Sau khi đạt được bước đột phá về bản quyền sinh học, có vẻ như đàm phán Hiệp định TPP đã kết thúc và các quốc gia đang mong đợi kết quả được công bố trong chiều 5/10.
So với dự kiến ban đầu là kéo dài trong 2 ngày, 12 quốc gia tham dự đã đàm phán đến ngày thứ 5. Tuy nhiên, bù lại có rất nhiều điều khoản được thông qua thành công.
Trên trang Reuters thông tin, nút thắt lớn nhất tại cuộc đàm phán Hiệp định TPP là những bất đồng xung quanh vấn đề bản quyền bảo hộ thuốc sinh học giữa Mỹ và Úc - cuối cùng cũng đã được tháo gỡ vào thời điểm chiều tối ngày 4/10.
Hiện tại, phía đại diện của Mỹ đã sẵn sàng chấp nhận giảm từ 12 năm xuống còn 8 năm, tuy nhiên phần lớn các quốc gia trên thế giới chỉ duy trì thời gian bảo hộ trong 5 năm, đặc biệt là Úc.
Các bộ trưởng của các nước cũng đang kêu gọi Mỹ nhượng bộ về vấn đề này để đảm bảo TPP được ký kết trong ngày hôm nay, trong đó có Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akira Amari và bộ trưởng Thương mại Úc Andrew Robb.
Được biết Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cũng đã trực tiếp thảo luận với nhau qua điện thoại để đưa ra thống nhất cuối cùng đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên.
Dư luận cho rằng việc bảo hộ bản quyền thuốc quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng giá thuốc tăng cao đối với người tiêu dùng ở các quốc gia TPP và khiến cho người nghèo sẽ khó tiếp cận được với những chương trình y tế công cộng.
Bộ trưởng Nhật Akira Amari cho biết trên trang AFP rằng, các bên đã đạt được một thỏa thuận chung. “Chúng tôi đang chuẩn bị để công bố thỏa thuận TPP trong chiều nay (ngày 4-10 giờ Mỹ ở Atlanta)”, Bộ trưởng Amari khẳng định.
Hiện tại các chi tiết cuối cùng của bản thỏa thuận về bản quyền thuốc sinh học chỉ còn chờ phản hồi từ phía các nước Chile và Peru.
Còn trong ngày 3/10, Nhật Bản và Mỹ cũng đã đạt được thỏa thuận chung về các nguyên tắc mở cửa thị trường và giảm hàng rào phi thuế quan với ô tô và phụ tùng ô tô, ngoài ra còn có Canada và Mexico.
Thỏa thuận được kỳ vọng giúp các hãng xe lớn của Mỹ được bảo hộ về thuế nhập khẩu trước làn sóng xe giá rẻ từ Thái Lan và nhiều nước khác tại khu vực châu Á.
Còn Nhật vẫn sẽ được lợi trong việc nhập khẩu phụ tùng từ các nước ngoài TPP như Trung Quốc với giá rẻ để lắp ráp và xuất khẩu sang Mỹ, với điều kiện chỉ cần 45% linh kiện được sản xuất trong nội khối là sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
Bất đồng sâu sắc kéo dài từ các cuộc đàm phán lần trước là về thị trường các sản phẩm bơ sữa giữa Mỹ, Canada và New Zealand cũng đã được giải quyết. Mỹ muốn mở cửa thị trường các sản phẩm từ sữa, trong khi Canada lại muốn hạn chế nhập khẩu các mặt hàng bơ sữa để tăng thu nhập của nông dân nước này.
Các nhà nhập khẩu nội khối đã đàm phán để có được thị phần nhiều hơn 10% ở Canada, đặc biệt là New Zealand, quốc gia sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa lớn nhất thế giới hiện nay.
Cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng của Hiệp đinh TPP lần này diễn ra trong sự quyết tâm đi tới một bản ký kết cuối cùng, chính thức đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử kinh tế thế giới của cả 12 quốc gia thành viên.
Cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương được tổ chức tại Atlanta, bắt đầu từ ngày 30/9, dự kiến kết thúc 1/10 nhưng để giải quyết các bất đồng, các nhà đàm phán đã thảo luận liên tục, thậm chí là thông đêm và kéo dài tới tận cuối ngày 4/10, tức sáng ngày 5/10 theo giờ Việt Nam.
Khánh TrânSo với dự kiến ban đầu là kéo dài trong 2 ngày, 12 quốc gia tham dự đã đàm phán đến ngày thứ 5. Tuy nhiên, bù lại có rất nhiều điều khoản được thông qua thành công.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Akira Amari trả lời phỏng vấn |
Hiện tại, phía đại diện của Mỹ đã sẵn sàng chấp nhận giảm từ 12 năm xuống còn 8 năm, tuy nhiên phần lớn các quốc gia trên thế giới chỉ duy trì thời gian bảo hộ trong 5 năm, đặc biệt là Úc.
Các bộ trưởng của các nước cũng đang kêu gọi Mỹ nhượng bộ về vấn đề này để đảm bảo TPP được ký kết trong ngày hôm nay, trong đó có Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akira Amari và bộ trưởng Thương mại Úc Andrew Robb.
Được biết Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cũng đã trực tiếp thảo luận với nhau qua điện thoại để đưa ra thống nhất cuối cùng đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên.
Dư luận cho rằng việc bảo hộ bản quyền thuốc quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng giá thuốc tăng cao đối với người tiêu dùng ở các quốc gia TPP và khiến cho người nghèo sẽ khó tiếp cận được với những chương trình y tế công cộng.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP sắp đi tới hồi kết tốt đẹp |
Bộ trưởng Nhật Akira Amari cho biết trên trang AFP rằng, các bên đã đạt được một thỏa thuận chung. “Chúng tôi đang chuẩn bị để công bố thỏa thuận TPP trong chiều nay (ngày 4-10 giờ Mỹ ở Atlanta)”, Bộ trưởng Amari khẳng định.
Hiện tại các chi tiết cuối cùng của bản thỏa thuận về bản quyền thuốc sinh học chỉ còn chờ phản hồi từ phía các nước Chile và Peru.
Còn trong ngày 3/10, Nhật Bản và Mỹ cũng đã đạt được thỏa thuận chung về các nguyên tắc mở cửa thị trường và giảm hàng rào phi thuế quan với ô tô và phụ tùng ô tô, ngoài ra còn có Canada và Mexico.
Thỏa thuận được kỳ vọng giúp các hãng xe lớn của Mỹ được bảo hộ về thuế nhập khẩu trước làn sóng xe giá rẻ từ Thái Lan và nhiều nước khác tại khu vực châu Á.
Còn Nhật vẫn sẽ được lợi trong việc nhập khẩu phụ tùng từ các nước ngoài TPP như Trung Quốc với giá rẻ để lắp ráp và xuất khẩu sang Mỹ, với điều kiện chỉ cần 45% linh kiện được sản xuất trong nội khối là sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
Bất đồng sâu sắc kéo dài từ các cuộc đàm phán lần trước là về thị trường các sản phẩm bơ sữa giữa Mỹ, Canada và New Zealand cũng đã được giải quyết. Mỹ muốn mở cửa thị trường các sản phẩm từ sữa, trong khi Canada lại muốn hạn chế nhập khẩu các mặt hàng bơ sữa để tăng thu nhập của nông dân nước này.
Các nhà nhập khẩu nội khối đã đàm phán để có được thị phần nhiều hơn 10% ở Canada, đặc biệt là New Zealand, quốc gia sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa lớn nhất thế giới hiện nay.
Cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng của Hiệp đinh TPP lần này diễn ra trong sự quyết tâm đi tới một bản ký kết cuối cùng, chính thức đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử kinh tế thế giới của cả 12 quốc gia thành viên.
Cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương được tổ chức tại Atlanta, bắt đầu từ ngày 30/9, dự kiến kết thúc 1/10 nhưng để giải quyết các bất đồng, các nhà đàm phán đã thảo luận liên tục, thậm chí là thông đêm và kéo dài tới tận cuối ngày 4/10, tức sáng ngày 5/10 theo giờ Việt Nam.
Bình luận