(VTC News) - Sau khi Báo điện tử VTC News đăng bài về trận hải chiến ở Vịnh Bắc Bộ thế kỷ 13, nhà nghiên cứu sử Đặng Hùng đã gửi bài viết làm sáng tỏ thêm về trận hải chiến lớn nhất lịch sử nước Việt này.
Cuối năm 1287, hai cánh quân bộ của quân Nguyên ào ào tấn công các cửa ải Kỳ, Trúc rồi tiến đánh ở La Cảng, đánh trại Phù Sơn của quân nhà Trần. Quân Nguyên như nước vỡ bờ tiến vào kinh thành Thăng Long, vua cùng Thái Thượng Hoàng rút về phía Nam. Thoát Hoan sai Trịnh Bằng Phi đem 2 vạn quân đánh vào Vạn Kiếp, dựng hai trại trên núi ở Phả Lại và Chí Linh, chia nhau chiếm giữ.
Trong khi các cánh quân kỵ, bộ binh của Thoát Hoan và A-Rúc tiến vào Đại Việt thì chiến thuyền của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp từ cảng biển Khâm Châu tiến vào Đại Việt theo đường thủy.
Mấy ngày sau thuyền giặc qua cửa biển Vạn Ninh (Móng Cái). Trước đó Hưng Đạo Vương đã giao hết công việc vùng biên thùy biển đông cho Vân Đồn phó tướng là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy. Khi quân Nguyên đến Ngọc Sơn, chúng gặp tướng Nhân Đức Hầu Trần Gia phục binh ở trên núi chặn đánh.
Chiến thuyền giặc vây núi đánh lại và qua được cửa Ngọc Sơn. Sau đó thuyền của chúng tiếp tục tiến vào cửa An Bang (Quảng Yên). Tại đây thủy quân Đại Việt do Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy đã giao chiến với binh thuyền của giặc nhưng bị tổn thất phải rút lui; không ngăn chặn được bước tiến của chúng.
Ô Mã Nhi sau khi qua được cửa An Bang đã theo sông Bạch Đằng tiến về phía Vạn Kiếp để hội quân với Thoát Hoan. Hắn chủ quan cho rằng đã đánh bại được thủy quân của ta thì quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương đi sau vì thế hắn cứ thẳng tiến, không chú ý thuyền tải lương của Trương Văn Hổ.
Nghe tin quân ta thua trận, thượng hoàng Trần Thánh Tông sai trung sứ đến Vân Đồn, xiềng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đem về triều trị tội. Trần Khánh Dư bảo với trung sứ rằng: “Lấy quân luật mà xử, tôi xin chịu tội, nhưng xin hoãn cho vài ba ngày, để tôi lập công chuộc tội” (ĐVSKBKTT - Q5 - Kỷ Nhà Trần).
Trần Khánh Dư xin khất việc trị tội mình vì ông đoán biết được thuyền chiến tinh nhuệ của giặc đã đi qua, có thể đón đánh đoàn thuyền tải lương của chúng dễ dàng. Trần Khánh Dư lệnh củng cố lực lượng, bố trí quân mai phục ở các khu vực hiểm yếu, chờ thuyền lương của giặc tới để đón đánh bất ngờ.
Đúng như dự đoán của vị tướng thủy quân thiện chiến, tháng 12 âm lịch (2/2/1288), đoàn thuyền chở đầy lương thảo của Trương Văn Hổ không có lực lượng chiến đấu của quân tinh nhuệ yểm trở đã ì ạch, chậm chạp tiến vào khu vực Hòn Gai và sa vào ổ phục kích của quân ta đã đón sẵn. Thuyền chiến của quân ta bất ngờ lao ra tập kích thuyền lương giặc ở Vân Đồn (Vân Hải).
Trương Văn Hổ cố gắng cho đoàn thuyền lương tiến vào đất liền, nhưng đến Lục Thủy (Cửa Lục, Hòn Gai) thì quân Đại Việt ào ạt lao ra với khí thế ngút trời, chiêng trống vang lừng khiến cho quân Nguyên bạt vía kinh hồn không còn tinh thần chiến đấu. Quân Nguyên đại bại, thuyền lương bị đốt, hoặc bị đổ xuống sông, bị quân Đại Việt chiếm giữ. Trương Văn Hổ hoảng sợ, một mình bỏ trốn trên chiếc thuyền về đảo Quỳnh Châu (Hải Nam).
Sách chép: “Quân ta đại thắng bắt được lương thực, khí giới của giặc nhiều không kể xiết. 17 vạn hộc lương của giặc (có sách chép là 70 vạn hộc lương) phần rơi vào tay quân ta, phần bị chìm xuống biển sâu làm mồi cho cá.
Chiến thắng của trận Đại thủy chiến Vân Đồn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ cuộc kháng chiến của quân và dân Đại Việt. Từ đó, vấn đề lương thực trở lên vô cùng khó khăn đối với kẻ thù xâm lược.
Tin chiến thắng Vân Đồn làm nức lòng quân dân Đại Việt, thượng hoàng Trần Thánh Tông tha tội thất trận trước đây cho Trần Khánh Dư; thượng hoàng nói: “Quân Nguyên chỉ nhờ về lương thảo, khí giới, nay ta bắt được sợ nó chưa biết, không tin, hoặc giả còn hung hăng chăng… . Bèn tha cho người bị bắt đến doanh trại quân Nguyên để báo tin; quả nhiên quân Nguyên rút lui cho nên năm nay (1288) nhân dân không bị thảm hại như năm trước đó là Khánh Dư cũng có dự công”.
