảnh hưởng tới tổ chức nằm trong não thì gần như không gây ra những biến chứng nặng nề cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chấn thương rạn sọ não thường không ảnh hưởng nhiều bằng những sang chấn về tâm lý. Trẻ bị rạn sọ não sẽ hồi phục lại mà không cần phải can thiệp sau 2-3 tuần”, Ths.BS Nguyễn Huy Phương cho hay.

Nếu trẻ được xác định là rạn sọ, sau khi chụp chiếu không có tổn thương nghiêm trọng sẽ được bác sĩ cho về nhà theo dõi tại nhà. Bác sĩ sẽ tư vấn cho người chăm sóc và theo dõi sát sao trẻ ít nhất trong một tuần lễ.

Phụ huynh cần đưa trẻ đi tái khám ngay nếu có một trong các dấu hiệu sau: đau đầu, buồn nôn, nôn ói nhiều lần, co giật tay chân, hôn mê, lỗ mũi hay lỗ tai chảy máu hay nước trong, chân tay yếu liệt…

“Trẻ bị gãy xương sườn sẽ tự liền không cần can thiệp sau 4-5 tuần. Tuy nhiên với trường hợp trẻ bị gãy xương sườn cần phải theo dõi để tránh trường hợp bị tràn máu màng phổi”, bác sĩ Nguyễn Huy Phương nói.

Tổn thương não thường rất khó lường

TS. Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai cho hay trường hợp trẻ có chấn sương sọ não rất nguy hiểm. Não là con người là một ổ cứng vô cùng tinh vi và tinh xảo, mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào tổn thương. Hậu quả như thế nào thì rất khó có thể lường trước được.

Còn theo bác sĩ Đồng Hà Trung, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E, bệnh nhi K. nhập viện vào ngày 6/12 trong tình trạng đau đầu, đau nhiều vùng lưng hai bên. Bệnh nhi sau khi thăm khám không có nguy hiểm đến tính mạng nhưng trên cơ thể có rất nhiều chấn thương phần mềm cũ và mới. Những vết thương mới đã được các bác sĩ xử lý, khâu vết thương.

Video: Khách đi taxi chấn thương sọ não vì bị trẻ trâu ném đá

Bệnh nhi đã được theo dõi chấn thương sọ não, chụp CT phần não, chụp X-quang ngực và siêu âm ổ bụng. Qua thăm khám và các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy bệnh nhi K. có những chấn thương kín, có tổn thương xương sườn đến 70%.

Mức độ chấn thương sọ não

Chấn động não là mức độ nhẹ nhất là bị chấn động não do lực va đập nhẹ và có thể hồi phục hoàn toàn sau một thời gian ngắn.

Rạn sọ xảy ra khi có va đập mạnh làm nứt phần xương sọ

Dập não là tình trạng va đập mạnh hơn gây tổn thương nặng nề bên trong não

Tụ máu các loại do va đập rất mạnh làm tổn thương và đứt các mạch máu bên trong họp sọ và não, gây chảy máu dẫn đến máu tụ.

(Nguồn: emdep.vn)
Bình luận
vtcnews.vn