Tất cả chúng ta đều có những ngày tồi tệ và tâm trạng thất thường - đó chỉ là bản chất của con người. Nhưng làm thế nào để bạn biết mình hoặc ai đó đã vượt qua ranh giới từ những cảm xúc bình thường hàng ngày trở thành cảm xúc hoàn toàn không ổn định? Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn phân biệt.
Những cơn giận dữ vô cớ
Ai cũng có lúc tức giận. Đó là chuyện bình thường và tự nhiên của mỗi con người. Tuy nhiên, cách bạn thể hiện sự tức giận của mình là chìa khóa cho các mối quan hệ lành mạnh. Vì vậy, nếu bạn dường như bộc phát cơn tức giận mà không có lý do rõ ràng (hoặc vì những điều nhỏ nhặt), thì đó là một dấu hiệu khá rõ ràng.
Khiến mọi thứ trở nên trầm trọng
Tất cả chúng ta đều phải trải qua những điều bất ngờ trong cuộc sống mà chúng ta không hề mong muốn. Đa số mọi người đều cố gắng đối phó với nó, hướng tới những sự thay đổi tích cực và tiếp tục cuộc sống của mình. Tuy nhiên, những người không ổn định về cảm xúc sẽ biến cuộc đời họ thành một vở kịch đau buồn không hồi kết.
Thay đổi tâm trạng liên tục
Tâm trạng của mọi người thay đổi là điều bình thường. Không ai có thể hạnh phúc 100% mọi lúc, mọi nơi. Nhưng phần lớn trường hợp, sự thay đổi trong tâm trạng là tương đối nhỏ. Nó thường phụ thuộc vào một yếu tố nào đó bên ngoài hoặc đôi khi là do chính họ gây ra, ít nhất họ đều có lý do. Nhưng một người không ổn định về cảm xúc có thể có tâm trạng bất ổn mà không điều gì có thể giải thích cho sự việc đó.
Giận dữ không thích hợp
Chúng ta tức giận một ai đó hầu hết là do những sự làm phiền không cần thiết, hoặc một lý do cá nhân nào đó. Đôi khi, việc hai người yêu nhau hay giận dỗi vô cớ là điều có ý nghĩa, bởi họ ở bên cạnh nhau quá nhiều, khiến những xích mích dễ dàng nảy sinh. Nhưng nếu bạn thường xuyên la hét với nhân viên phục vụ trong nhà hàng hoặc những người ngẫu nhiên khác, thì điều đó là một trong những dấu hiệu cần xem xét.
Thiếu sự đồng cảm
Đồng cảm là khả năng cảm nhận những gì người khác cảm thấy và nhìn mọi thứ từ hai quan điểm của người khác và của bản thân mình. Tuy nhiên, những người không ổn định về mặt cảm xúc thường không thể làm được điều này. Họ chỉ có thể nhìn nhận vấn đề theo góc nhìn của họ trong mọi tình huống.
Cố gắng “thắng”trong mọi việc
Họ dường như luôn tranh giành quyền lực với người khác. Ví dụ, nếu bạn bè đang có một ngày tồi tệ và muốn chia sẻ, thay vì an ủi, họ sẽ làm cho ngày đó trở nên tồi tệ hơn. Hoặc, nếu đang tranh cãi, họ sẽ luôn cố gắng để “thắng”. Đó không chỉ là dấu hiệu của một người không kiểm soát được cảm xúc, mà còn là dấu hiệu của một mối quan hệ không được tốt đẹp cho lắm.
Không có khả năng thừa nhận lỗi lầm
Những người không ổn định về mặt cảm xúc không thể thừa nhận khi họ sai. Thực tế, việc thừa nhận mình sai là một mối đe dọa đối với sức khỏe tâm lý của họ. Nó làm lung lay hình ảnh hoàn hảo của mình tưởng tượng ra trong đầu. Vì vậy, họ sẽ không bao giờ thừa nhận "thất bại", ngay cả khi họ nhận thức được rằng họ đã sai.
Tư tưởng mình là người có quyền lực
Họ nghĩ rằng họ xứng đáng với mọi thứ, và không cần phải cố gắng trong bất kì việc gì cả. Ví dụ: Họ yêu cầu ai đó làm một vài việc cho mình vì nghĩ rằng việc chỉ bảo là quyền của họ.
Xử lý vấn đề một cách phi lý trí
Cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ là để cả hai người trao đổi và đưa ra giải pháp chung. Tuy nhiên, những người không ổn định về cảm xúc không thể làm được điều này vì họ chỉ nhìn mọi thứ theo cảm tính, không logic và theo suy nghĩ của họ.
Không kìm nén được cảm xúc
Cường độ mà họ bộc lộ cảm xúc là vô cùng mãnh liệt. Họ không có xu hướng ôn hòa trong bất kỳ tương tác nào của mình. Điều này có thể tạo ra cảm giác khó chịu cho người giao tiếp với họ.
Đổ lỗi cho người khác
Những người không ổn định về cảm xúc không bao giờ nhìn vào gương và chịu trách nhiệm về hành động của họ. Thay vào đó, họ luôn chỉ tay vào người khác và đổ lỗi cho họ về mọi điều sai trái trong cuộc sống. Đôi khi, nếu không có ai để đổ lỗi, họ sẽ sử dụng khách quan để tránh bản thân mình ra.
Bình luận