Sử gia Ngô Thì Sỹ (triều hậu Lê) bàn về trận hải chiến Vân Đồn như sau: “Việc đánh lui giặc Hồ ở đời Trùng Hưng, ai cũng khen nhiều về chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo, mà không biết đến trận thắng ở Vân Đồn của Khánh Dư. Trận thắng đó rất kỳ diệu và là căn bản cho trận thắng sau đấy.
Ba đường tiến quân bằng thủy bộ của giặc Nguyên đều trông vào thuyền lương vận tải đường biển. Đại quân đã đến mà thuyền lương chưa đến, trèo lên núi Thú Dương mà hô canh quý ngong ngóng chờ lương thực, một sớm, một chiều phải đến lâu rồi. Cho nên từ khi Thoát Hoan xâm phạm Kinh sư lập tức sai Ô Mã Nhi ra cửa biển Đại Bàng đón thuyền lương của Trương Văn Hổ, nhưng không gặp, phải quay về.
Không bao lâu lại ra Đại Bàng đến Tháp Sơn rồi lại đến An Bang tất cả đều vì đón Trương Văn Hổ. Chúng có ngờ đâu số lương 17 vạn thạch đã chìm hết ở Vân Đồn và Văn Hổ cũng chuồn đã lâu rồi.
Đi đón đã lâu rốt cuộc lương không đến. Vì thế ba quân đói khát, lương thực đã không có… không cướp được gì. Tướng sĩ đều mang lòng căm phẫn, bảo họ chiến đấu thì họ trả lời : “Ốm đau không chiến đấu được”. Bảo họ ở lại thì họ trả lời: “Lương hết không thể ở lại được”. Họ quyết kế về thì không cần ta phải đuổi, tin chiến thắng Bạch Đằng chỉ làm tăng thêm binh uy mà thôi.
Còn trận đánh ở Vân Đồn là chẹt con hổ mà cướp lấy mồi, lòng tham hau háu mà không được thỏa, vốn đã bị bẻ gãy móng và đập gãy răng rồi. Mưu tính liệu và công thắng địch của Khánh Dư cũng vĩ đại thay. Nếu không phải thế thì Thoát Hoan lần trước bị thua đã không đến. Nay đương muốn làm cho hả giận lại chịu “mùa đông kéo đến, mùa thu đã về’, cụp đuôi mà chạy ra khỏi Nam Quan không dám ngoảnh lại hay sao!
Cho nên nói: Trận thắng ở Vân Đồn là căn bản của việc đánh lui giặc Hồ đấy. Sử cũ cho công của Khánh Dư là nhỏ, chỉ so với những trận thắng nhỏ của Trần Toàn, Nguyễn Thức, không có liên quan gì. Việc tính toán để chế ngự địch, cùng với những cơ mưu đánh lui giặc chi bấy giờ cộng với tình hình binh lính của giặc mờ ảo không thể cứu được. Cho nên tôi nêu ra và nói ra”.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ Nhà Trần viết: “Mậu Tý năm thứ 4 (1288) (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 25). Mùa xuân tháng giêng, Ô Mã Nhi đem quân vào phủ Long Hưng, đào phá lăng mộ vua Trần Thái Tông. Ngày 08, quan quân (chỉ nhà Trần) hợp đánh (quân Nguyên) ở ngoài biển Đại Bàng”, bắt được 300 chiếc thuyền đi tuần của giặc… quân Nguyên bị chết đuối nhiều”.
Vì thiếu lương thực nên Thoát Hoan lệnh cho Ô Mã Nhi đem thuyền chiến đi đón đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ (chúng vẫn chưa rõ chuyện đoàn thuyền lương này đã bị Trần Khánh Dư đánh chìm ở Vân Đồn; kết quả binh thuyền của Ô Mã Nhi đi đến cửa Đại Bàng bị thủy quân của ta chặn đánh khiến quân lính, thuyền chiến của giặc bị thiệt hại nặng.
Sau khi vượt qua cửa Đại Bàng, binh thuyền của Ô Mã Nhi tiến đến vùng Tháp Sơn (Đồ Sơn) lại bị quân ta chặn đánh cả trên bộ và trên biển. Ô Mã Nhi thoát chết, tiến quân đến cửa An Bang nhưng không tìm được thuyền lương của Trương Văn Hổ, hắn đành quay thuyền theo sông Bạch Đằng về Vạn Kiếp.
Tuy chiếm được thành Thăng Long, Thoát Hoan vẫn phải cho xây dựng đồn lũy ở Phả Lại, Chí Linh. Lương thực hết từ lâu, quân sỹ mỏi mệt. Thoát Hoan liền đem quân về Vạn Kiếp, sai tướng Bát Xích đánh vào đất Tam Giang để cướp gạo tự túc. Ô Mã Nhi khi trở về Vạn Kiếp đã cướp lương thực ở các xóm làng lân cận ven sông được hơn 4 vạn thạch gạo.
Bị quân ta tấn công mãnh liệt, lại thiếu lương thực và đau ốm, quân Nguyên càng ngày càng tiến gần đến nguy cơ bị tiêu diệt. Tinh thần của giặc tan rã hoàn toàn. Căm tức quân Trần mà không làm gì được.
Thoát Hoan gần như phát điên, hắn sai tên vạn hộ Giải Chấn đốt thành Vạn Kiếp, bọn tướng tá phải khuyên can mãi mới thôi. Không riêng gì Thoát Hoan hết hy vọng đánh thắng Đại Việt mà tất cả bọn tướng tá đều đã thấy chán nản rã rời, muốn rút quân về.
