Rất nhiều người tiêu dùng lo lắng về chất lượng trái cây Thái Lan cũng như khâu kiểm duyệt loại hàng hóa này khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Sau thông tin trái cây Thái được Văn phòng Quốc gia về sản phẩm nông nghiệp và tiêu chuẩn thực phẩm của nước này dán nhãn “Q”, dấu chứng nhận về chất lượng, nhưng dư lượng chất độc hại vẫn vượt quá tiêu chuẩn cho phép, rất nhiều người tiêu dùng lo lắng về khâu kiểm duyệt đầu vào với trái cây, rau của Thái tại Việt Nam.
Anh Hoàng, một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu trái cây ở TP.HCM, cho biết đối với hàng hóa chính ngạch, ở lĩnh vực thực vật trách nhiệm quản lý thuộc về ngành bảo vệ thực vật.
Hạn ngạch (quota) nhập khẩu được cấp phép từ đầu năm, cấp cho cả năm. Số lượng hàng hóa nhập về được trừ dần cho đến hết quota. Khi hàng hóa về đến cảng (sân bay), cơ quan bảo vệ thực vật sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm định. "Hàng của chúng tôi chất lượng tốt nên đều qua hết, chưa khi nào bị vướng lại", anh Hoàng tự tin nói.
Dù vậy, anh cũng khuyến cáo Thái Lan rất giỏi trong việc trồng nghịch vụ. Trong khi trồng nghịch vụ thường phải sử dụng nhiều phân thuốc để xử lý cho cây ra hoa và phun thuốc phòng trừ dịch bệnh nên việc tồn dư hóa chất cũng là dễ xảy ra. "Ăn trái cây chính vụ vẫn tốt hơn. Tôi nghĩ trái cây có tồn dư hóa chất chủ yếu nằm ở nhóm sản phẩm trái cây nghịch vụ thôi", anh Hoàng nói.
Còn anh Dinh, một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hàng nông, thủy sản ở Hà Nội, cho biết thêm cơ quan chức năng chỉ kiểm tra đối với hàng chính ngạch, còn hàng tiểu ngạch thì... hầu như bỏ ngỏ mà hàng tiểu ngạch mới nhiều.
Để kiểm chứng thông tin này, chúng tôi dạo một vòng các cửa hàng bán trái cây Thái lớn tại TP.HCM và nhiều vựa trái cây ở các chợ đầu mối, đa phần đều thừa nhận hàng của họ là nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. "Hàng chính ngạch vào các phân khúc cao cấp nhà hàng, khách sạn, siêu thị… vì chi phí nhập khẩu chính ngạch khá cao", một người cho biết.
Kiểm soát bằng hàng rào kỹ thuật
GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, tỏ ra lo lắng vì theo ông đa phần trái cây Thái vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch khu vực biên giới với phía Campuchia. "Nền nông nghiệp của họ được tổ chức sản xuất tốt và bài bản hơn chúng ta. Tuy nhiên họ cũng phải sử dụng phân bón thuốc trừ sâu nên chuyện tồn dư trong sản phẩm cũng là điều dễ hiểu và khó tránh khỏi.
Bây giờ chỉ có cách là mình sử dụng hàng rào kỹ thuật để quản lý chất lượng. Tuy nhiên hàng rào kỹ thuật của mình hiện nay còn mỏng và chưa bài bản. Bộ phận kiểm dịch thực vật phía nam chủ yếu chỉ hoạt động ở các cửa khẩu khu vực TP.HCM.
Các nơi khác còn rất yếu", ông Bửu thừa nhận và cho rằng chúng ta phải làm sao quản lý được chất lượng của hàng tiểu ngạch, vì đây chính là con đường mà người ta đưa hàng hóa kém chất lượng vào Việt Nam.
“Đối với những thông tin cảnh báo đáng quan ngại như vậy từ các thị trường nhập khẩu thì ngành chức năng - kiểm dịch thực vật cần sớm có phản ứng phù hợp, tăng cường kiểm tra, cảnh báo người dân để trấn an dư luận”, ông Bửu nói.
PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế, ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho rằng đa số người tiêu dùng Việt Nam vẫn tin rằng trái cây nhập tốt và an toàn hơn trái cây nội, chất lượng trái cây Thái Lan tốt hơn Trung Quốc. “Đó là lý do tại sao thời gian gần đây kim ngạch nhập khẩu trái cây từ Thái Lan tăng mạnh.
Sắp tới khả năng trái cây Thái vào Việt Nam sẽ ngày càng nhiều hơn khi chúng ta và Thái Lan sống chung trong cộng đồng ASEAN. Vì vậy, trước thông tin về việc trái cây Thái Lan bị cảnh báo về sự thiếu an toàn ngay trên đất nước của họ là điều rất đáng để chúng ta lưu tâm”, ông Ngãi nói và đồng quan điểm phải bảo vệ người tiêu dùng bằng hàng rào kỹ thuật để chặn lại các sản phẩm không an toàn.
“Khi có những thông tin như vậy thì cần phải tăng cường kiểm định về chất lượng sản phẩm của họ. Mình phải làm một cách hết sức khoa học, trung thực và công bằng, công bố thông tin để người tiêu dùng biết và lựa chọn.
Khi người tiêu dùng có đủ thông tin, sự lựa chọn của họ cũng chính là cách hết sức tự nhiên để chúng ta loại bỏ các sản phẩm không an toàn. Việc kiểm định chất lượng sản phẩm không chỉ với hàng Trung Quốc hay Thái Lan mà tất cả các sản phẩm nhập khẩu từ các nước.
