Bắc Kinh tuyên bố đang cho thử nghiệm một trong những máy phát điện nổi trên biển lớn nhất của nước này.
Dự kiến loại trạm phát điện này sẽ đưa đến các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông trong tương lai gần.
Như vậy, sau hàng loạt động thái xây dựng bồi đắp đảo trái phép ở Biển Đông, bất chấp phản ứng của các nước trong khu vực và quốc tế, giờ đây Trung Quốc lại tiếp tục toan tính đưa nguồn điện tiếp tế cho những căn cứ quân sự mà nước này đã ngang nhiên dựng lên ở các đảo mà họ chiếm đóng của nước khác.
Tăng cường tham vọng đòi chủ quyền biển
Báo South China Morning Post cho biết máy phát điện nổi này cũng là một trong những chiếc máy cùng loại lớn nhất trên thế giới, với khả năng phát điện có thể hơn 200 kilowatts (kw).
Trạm phát điện này đang được thử nghiệm ở ngoài khơi khu khai thác phát triển Vạn Sơn, gần thành phố Chu Hải (tỉnh Quảng Đông). Trạm có kích cỡ bằng nửa sân bóng đá, được thiết kế có chức năng chuyển những chuyển động của sóng biển thành nguồn điện, có khả năng hoạt động cả trong điều kiện thời tiết biển lặng hoặc có siêu bão.
Khi có bão, trạm phát điện sẽ tự động chìm một phần và chỉ chừa lại một phần nhỏ bề mặt nhô lên khỏi mặt biển nhằm tránh hư hại. Công trình này không dùng neo để đậu cố định nên nó có thể trôi tự do khi có sóng lớn, giảm thiểu thiệt hại.
Một chuyên gia Trung Quốc giấu tên cho biết kế hoạch này nhằm mục tiêu giảm bớt “mối đe dọa thiếu điện cung cấp cho hệ thống radar của Trung Quốc” ở khu vực này. Các trạm phát điện khổng lồ này là một trong những công cụ nhằm giúp Trung Quốc tăng cường tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Sẽ phát triển hàng loạt trạm phát điện nổi?
Giới chuyên gia thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc, nơi phát triển dự án cho biết nước này đang có kế hoạch xây dựng hàng loạt trạm năng lượng nổi tương tự (trạm năng lượng dùng sóng biển) để phát điện ở gần các đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Những chuyên gia trên còn cho biết thêm vì đã xây dựng các công trình dân sự và quân sự "trái phép" ở Biển Đông nên một trong những vấn đề mà Bắc Kinh đang tính toán nhiều nhất và phải giải quyết cho bằng được là đảm bảo đủ điện để hệ thống radar quân sự ở khu vực này hoạt động liên tục.
“Các radar quân sự đang trong tình trạng đói năng lượng nên cần phải cung cấp điện toàn thời gian cho khu vực này. Việc đưa nhiên liệu đến các đảo ở xa tốn nhiều tiền và thời gian. Tàu bè cũng có thể dễ dàng bị ảnh hưởng do thời tiết xấu và những nước không mấy thân thiện ở xung quanh” - một chuyên gia Trung Quốc trong nhóm lập dự án này cho biết.
Song, giáo sư trường đại học khoa học kỹ thuật điện tử Tây An Lý Minh nghi ngờ công trình này không đủ công suất để cung cấp cho hệ thống radar quân sự. Mặc khác, chi phí vận hành trạm phát điện nổi này cũng là một vấn đề.
Vị giáo sư này lý giải một trạm phát điện dùng năng lượng sóng biển cần nhiều máy phát điện để hình thành dòng điện với công suất cao nhất nên cần rất nhiều tiền. Song, trạm phát điện nổi đang được thử nghiệm ở Vạn Sơn chỉ được đầu tư với chi phí khoảng 20 triệu nhân dân tệ (3,13 triệu USD) là chưa đủ.
“Một hệ thống radar cảnh báo hiện nay của Trung Quốc tiêu thụ mức điện năng trên 200kw, liệu trạm phát điện nổi này có đủ lực để cung cấp điện năng như họ nói hay không”- ông Lý nhấn mạnh.
Hiện nay, các máy phát điện dạng nổi của Mỹ và Úc có khả năng phát khoản 150 kw. Cho đến nay, mẫu trạm phát điện dùng năng lượng sóng biển lớn nhất đang hoạt động ở Bồ Đào Nha, có công suất đạt 750 kw.