Bọn chúng bàn với Thoát Hoan “ở Giao Chỉ không có thành trì để giữ, không có lương thực để ăn mà thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ lại không đến. Vả lại, khi trời đã nóng nực, sợ lương hết, quân mệt, không lấy gì để chống giữ lâu được, làm hổ thẹn cho triều đình, nên toàn quân mà về thì hơn”.
Viên thần nỗ tổng quản là Giả Nhược Ngu cũng nói: “Quân nên về, không nên giữ” Thoát Hoan buồn rầu thừa nhận: “Ở đây nóng nực ẩm thấp, lương hết quân mệt” và đồng ý rút quân về.
Trước tình hình nguy khốn, thiếu thốn về lương thực, lại bị quân ta chặn đánh ở khắp nơi, quân lính Nguyên hoang mang, dao động. Thoát Hoan nghe theo lời bàn của các tướng liền quyết định chia quân làm hai đường thủy - bộ để rút về nước.
Sách : “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ thứ XIII” viết: “Nhưng bọn cướp nước đang giãy chết dù có chọn mưu sách gì thì cũng không thể ra ngoài những dự tính của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Triệt lương thực, không cho giặc tự do cướp bóc, đánh phá và quấy rối liên tiếp, quân dân Đại Việt đã hãm kẻ thù vào cảnh đói khát, bệnh tật, lo sự hoang mang đến cùng cực. Triều đình Trần và Quốc Tuấn biết chắc chắn rằng Thoát Hoan không còn cách gì hơn là tháo chạy. Vì thế trên khắp các ngả đường mà quân Nguyên có thể chạy qua, quân đội Đại Việt đã được lệnh bố trí để chờ chặn đánh địch. Một cái bẫy lớn đã giương lên. Quân Nguyên đang sắp bước vào những con đường chết.
Ngày Nhâm Ngọ, 27 tháng 2 (30/3/1288), Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp đem thủy quân về trước. Sợ đoàn chiến thuyền của Ô Mã Nhi bị phục kích, Thoát hoan sai Trình Bằng Phi và Ta Tru đem kỵ binh đi hộ tống. Nhưng cầu đường đã bị quân ta phá hủy nên đội kỵ binh của Trình Bằng Phi tiến rất khó khăn.
Khi đến chợ Đông Triều, không sang sông được, bọn chúng đành quay trở lại. Vì cầu đường đã bị phá và biết tin quân ta đang chờ chặn đánh bọn chúng, nên Trình Bằng Phi không dám trở về theo con đường cũ; đang đêm cưỡng bức các hương lão đã bị chúng bắt, đưa đường khác trở về Vạn Kiếp ngày Đinh Hợi 3 tháng 3 (4/4/1288) để còn kịp rút lui cùng với Thoát Hoan.
Đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đánh nhau liên tục mấy tháng vừa về Vạn Kiếp nay lại phải ra đi, quả gặp rất nhiều khó khăn. Quân sĩ đã mỏi mệt, còn bọn tướng chỉ huy thì run sợ lo lắng. Chúng miễn cưỡng tiến hành cuộc rút quân đường thủy là việc mà chúng hoàn toàn không muốn.
Trong khi đó, quân ta đã đón đợi chúng trên đường đi. Nhiều trận tập kích đã xảy ra “Giao chiến ngày này sang ngày khác”. Vì không có quân hộ tống, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến vô cùng chậm chạp.
Bấy giờ, ở sông Bạch Đằng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã bố trí một trận địa phục kích lớn. Hưng Đạo Vương đã cho đóng những cọc gỗ xuống lòng sông. Bên trên bãi cọc phủ cỏ để ngụy trang.
Việc đẵn gỗ làm cọc và đóng cọc trên sông đã được chuẩn bị từ trước, có lẽ là vào lúc quân Trần quay về hoạt động ở vùng Trúc Động, An Bang trong tháng 2 âm lịch (4/3-1/4/1288) và sau ngày Ô Mã Nhi cướp phá trại Yên Hưng (19 tháng 2 âm lịch, 22/3/1288). Nhân dân hai bên sông đã góp sức với quân sĩ trong việc chuẩn bị bãi cọc ở Bạch Đằng.
Khi được tin binh thuyền của quân Nguyên rút lui, Hưng Đạo Vương đã cho quân phục kích ở hai bên bờ sông Bạch Đằng chờ giặc đến. Hẳn Hưng Đạo Vương đã cho bộ binh mai phục trong vùng núi đá vôi Tràng Kênh (Thủy Nguyên) và vùng rừng rậm rạp ở tả ngạn sông Bạch Đằng (Yên Hưng), còn thủy quân thì ẩn trong các con sông hai bên dòng Bạch Đằng như sông Giá, sông Thải, sông Điền Công.
Sáng sớm ngày 8 tháng 3 (9/4/1288), đoàn thuyền của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp tiến đến sông Bạch Đằng. Bấy giờ nước triều lên cao, che lấp những dãy cọc đóng trong lòng sông.
Quân Trần đem thuyền ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp dẫn binh thuyền đuổi theo. Nước triều xuống thấp, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi xô phải cọc, dồn cả lại. Nhiều chiếc bị vỡ và bị đắm.
Trong khi đó, phục binh của ta ở hai bên bờ đổ ra đánh vào sườn và phía sau đoàn thuyền địch. Nguyễn Khoái cũng đem quân dũng nghĩa Thành Dực giao chiến với giặc. Tiếp đó, hai vua Trần và Hưng Đạo Vương cũng dẫn đại quân đến. Một trận kịch chiến ác liệt xảy ra trên sông Bạch Đằng.