Một mặt, sản xuất trong nước cũng cần phải tổ chức lại, cung cấp cho thị trường các sản phẩm an toàn chất lượng để cạnh tranh với hàng ngoại, lấy lại niềm tin của người tiêu dùng”, ông Ngãi phân tích.
Nguồn: Thanhnien
Sau thông tin trái cây Thái được Văn phòng Quốc gia về sản phẩm nông nghiệp và tiêu chuẩn thực phẩm của nước này dán nhãn “Q”, dấu chứng nhận về chất lượng, nhưng dư lượng chất độc hại vẫn vượt quá tiêu chuẩn cho phép, rất nhiều người tiêu dùng lo lắng về khâu kiểm duyệt đầu vào với trái cây, rau của Thái tại Việt Nam.
Anh Hoàng, một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu trái cây ở TP.HCM, cho biết đối với hàng hóa chính ngạch, ở lĩnh vực thực vật trách nhiệm quản lý thuộc về ngành bảo vệ thực vật.
Hạn ngạch (quota) nhập khẩu được cấp phép từ đầu năm, cấp cho cả năm. Số lượng hàng hóa nhập về được trừ dần cho đến hết quota. Khi hàng hóa về đến cảng (sân bay), cơ quan bảo vệ thực vật sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm định. "Hàng của chúng tôi chất lượng tốt nên đều qua hết, chưa khi nào bị vướng lại", anh Hoàng tự tin nói.
Trái cây Thái đa phần nhập theo đường tiểu ngạch. |
Còn anh Dinh, một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hàng nông, thủy sản ở Hà Nội, cho biết thêm cơ quan chức năng chỉ kiểm tra đối với hàng chính ngạch, còn hàng tiểu ngạch thì... hầu như bỏ ngỏ mà hàng tiểu ngạch mới nhiều.
Để kiểm chứng thông tin này, chúng tôi dạo một vòng các cửa hàng bán trái cây Thái lớn tại TP.HCM và nhiều vựa trái cây ở các chợ đầu mối, đa phần đều thừa nhận hàng của họ là nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. "Hàng chính ngạch vào các phân khúc cao cấp nhà hàng, khách sạn, siêu thị… vì chi phí nhập khẩu chính ngạch khá cao", một người cho biết.
Kiểm soát bằng hàng rào kỹ thuật
GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam, tỏ ra lo lắng vì theo ông đa phần trái cây Thái vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch khu vực biên giới với phía Campuchia. "Nền nông nghiệp của họ được tổ chức sản xuất tốt và bài bản hơn chúng ta. Tuy nhiên họ cũng phải sử dụng phân bón thuốc trừ sâu nên chuyện tồn dư trong sản phẩm cũng là điều dễ hiểu và khó tránh khỏi.
Bây giờ chỉ có cách là mình sử dụng hàng rào kỹ thuật để quản lý chất lượng. Tuy nhiên hàng rào kỹ thuật của mình hiện nay còn mỏng và chưa bài bản. Bộ phận kiểm dịch thực vật phía nam chủ yếu chỉ hoạt động ở các cửa khẩu khu vực TP.HCM.
Các nơi khác còn rất yếu", ông Bửu thừa nhận và cho rằng chúng ta phải làm sao quản lý được chất lượng của hàng tiểu ngạch, vì đây chính là con đường mà người ta đưa hàng hóa kém chất lượng vào Việt Nam.
“Đối với những thông tin cảnh báo đáng quan ngại như vậy từ các thị trường nhập khẩu thì ngành chức năng - kiểm dịch thực vật cần sớm có phản ứng phù hợp, tăng cường kiểm tra, cảnh báo người dân để trấn an dư luận”, ông Bửu nói.
PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế, ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho rằng đa số người tiêu dùng Việt Nam vẫn tin rằng trái cây nhập tốt và an toàn hơn trái cây nội, chất lượng trái cây Thái Lan tốt hơn Trung Quốc. “Đó là lý do tại sao thời gian gần đây kim ngạch nhập khẩu trái cây từ Thái Lan tăng mạnh.
Sắp tới khả năng trái cây Thái vào Việt Nam sẽ ngày càng nhiều hơn khi chúng ta và Thái Lan sống chung trong cộng đồng ASEAN. Vì vậy, trước thông tin về việc trái cây Thái Lan bị cảnh báo về sự thiếu an toàn ngay trên đất nước của họ là điều rất đáng để chúng ta lưu tâm”, ông Ngãi nói và đồng quan điểm phải bảo vệ người tiêu dùng bằng hàng rào kỹ thuật để chặn lại các sản phẩm không an toàn.
“Khi có những thông tin như vậy thì cần phải tăng cường kiểm định về chất lượng sản phẩm của họ. Mình phải làm một cách hết sức khoa học, trung thực và công bằng, công bố thông tin để người tiêu dùng biết và lựa chọn.
Khi người tiêu dùng có đủ thông tin, sự lựa chọn của họ cũng chính là cách hết sức tự nhiên để chúng ta loại bỏ các sản phẩm không an toàn. Việc kiểm định chất lượng sản phẩm không chỉ với hàng Trung Quốc hay Thái Lan mà tất cả các sản phẩm nhập khẩu từ các nước.
Một mặt, sản xuất trong nước cũng cần phải tổ chức lại, cung cấp cho thị trường các sản phẩm an toàn chất lượng để cạnh tranh với hàng ngoại, lấy lại niềm tin của người tiêu dùng”, ông Ngãi phân tích.
Video: Dùng hóa chất ép chín trái cây
Nguồn: Thanhnien
Bình luận