• Zalo

TQ ồ ạt đánh cá Trường Sa, tướng Lê Văn Cương lên tiếng

Thế giớiThứ Hai, 06/05/2013 05:44:00 +07:00Google News

(VTC News) - Thiếu tướng Công an Lê Văn Cương lên tiếng việc Trung Quốc cho tàu ồ ạt ra Trường Sa của Việt Nam đánh bắt hải sản phi pháp.

(VTC News) - Thiếu tướng Công an Lê Văn Cương lên tiếng việc Trung Quốc cho tàu ồ ạt ra Trường Sa của Việt Nam đánh bắt hải sản phi pháp.

Theo trang tin tức Phương Đông, ngư dân Trung Quốc sử dụng nhiều phương thức đánh cá như giàn đèn, quăng lưới, câu, .v.v với mong muốn sẽ thu được số lượng hải sản lớn ở ngư trường dồi dào tài nguyên khoáng sản Trường Sa sau chuyến đi dài 40 ngày.

Tàu cá Trung Quốc đánh bắt ở Trường Sa của Việt Năm năm 2012 

Đội tàu đánh cá Đam Châu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) gồm 32 chiếc sáng nay xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh bắt đầu tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt hải sản. 

Đây là hành động mới nhất xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, tiếp theo một số hành động gần đây của Trung Quốc tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, như việc quan chức cao cấp Trung Quốc cắt băng khánh thành nhà sách Tân Hoa trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, tổ chức đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa và chuẩn bị tổ chức thi câu cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Thiếu tướng Lê Văn Cương - Ảnh: Tuổi Trẻ 
Mạng Tin tức Trung Quốc cho hay đây là đội tàu đánh cá quy mô lớn nhất của Trung Quốc đến hoạt động tại ngư trường Trường Sa từ đầu năm 2013 đến nay.

Theo nguồn tin, số tàu trên đều là tàu đánh cá cỡ lớn từ hơn 100 tấn trở lên, được lắp đặt thiết bị thông tin hiện đại, bảo đảm thông tin liên lạc với đất liền 24/24 giờ, trong đó có một tàu tiếp tế hậu cần tổng hợp trọng tải 4.000 tấn và một tàu vận tải trọng tải 1.500 tấn làm nhiệm vụ bảo đảm vật tư thiết yếu như dầu, nước ngọt, đá cây, thực phẩm; quản lý an toàn hoạt động sản xuất và hỗ trợ xử lý khẩn cấp cho đội tàu.

Cùng ngày, trao đổi với phóng viên VTC News về vấn đề này, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an nói:


Khu vực đánh bắt lần này của 32 tàu cá Trung Quốc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mà theo Công ước của Liệp hợp quốc về Luật biển 1982 thì rõ ràng Trung Quốc đã xâm phạm trắng trợn quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Bất cứ hành động đánh bắt hay thăm dò nào ở khu vực này mà chưa được sự cho phép của chính quyền Việt Nam thì đều đi trái ngược với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Và hành động đánh bắt trái phép mới nhất của 32 tàu cá Trung Quốc là hành động ngang nhiên chà đạp lên Hiến chương Liên Hợp Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế.

Giàn đèn đán bắt hải sản của ngư dân Trung Quốc năm 2012  
“Tôi tin sớm muộn gì Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng sẽ tuyên bố với hơn 90 triệu người Việt Nam trong và ngoài nước về hành động xâm lược chủ quyền Việt Nam của ngư dân Trung Quốc, đồng thời nhắc lại mong muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài, hữu nghị với Trung Quốc nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nói thêm.


Ngày 30/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các việc làm sai trái nêu trên, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

“Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Những việc làm trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, không tuân thủ Tuyên bố cấp cao giữa ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC và vi phạm DOC, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông,” người phát ngôn nói.

Đỗ Hường
Bình luận
vtcnews.vn