“Bấy giờ: Muôn dặm thuyền bè, tinh kỳ phấp phới/ Sáu quân oai hùng, gươm dao sáng chói/ Sống mái chưa phân, Bắc Nam lũy đối/ Trời đất rung rinh chừ sắp tan/ Nhật nguyệt u ám chừ mờ tối…”
Trương Hán Siêu, người môn khách của Hưng Đạo Vương đã viết như vậy trong bài Phú Sông Bạch Đằng của mình. Dẫu là sáng tác văn học, qua những dòng trên, chúng ta ít nhiều thấy lại cái không khí chiến trận và cái dũng tráng của quân ta trước đây bảy thế kỷ.
Ô Mã Nhi Bạt Đô, tên tướng Mông Cổ mang danh hiệu “dũng sĩ” ấy, không thể nào chống cự nổi trước sức tấn công mãnh liệt của quân ta. Tuy Phàn Tiếp đã cố gắng “chiếm lấy núi cao làm ứng”, tình thế vẫn không thể xoay chuyển khác được. Dưới trận mưa tên của quân ta, thủy binh giặc chết rất nhiều. Máu giặc đỏ ngầu cả khúc sông.
Nước triều rút gấp, thuyền giặc vướng cọc bị phá hủy càng nhiều. Đến chiều, toàn bộ quân tướng của Ô Mã Nhi bị tiêu diệt. Viên vạn hộ thủy quân Trương Ngọc tử trận. Phàn Tiếp bị thương, nhảy xuống sông, quân ta lấy câu liêm móc lên, bắt sống. Tên tướng chỉ huy thủy quân giặc là Ô Mã Nhi cũng bị bắt.
Ngoài ra, rất nhiều tướng lĩnh khác bị bắt, trong số đó có viên đại quý tộc Mông Cổ Si-rê-ghi (Tích-lệ-cơ) và viên quan giữ văn thư đi theo Ô Mã Nhi là Lý Thiên Hựu. Thủy quân giặc bị giết, chết đuối và bị bắt vô số. Hơn bốn trăm thuyền giặc lọt vào tay quân ta.
Trong khi toàn bộ đội binh thuyền của giặc tan tác trên sông Bạch Đằng thì cánh quân bộ của Thoát Hoan cũng đang khốn đốn trên đường chạy trốn khỏi biên giới Đại Việt”. Ngày Tân Mão 7/3 (8/4/1288) Thoát Hoan nhằm hướng Lạng Sơn rút lui. Trên tất cả các con đường giặc đi qua đều bị quân dân Đại Việt chặn đánh, quân Nguyên phải liều chết mở đường máu mới thoát được về Côn Linh… bọn giặc bị chết và bị thương rất nhiều. Viên tướng A Ba Tri bị trúng tên độc rồi chết.
Sử thần thời Lê Ngô Thì Sỹ bàn trong sách Đại Việt sử ký toàn thư về trận đánh trên sông Bạch Đằng: “Ngô Tiên chủ phá tan quân của Lưu Hoằng Thao; Trần Hưng Đạo bắt sống Ô Mã Nhi đều trên sông Bạch Đằng, đều là những võ công lớn của nước nhà. Tiếng tăm của các vị hào kiệt cùng với cảnh đẹp của núi sông nghìn đời vẫn còn như thế.
Trương Hán Siêu làm bài phú trên sông Bạch Đằng có câu: “Triết chiến trầm sa, khô cốt doanh khâu”. Nghĩa là: “Giáo gãy chìm trong cát, xương khô chất đầy gò”. Lại có câu: “Duy thử giang chi đại tiệp, do đại vương chi tặc nhàn” (Để có thắng lớn ở sông này, là do đại vương liệu tính giặc đã quen).
Ngẫm kỹ ý của lời văn đã mô tả được sự lụi bại của quân Hán, quân Hồ, thật là thảm thiết. Đương khi Hoàng Thao đem hàng trăm vạn lâu thuyền xuống phương Nam, cha là Nghiễm ở gần làm thanh thế viện trợ bảo là chỉ đánh một hồi trống có thể được vừa ý.
Ô Mã Nhi là tên đầu sỏ trong đám chó dê, gióng trống ra biển tự cho là không ai làm được mình. Rốt cuộc đều bị chết trên những chiếc cọc. Dấu vết tanh hôi của Hán và Hồ chảy cùng dòng nước. Còn sông núi nước ta, sách trời đã định cho dù người Bắc cậy vào trí lực mà lấy được cũng không thể có mãi mãi được. Chỉ tự chuốc lấy chết mà thôi, tham lam dụng binh có làm gì được đâu”.
Ngày 17/3 (18/4/1288) thượng hoàng và vua Trần Nhân Tông về phủ Long Hưng, đem bọn tù nhân Ô Mã Nhi, Si - Rê - Ghi, Sầm Đoạn, Nguyên soái Điền cùng nhiều tên Vạn Hộ, Thiên Hộ khác làm lễ hiến tiệc ở Lăng Vua Trần Thái Tông (Thái Đường Lăng - nay là xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Trước lăng mộ của tiền nhân, ngựa đá bị lấm bùn, Vua Trần Nhân Tông cảm xúc đọc 2 câu thơ bất hủ: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/ Sơn hà thiên cổ điện kim âu”. (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá/ Non sông ngàn thổ vững âu vàng)
Đặng Hùng (Hội Sử học Việt Nam)
Cuối năm 1287, hai cánh quân bộ của quân Nguyên ào ào tấn công các cửa ải Kỳ, Trúc rồi tiến đánh ở La Cảng, đánh trại Phù Sơn của quân nhà Trần. Quân Nguyên như nước vỡ bờ tiến vào kinh thành Thăng Long, vua cùng Thái Thượng Hoàng rút về phía Nam. Thoát Hoan sai Trịnh Bằng Phi đem 2 vạn quân đánh vào Vạn Kiếp, dựng hai trại trên núi ở Phả Lại và Chí Linh, chia nhau chiếm giữ.
