Đây là thay đổi căn bản trong quy định tuyển sinh liên thông ĐH chính quy tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 55 quy định về đào tạo liên thông.
Quy định tuyển sinh liên thông mà Bộ GD-ĐT dự kiến áp dụng ngay cho mùa tuyển sinh 2015 sẽ khác hoàn toàn với Thông tư 55 được triển khai hơn hai năm qua.
Dự thảo đã không còn phân biệt hai loại đối tượng thí sinh, không còn yêu cầu hai phương thức tuyển sinh riêng biệt giữa thí sinh thi liên thông ĐH, CĐ đã tốt nghiệp trình độ đào tạo trước đó dưới 36 tháng hay trên 36 tháng.
Thí sinh tốt nghiệp dưới 36 tháng không phải chịu điều kiện xét tuyển chung như thí sinh là học sinh THPT có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ như trước đây.
Như vậy, thí sinh vừa tốt nghiệp trung cấp, CĐ nghề, CĐ có thể thi liên thông ngay lên CĐ, ĐH bằng kỳ thi do nhà trường quyết định, chứ không phải bắt buộc dự kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển như tuyển sinh chính quy.
Trong khi trước đó, Thông tư 55 ban hành tháng 12/2012 cho phép người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ 36 tháng trở lên kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ, ĐH được thi liên thông theo kỳ thi của từng trường tự tổ chức.
Song với đối tượng tốt nghiệp dưới 36 tháng muốn liên thông lên ĐH, CĐ phải dự thi tuyển theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ GD-ĐT tổ chức hàng năm.
Theo thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, với các trường ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT dự kiến cho phép các trường được chủ động chọn lựa phương thức tuyển sinh liên thông: tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc kết hợp cả hai phương thức này.
Nếu lựa chọn hình thức thi tuyển, trường được tự ra đề thi và tổ chức thi tuyển bằng các môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề. Nhà trường có trách nhiệm thông báo công khai trong thông báo tuyển sinh của trường.
Với phương thức này, trường xây dựng và ban hành Quy chế tuyển sinh liên thông. Quy chế của trường không được trái với Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy đối với liên thông chính quy và Quy chế tuyển sinh hệ vừa làm vừa học đối với liên thông vừa làm vừa học. Còn nếu lựa chọn phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia của thí sinh dự thi tại các cụm thi do trường ĐH chủ trì, trường phải công bố tổ hợp các môn xét tuyển vào các ngành tương ứng.
Trường cũng sẽ không được xét tuyển những thí sinh có kết quả thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Ngoài ra, Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 55 cũng đưa ra quy định khống chế chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chặt chẽ hơn so với quy định trước đó với chỉ tiêu được xác định theo từng ngành đào tạo trong khi quy định trước đây chỉ yêu cầu chỉ tiêu liên thông tối đa 20% chỉ tiêu chung toàn trường và phân chỉ tiêu theo ngành là do trường quyết định.
Đặc biệt đối với các ngành về khoa học sức khỏe, dự thảo thông tư yêu cầu chỉ tiêu liên thông phải thấp hơn mức chỉ tiêu chung các ngành khác với tỉ lệ áp dụng không vượt quá 15% chỉ tiêu ĐH chính quy của ngành này trong từng trường. Cùng với việc công bố dự thảo, Bộ GD-ĐT đề nghị các trường ĐH, CĐ cho ý kiến về nội dung sửa đổi và “vì thời gian gấp” nên thời hạn tiếp nhận ý kiến sẽ kết thúc trước
Nguồn: Ngọc Hà/Tuổi trẻ
Quy định tuyển sinh liên thông mà Bộ GD-ĐT dự kiến áp dụng ngay cho mùa tuyển sinh 2015 sẽ khác hoàn toàn với Thông tư 55 được triển khai hơn hai năm qua.
Dự thảo đã không còn phân biệt hai loại đối tượng thí sinh, không còn yêu cầu hai phương thức tuyển sinh riêng biệt giữa thí sinh thi liên thông ