Sự thật 1: Bệnh trào ngược họng thanh quản khác với với trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược họng thanh quản gây ra các triệu chứng rất khác với trào ngược dạ dày thực quản, và rất dễ bị nhầm lẫn như viêm họng kéo dài; khàn tiếng, viêm thanh quản; cảm giác nghẹn cổ hay vướng đờm ở cổ, khạc đờm mạn tính… hay ho, khó thở, hen suyễn.
Thậm chí, nếu các dịch từ dạ dày tiếp tục đi lên cao hơn, tới miệng có thể gây hỏng men răng, hôi miệng, đắng miệng, rêu (bợn) trắng ở lưỡi, lên tới mũi xoang sẽ gây viêm xoang, viêm mũi…
Do là 2 bệnh khác nhau, nên trào ngược họng thanh quản đòi hỏi một phương pháp điều trị và một chế độ ăn khác, không giống trào ngược dạ dày thực quản.
Sự thật 2: Trào ngược họng thanh quản không phải chỉ do axit trào lên
Thực tế, trong dịch trào lên từ dạ dày, ngoài axit ăn mòn còn có 1 chất khác vô cùng nguy hiểm khác là men pepsin. Và điều thực sự khiến việc điều trị trào ngược họng thanh quản trở nên khó khăn là do thuốc bạn uống chỉ có tác dụng làm giảm lượng axit, và không có một thuốc nào tác động được vào men pepsin. Do vậy, dù bạn có uống thuốc nhiều cỡ nào thì vẫn không giải quyết được bệnh!
Mặt khác, khi men pepsin khi đã trào lên tới họng, thanh quản, thì sẽ nằm lại sâu dưới niêm mạc khu vực đó. Nó sẽ chờ một đợt trào ngược tiếp theo mang axit lên hoặc chờ bạn đưa đồ ăn thức uống có tính axit vào để phối hợp hoạt động trở lại, phá hủy niêm mạc hầu họng.
Như vậy, bạn không thể chữa khỏi trào ngược họng thanh quản nếu chỉ uống thuốc.
TS Phạm Kiên Hữu cho biết: “Hiệu quả mà thuốc mang lại cũng chỉ đạt 28% nếu bệnh nhân dùng 1 lần thuốc/ngày, còn nếu dùng 2 lần/ngày, hiệu quả cũng chỉ đạt tới 50% sau 2 tháng điều trị. Thậm chí trong trường hợp trào ngược axit mật thì dùng thuốc PPIs (thuốc giảm tiết axit) còn không đem lại hiệu quả. Và khi đó phải dùng tới các biện pháp khác để ngăn cơn trào ngược xảy ra”.
Sai lầm thứ nhất: Dùng thuốc không đủ thời gian
Do họng, thanh quản nhạy cảm hơn nhiều so với thực quản (nếu thực quản có thể chịu đựng tới 50 đợt trào ngược/ngày thì họng, thanh quản không thể chịu quá 3 đợt/ngày) nên họng, thanh quản rất dễ bị tổn thương, đồng thời lại khó hồi phục hơn nhiều so với thực quản.
Bởi vậy, để điều trị trào ngược họng thanh quản cần dùng thuốc liên tục từ 4-6 tháng.
Sai lầm của mọi người là không theo đủ liệu trình 4-6 tháng này, mà thường chỉ uống vài ngày, tới 1 tuần hoặc 1 tháng.
Sai lầm thứ 2: Chỉ coi uống thuốc mới là chữa bệnh, xem thường các biện pháp chữa bệnh không dùng thuốc
Như đã phân tích ở trên, nếu chỉ dùng thuốc thì bạn chỉ xử lý được 1 trong 2 tác nhân nguy hiểm trong dịch trào lên, và không làm giảm được số lượng cơn trào ngược xảy ra.
Khi đó, một giải pháp không dùng thuốc vô cùng hiệu quả cho người trào ngược họng thanh quản chính là nằm ngủ nâng cao đầu giường. Cơ chế của phương pháp này vô cùng đơn giản là nâng họng, thanh quản cao hơn dạ dày để trọng lực kéo pepsin ở phía dưới, không cho đi ngược lên trên.
Theo PGS, TS Đặng Xuân Hùng: “Đối với bệnh trào ngược họng-thanh quản, kinh nghiệm bản thân của tôi, nằm đầu giường cao đóng góp 50% hiệu quả điều trị, nếu không nằm đầu giường cao không hết được bệnh. Thuốc chỉ đóng góp 30%, 20% còn lại từ các biện pháp khác”.
Hay như TS Nguyễn Thị Quỹ - Phó Chủ tịch Hội Tiêu hóa Thành phố Hà Nội cũng nói: “Một khi trào ngược đã xuất hiện mà còn nằm đầu thấp thì không một thuốc nào chữa hết được!”
Gối nêm Hi-Sleep – Giải pháp nâng cao đầu giường cho người trào ngược họng thanh quản
Năm 2017, tại Việt Nam, nhóm các dược sĩ từ công ty TNHH Thương Mại C.A.M Việt Nam đã sản xuất thành công sản phẩm gối nêm chống trào ngược Hi-Sleep dành cho người trào ngược họng thanh quản.
Gối nêm Hi-Sleep đã được PGS, TS Đặng Xuân Hùng – Phó chủ tịch Hội TMH khu vực phía Nam – báo cáo hiệu quả sản phẩm trong hội nghị khoa học Tai Mũi Họng năm 2018 và được TS, BS Nguyễn Thị Quỹ - Phó Chủ tịch Hội tiêu hóa TP Hà Nội khuyên sử dụng tại Hội nghị khoa học Tiêu hóa toàn quốc năm 2019; được giới thiệu trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày – VTV2, Đài truyền hình Việt Nam như một giải pháp không dùng thuốc để làm giảm trào ngược họng thanh quản.
Để biết thêm thông tin về bệnh trào ngược họng thanh quản và cách làm giảm trào ngược bằng gối nêm Hi-Sleep, bạn đọc liên hệ dược sĩ phụ trách chuyên môn 0975 48 1515.
Bình luận