Mối nguy này có tên gọi là 2015BN509, rộng 200m, dài 400m. Nó đã ngang qua Trái đất vào tuần vừa qua với tốc độ 70.811km/h. Ở khoảng cách tiếp giáp Trái đất gần nhất, thiên thạch này chỉ cách chúng ta một khoảng gấp 14 lần khoảng cách Mặt trăng và Trái đất.
2015BN509 được kính thiên văn vô tuyến khổng lồ thuộc Trạm nghiên cứu Arecibo, Puerto Rico phát hiện.
Tiến sĩ Edgard Rivera-Valentin - một nhà khoa học chuyên nghiên cứu các hành tinh trong vũ trụ thuộc Hiệp hội Nghiên cứu không gian của các trường Đại học - cho hay: “Thiên thạch có hình hạt đậu vì thực chất đây là sao đôi dính liền. Cứ 6 thiên thạch thì có một thiên thạch là sao đôi dính liền”.
Trạm nghiên cứu Arecibo không chỉ giúp chúng ta phán đoán được thiên thạch nào có khả năng lao vào Trái đất mà còn giúp chúng ta xác định được đặc điểm của chúng: kích thước, hình dạng, tình trạng xoay, cấu trúc và địa chất ở bề mặt. Những dữ liệu từ Arecibo có thể được dùng để lên kế hoạch đối phó với những vật thể gần Trái đất (NEOs).
Mỗi năm có khoảng gần 1.500 NEOs được nhận diện và NASA có thể nhận diện tới 90% các NEOs có kích thước lớn hơn 1km.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ đang lên kế hoạch xây dựng một trạm quan sát không gian bằng hồng ngoại (NEOCam) để phát hiện thêm nhiều NEO nữa.
Bình luận