Nguồn: Tuổi Trẻ
Dự kiến loại trạm phát điện này sẽ đưa đến các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông trong tương lai gần.
Như vậy, sau hàng loạt động thái xây dựng bồi đắp đảo trái phép ở Biển Đông, bất chấp phản ứng của các nước trong khu vực và quốc tế, giờ đây Trung Quốc lại tiếp tục toan tính đưa nguồn điện tiếp tế cho những căn cứ quân sự mà nước này đã ngang nhiên dựng lên ở các đảo mà họ chiếm đóng của nước khác.
Trạm phát điện nổi của Trung Quốc được thử nghiệm ngoài khơi khu khai thác phát triển Vạn Sơn, Quảng Đông |
Báo South China Morning Post cho biết máy phát điện nổi này cũng là một trong những chiếc máy cùng loại lớn nhất trên thế giới, với khả năng phát điện có thể hơn 200 kilowatts (kw).
Trạm phát điện này đang được thử nghiệm ở ngoài khơi khu khai thác phát triển Vạn Sơn, gần thành phố Chu Hải (tỉnh Quảng Đông). Trạm có kích cỡ bằng nửa sân bóng đá, được thiết kế có chức năng chuyển những chuyển động của sóng biển thành nguồn điện, có khả năng hoạt động cả trong điều kiện thời tiết biển lặng hoặc có siêu bão.
Khi có bão, trạm phát điện sẽ tự động chìm một phần và chỉ chừa lại một phần nhỏ bề mặt nhô lên khỏi mặt biển nhằm tránh hư hại. Công trình này không dùng neo để đậu cố định nên nó có thể trôi tự do khi có sóng lớn, giảm thiểu thiệt hại.
Một chuyên gia Trung Quốc giấu tên cho biết kế hoạch này nhằm mục tiêu giảm bớt “mối đe dọa thiếu điện cung cấp cho hệ thống radar của Trung Quốc” ở khu vực này. Các trạm phát điện khổng lồ này là một trong những công cụ nhằm giúp Trung Quốc tăng cường tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Sẽ phát triển hàng loạt trạm phát điện nổi?
Giới chuyên gia thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc, nơi phát triển dự án cho biết nước này đang có kế hoạch xây dựng hàng loạt trạm năng lượng nổi tương tự (trạm năng lượng dùng sóng biển) để phát điện ở gần các đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Những chuyên gia trên còn cho biết thêm vì đã xây dựng các công trình dân sự và quân sự "trái phép" ở Biển Đông nên một trong những vấn đề mà Bắc Kinh đang tính toán nhiều nhất và phải giải quyết cho bằng được là đảm bảo đủ điện để hệ thống radar quân sự ở khu vực này hoạt động liên tục.
“Các radar quân sự đang trong tình trạng đói năng lượng nên cần phải cung cấp điện toàn thời gian cho khu vực này. Việc đưa nhiên liệu đến các đảo ở xa tốn nhiều tiền và thời gian. Tàu bè cũng có thể dễ dàng bị ảnh hưởng do thời tiết xấu và những nước không mấy thân thiện ở xung quanh” - một chuyên gia Trung Quốc trong nhóm lập dự án này cho biết.
Song, giáo sư trường đại học khoa học kỹ thuật điện tử Tây An Lý Minh nghi ngờ công trình này không đủ công suất để cung cấp cho hệ thống radar quân sự. Mặc khác, chi phí vận hành trạm phát điện nổi này cũng là một vấn đề.
Vị giáo sư này lý giải một trạm phát điện dùng năng lượng sóng biển cần nhiều máy phát điện để hình thành dòng điện với công suất cao nhất nên cần rất nhiều tiền. Song, trạm phát điện nổi đang được thử nghiệm ở Vạn Sơn chỉ được đầu tư với chi phí khoảng 20 triệu nhân dân tệ (3,13 triệu USD) là chưa đủ.
“Một hệ thống radar cảnh báo hiện nay của Trung Quốc tiêu thụ mức điện năng trên 200kw, liệu trạm phát điện nổi này có đủ lực để cung cấp điện năng như họ nói hay không”- ông Lý nhấn mạnh.
Hiện nay, các máy phát điện dạng nổi của Mỹ và Úc có khả năng phát khoản 150 kw. Cho đến nay, mẫu trạm phát điện dùng năng lượng sóng biển lớn nhất đang hoạt động ở Bồ Đào Nha, có công suất đạt 750 kw.
Nguồn: Tuổi Trẻ
Bình luận