Trong khi các cánh quân kỵ, bộ binh của Thoát Hoan và A-Rúc tiến vào Đại Việt thì chiến thuyền của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp từ cảng biển Khâm Châu tiến vào Đại Việt theo đường thủy.
Mấy ngày sau thuyền giặc qua cửa biển Vạn Ninh (Móng Cái). Trước đó Hưng Đạo Vương đã giao hết công việc vùng biên thùy biển đông cho Vân Đồn phó tướng là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy. Khi quân Nguyên đến Ngọc Sơn, chúng gặp tướng Nhân Đức Hầu Trần Gia phục binh ở trên núi chặn đánh.
Chiến thuyền giặc vây núi đánh lại và qua được cửa Ngọc Sơn. Sau đó thuyền của chúng tiếp tục tiến vào cửa An Bang (Quảng Yên). Tại đây thủy quân Đại Việt do Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy đã giao chiến với binh thuyền của giặc nhưng bị tổn thất phải rút lui; không ngăn chặn được bước tiến của chúng.
Biển Vân Đồn, nơi diễn ra trận hải chiến dìm hàng trăm thuyền quân Nguyên |
Ô Mã Nhi sau khi qua được cửa An Bang đã theo sông Bạch Đằng tiến về phía Vạn Kiếp để hội quân với Thoát Hoan. Hắn chủ quan cho rằng đã đánh bại được thủy quân của ta thì quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương đi sau vì thế hắn cứ thẳng tiến, không chú ý thuyền tải lương của Trương Văn Hổ.
Nghe tin quân ta thua trận, thượng hoàng Trần Thánh Tông sai trung sứ đến Vân Đồn, xiềng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đem về triều trị tội. Trần Khánh Dư bảo với trung sứ rằng: “Lấy quân luật mà xử, tôi xin chịu tội, nhưng xin hoãn cho vài ba ngày, để tôi lập công chuộc tội” (ĐVSKBKTT - Q5 - Kỷ Nhà Trần).
Trần Khánh Dư xin khất việc trị tội mình vì ông đoán biết được thuyền chiến tinh nhuệ của giặc đã đi qua, có thể đón đánh đoàn thuyền tải lương của chúng dễ dàng. Trần Khánh Dư lệnh củng cố lực lượng, bố trí quân mai phục ở các khu vực hiểm yếu, chờ thuyền lương của giặc tới để đón đánh bất ngờ.
Đúng như dự đoán của vị tướng thủy quân thiện chiến, tháng 12 âm lịch (2/2/1288), đoàn thuyền chở đầy lương thảo của Trương Văn Hổ không có lực lượng chiến đấu của quân tinh nhuệ yểm trở đã ì ạch, chậm chạp tiến vào khu vực Hòn Gai và sa vào ổ phục kích của quân ta đã đón sẵn. Thuyền chiến của quân ta bất ngờ lao ra tập kích thuyền lương giặc ở Vân Đồn (Vân Hải).
Đền thờ Trần Khánh Dư |
Trương Văn Hổ cố gắng cho đoàn thuyền lương tiến vào đất liền, nhưng đến Lục Thủy (Cửa Lục, Hòn Gai) thì quân Đại Việt ào ạt lao ra với khí thế ngút trời, chiêng trống vang lừng khiến cho quân Nguyên bạt vía kinh hồn không còn tinh thần chiến đấu. Quân Nguyên đại bại, thuyền lương bị đốt, hoặc bị đổ xuống sông, bị quân Đại Việt chiếm giữ. Trương Văn Hổ hoảng sợ, một mình bỏ trốn trên chiếc thuyền về đảo Quỳnh Châu (Hải Nam).
Sách chép: “Quân ta đại thắng bắt được lương thực, khí giới của giặc nhiều không kể xiết. 17 vạn hộc lương của giặc (có sách chép là 70 vạn hộc lương) phần rơi vào tay quân ta, phần bị chìm xuống biển sâu làm mồi cho cá.
Chiến thắng của trận Đại thủy chiến Vân Đồn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ cuộc kháng chiến của quân và dân Đại Việt. Từ đó, vấn đề lương thực trở lên vô cùng khó khăn đối với kẻ thù xâm lược.
Tin chiến thắng Vân Đồn làm nức lòng quân dân Đại Việt, thượng hoàng Trần Thánh Tông tha tội thất trận trước đây cho Trần Khánh Dư; thượng hoàng nói: “Quân Nguyên chỉ nhờ về lương thảo, khí giới, nay ta bắt được sợ nó chưa biết, không tin, hoặc giả còn hung hăng chăng… . Bèn tha cho người bị bắt đến doanh trại quân Nguyên để báo tin; quả nhiên quân Nguyên rút lui cho nên năm nay (1288) nhân dân không bị thảm hại như năm trước đó là Khánh Dư cũng có dự công”.
Sử gia Ngô Thì Sỹ (triều hậu Lê) bàn về trận hải chiến Vân Đồn như sau: “Việc đánh lui giặc Hồ ở đời Trùng Hưng, ai cũng khen nhiều về chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo, mà không biết đến trận thắng ở Vân Đồn của Khánh Dư. Trận thắng đó rất kỳ diệu và là căn bản cho trận thắng sau đấy.
Ba đường tiến quân bằng thủy bộ của giặc Nguyên đều trông vào thuyền lương vận tải đường biển. Đại quân đã đến mà thuyền lương chưa đến, trèo lên núi Thú Dương mà hô canh quý ngong ngóng chờ lương thực, một sớm, một chiều phải đến lâu rồi. Cho nên từ khi Thoát Hoan xâm phạm Kinh sư lập tức sai Ô Mã Nhi ra cửa biển Đại Bàng đón thuyền lương của Trương Văn Hổ, nhưng không gặp, phải quay về.
Không bao lâu lại ra Đại Bàng đến Tháp Sơn rồi lại đến An Bang tất cả đều vì đón Trương Văn Hổ. Chúng có ngờ đâu số lương 17 vạn thạch đã chìm hết ở Vân Đồn và Văn Hổ cũng chuồn đã lâu rồi.
Đi đón đã lâu rốt cuộc lương không đến. Vì thế ba quân đói khát, lương thực đã không có… không cướp được gì. Tướng sĩ đều mang lòng căm phẫn, bảo họ chiến đấu thì họ trả lời : “Ốm đau không chiến đấu được”. Bảo họ ở lại thì họ trả lời: “Lương hết không thể ở lại được”. Họ quyết kế về thì không cần ta phải đuổi, tin chiến thắng Bạch Đằng chỉ làm tăng thêm binh uy mà thôi.
Còn trận đánh ở Vân Đồn là chẹt con hổ mà cướp lấy mồi, lòng tham hau háu mà không được thỏa, vốn đã bị bẻ gãy móng và đập gãy răng rồi. Mưu tính liệu và công thắng địch của Khánh Dư cũng vĩ đại thay. Nếu không phải thế thì Thoát Hoan lần trước bị thua đã không đến. Nay đương muốn làm cho hả giận lại chịu “mùa đông kéo đến, mùa thu đã về’, cụp đuôi mà chạy ra khỏi Nam Quan không dám ngoảnh lại hay sao!
Cho nên nói: Trận thắng ở Vân Đồn là căn bản của việc đánh lui giặc Hồ đấy. Sử cũ cho công của Khánh Dư là nhỏ, chỉ so với những trận thắng nhỏ của Trần Toàn, Nguyễn Thức, không có liên quan gì. Việc tính toán để chế ngự địch, cùng với những cơ mưu đánh lui giặc chi bấy giờ cộng với tình hình binh lính của giặc mờ ảo không thể cứu được. Cho nên tôi nêu ra và nói ra”.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ Nhà Trần viết: “Mậu Tý năm thứ 4 (1288) (Nguyên Chí Nguyên năm thứ 25). Mùa xuân tháng giêng, Ô Mã Nhi đem quân vào phủ Long Hưng, đào phá lăng mộ vua Trần Thái Tông. Ngày 08, quan quân (chỉ nhà Trần) hợp đánh (quân Nguyên) ở ngoài biển Đại Bàng”, bắt được 300 chiếc thuyền đi tuần của giặc… quân Nguyên bị chết đuối nhiều”.
Vì thiếu lương thực nên Thoát Hoan lệnh cho Ô Mã Nhi đem thuyền chiến đi đón đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ (chúng vẫn chưa rõ chuyện đoàn thuyền lương này đã bị Trần Khánh Dư đánh chìm ở Vân Đồn; kết quả binh thuyền của Ô Mã Nhi đi đến cửa Đại Bàng bị thủy quân của ta chặn đánh khiến quân lính, thuyền chiến của giặc bị thiệt hại nặng.
Di tích bãi cọc Bạch Đằng. Ảnh Báo Quảng Ninh |
Sau khi vượt qua cửa Đại Bàng, binh thuyền của Ô Mã Nhi tiến đến vùng Tháp Sơn (Đồ Sơn) lại bị quân ta chặn đánh cả trên bộ và trên biển. Ô Mã Nhi thoát chết, tiến quân đến cửa An Bang nhưng không tìm được thuyền lương của Trương Văn Hổ, hắn đành quay thuyền theo sông Bạch Đằng về Vạn Kiếp.
Tuy chiếm được thành Thăng Long, Thoát Hoan vẫn phải cho xây dựng đồn lũy ở Phả Lại, Chí Linh. Lương thực hết từ lâu, quân sỹ mỏi mệt. Thoát Hoan liền đem quân về Vạn Kiếp, sai tướng Bát Xích đánh vào đất Tam Giang để cướp gạo tự túc. Ô Mã Nhi khi trở về Vạn Kiếp đã cướp lương thực ở các xóm làng lân cận ven sông được hơn 4 vạn thạch gạo.
Bị quân ta tấn công mãnh liệt, lại thiếu lương thực và đau ốm, quân Nguyên càng ngày càng tiến gần đến nguy cơ bị tiêu diệt. Tinh thần của giặc tan rã hoàn toàn. Căm tức quân Trần mà không làm gì được.
Thoát Hoan gần như phát điên, hắn sai tên vạn hộ Giải Chấn đốt thành Vạn Kiếp, bọn tướng tá phải khuyên can mãi mới thôi. Không riêng gì Thoát Hoan hết hy vọng đánh thắng Đại Việt mà tất cả bọn tướng tá đều đã thấy chán nản rã rời, muốn rút quân về.
Bọn chúng bàn với Thoát Hoan “ở Giao Chỉ không có thành trì để giữ, không có lương thực để ăn mà thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ lại không đến. Vả lại, khi trời đã nóng nực, sợ lương hết, quân mệt, không lấy gì để chống giữ lâu được, làm hổ thẹn cho triều đình, nên toàn quân mà về thì hơn”.
Viên thần nỗ tổng quản là Giả Nhược Ngu cũng nói: “Quân nên về, không nên giữ” Thoát Hoan buồn rầu thừa nhận: “Ở đây nóng nực ẩm thấp, lương hết quân mệt” và đồng ý rút quân về.
Trước tình hình nguy khốn, thiếu thốn về lương thực, lại bị quân ta chặn đánh ở khắp nơi, quân lính Nguyên hoang mang, dao động. Thoát Hoan nghe theo lời bàn của các tướng liền quyết định chia quân làm hai đường thủy - bộ để rút về nước.
Sách : “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ thứ XIII” viết: “Nhưng bọn cướp nước đang giãy chết dù có chọn mưu sách gì thì cũng không thể ra ngoài những dự tính của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Triệt lương thực, không cho giặc tự do cướp bóc, đánh phá và quấy rối liên tiếp, quân dân Đại Việt đã hãm kẻ thù vào cảnh đói khát, bệnh tật, lo sự hoang mang đến cùng cực. Triều đình Trần và Quốc Tuấn biết chắc chắn rằng Thoát Hoan không còn cách gì hơn là tháo chạy. Vì thế trên khắp các ngả đường mà quân Nguyên có thể chạy qua, quân đội Đại Việt đã được lệnh bố trí để chờ chặn đánh địch. Một cái bẫy lớn đã giương lên. Quân Nguyên đang sắp bước vào những con đường chết.
Ngày Nhâm Ngọ, 27 tháng 2 (30/3/1288), Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp đem thủy quân về trước. Sợ đoàn chiến thuyền của Ô Mã Nhi bị phục kích, Thoát hoan sai Trình Bằng Phi và Ta Tru đem kỵ binh đi hộ tống. Nhưng cầu đường đã bị quân ta phá hủy nên đội kỵ binh của Trình Bằng Phi tiến rất khó khăn.
Khi đến chợ Đông Triều, không sang sông được, bọn chúng đành quay trở lại. Vì cầu đường đã bị phá và biết tin quân ta đang chờ chặn đánh bọn chúng, nên Trình Bằng Phi không dám trở về theo con đường cũ; đang đêm cưỡng bức các hương lão đã bị chúng bắt, đưa đường khác trở về Vạn Kiếp ngày Đinh Hợi 3 tháng 3 (4/4/1288) để còn kịp rút lui cùng với Thoát Hoan.
Đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đánh nhau liên tục mấy tháng vừa về Vạn Kiếp nay lại phải ra đi, quả gặp rất nhiều khó khăn. Quân sĩ đã mỏi mệt, còn bọn tướng chỉ huy thì run sợ lo lắng. Chúng miễn cưỡng tiến hành cuộc rút quân đường thủy là việc mà chúng hoàn toàn không muốn.
Trong khi đó, quân ta đã đón đợi chúng trên đường đi. Nhiều trận tập kích đã xảy ra “Giao chiến ngày này sang ngày khác”. Vì không có quân hộ tống, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến vô cùng chậm chạp.
Bấy giờ, ở sông Bạch Đằng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã bố trí một trận địa phục kích lớn. Hưng Đạo Vương đã cho đóng những cọc gỗ xuống lòng sông. Bên trên bãi cọc phủ cỏ để ngụy trang.
Việc đẵn gỗ làm cọc và đóng cọc trên sông đã được chuẩn bị từ trước, có lẽ là vào lúc quân Trần quay về hoạt động ở vùng Trúc Động, An Bang trong tháng 2 âm lịch (4/3-1/4/1288) và sau ngày Ô Mã Nhi cướp phá trại Yên Hưng (19 tháng 2 âm lịch, 22/3/1288). Nhân dân hai bên sông đã góp sức với quân sĩ trong việc chuẩn bị bãi cọc ở Bạch Đằng.
Khi được tin binh thuyền của quân Nguyên rút lui, Hưng Đạo Vương đã cho quân phục kích ở hai bên bờ sông Bạch Đằng chờ giặc đến. Hẳn Hưng Đạo Vương đã cho bộ binh mai phục trong vùng núi đá vôi Tràng Kênh (Thủy Nguyên) và vùng rừng rậm rạp ở tả ngạn sông Bạch Đằng (Yên Hưng), còn thủy quân thì ẩn trong các con sông hai bên dòng Bạch Đằng như sông Giá, sông Thải, sông Điền Công.
Sáng sớm ngày 8 tháng 3 (9/4/1288), đoàn thuyền của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp tiến đến sông Bạch Đằng. Bấy giờ nước triều lên cao, che lấp những dãy cọc đóng trong lòng sông.
Quân Trần đem thuyền ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp dẫn binh thuyền đuổi theo. Nước triều xuống thấp, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi xô phải cọc, dồn cả lại. Nhiều chiếc bị vỡ và bị đắm.
Trong khi đó, phục binh của ta ở hai bên bờ đổ ra đánh vào sườn và phía sau đoàn thuyền địch. Nguyễn Khoái cũng đem quân dũng nghĩa Thành Dực giao chiến với giặc. Tiếp đó, hai vua Trần và Hưng Đạo Vương cũng dẫn đại quân đến. Một trận kịch chiến ác liệt xảy ra trên sông Bạch Đằng.
“Bấy giờ: Muôn dặm thuyền bè, tinh kỳ phấp phới/ Sáu quân oai hùng, gươm dao sáng chói/ Sống mái chưa phân, Bắc Nam lũy đối/ Trời đất rung rinh chừ sắp tan/ Nhật nguyệt u ám chừ mờ tối…”
Trương Hán Siêu, người môn khách của Hưng Đạo Vương đã viết như vậy trong bài Phú Sông Bạch Đằng của mình. Dẫu là sáng tác văn học, qua những dòng trên, chúng ta ít nhiều thấy lại cái không khí chiến trận và cái dũng tráng của quân ta trước đây bảy thế kỷ.
Ô Mã Nhi Bạt Đô, tên tướng Mông Cổ mang danh hiệu “dũng sĩ” ấy, không thể nào chống cự nổi trước sức tấn công mãnh liệt của quân ta. Tuy Phàn Tiếp đã cố gắng “chiếm lấy núi cao làm ứng”, tình thế vẫn không thể xoay chuyển khác được. Dưới trận mưa tên của quân ta, thủy binh giặc chết rất nhiều. Máu giặc đỏ ngầu cả khúc sông.
Nước triều rút gấp, thuyền giặc vướng cọc bị phá hủy càng nhiều. Đến chiều, toàn bộ quân tướng của Ô Mã Nhi bị tiêu diệt. Viên vạn hộ thủy quân Trương Ngọc tử trận. Phàn Tiếp bị thương, nhảy xuống sông, quân ta lấy câu liêm móc lên, bắt sống. Tên tướng chỉ huy thủy quân giặc là Ô Mã Nhi cũng bị bắt.
Ngoài ra, rất nhiều tướng lĩnh khác bị bắt, trong số đó có viên đại quý tộc Mông Cổ Si-rê-ghi (Tích-lệ-cơ) và viên quan giữ văn thư đi theo Ô Mã Nhi là Lý Thiên Hựu. Thủy quân giặc bị giết, chết đuối và bị bắt vô số. Hơn bốn trăm thuyền giặc lọt vào tay quân ta.
Trong khi toàn bộ đội binh thuyền của giặc tan tác trên sông Bạch Đằng thì cánh quân bộ của Thoát Hoan cũng đang khốn đốn trên đường chạy trốn khỏi biên giới Đại Việt”. Ngày Tân Mão 7/3 (8/4/1288) Thoát Hoan nhằm hướng Lạng Sơn rút lui. Trên tất cả các con đường giặc đi qua đều bị quân dân Đại Việt chặn đánh, quân Nguyên phải liều chết mở đường máu mới thoát được về Côn Linh… bọn giặc bị chết và bị thương rất nhiều. Viên tướng A Ba Tri bị trúng tên độc rồi chết.
Sử thần thời Lê Ngô Thì Sỹ bàn trong sách Đại Việt sử ký toàn thư về trận đánh trên sông Bạch Đằng: “Ngô Tiên chủ phá tan quân của Lưu Hoằng Thao; Trần Hưng Đạo bắt sống Ô Mã Nhi đều trên sông Bạch Đằng, đều là những võ công lớn của nước nhà. Tiếng tăm của các vị hào kiệt cùng với cảnh đẹp của núi sông nghìn đời vẫn còn như thế.
Trương Hán Siêu làm bài phú trên sông Bạch Đằng có câu: “Triết chiến trầm sa, khô cốt doanh khâu”. Nghĩa là: “Giáo gãy chìm trong cát, xương khô chất đầy gò”. Lại có câu: “Duy thử giang chi đại tiệp, do đại vương chi tặc nhàn” (Để có thắng lớn ở sông này, là do đại vương liệu tính giặc đã quen).
Ngẫm kỹ ý của lời văn đã mô tả được sự lụi bại của quân Hán, quân Hồ, thật là thảm thiết. Đương khi Hoàng Thao đem hàng trăm vạn lâu thuyền xuống phương Nam, cha là Nghiễm ở gần làm thanh thế viện trợ bảo là chỉ đánh một hồi trống có thể được vừa ý.
Ô Mã Nhi là tên đầu sỏ trong đám chó dê, gióng trống ra biển tự cho là không ai làm được mình. Rốt cuộc đều bị chết trên những chiếc cọc. Dấu vết tanh hôi của Hán và Hồ chảy cùng dòng nước. Còn sông núi nước ta, sách trời đã định cho dù người Bắc cậy vào trí lực mà lấy được cũng không thể có mãi mãi được. Chỉ tự chuốc lấy chết mà thôi, tham lam dụng binh có làm gì được đâu”.
Ngày 17/3 (18/4/1288) thượng hoàng và vua Trần Nhân Tông về phủ Long Hưng, đem bọn tù nhân Ô Mã Nhi, Si - Rê - Ghi, Sầm Đoạn, Nguyên soái Điền cùng nhiều tên Vạn Hộ, Thiên Hộ khác làm lễ hiến tiệc ở Lăng Vua Trần Thái Tông (Thái Đường Lăng - nay là xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Trước lăng mộ của tiền nhân, ngựa đá bị lấm bùn, Vua Trần Nhân Tông cảm xúc đọc 2 câu thơ bất hủ: “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã/ Sơn hà thiên cổ điện kim âu”. (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá/ Non sông ngàn thổ vững âu vàng)
Đặng Hùng (Hội Sử học Việt Nam)
Bình luận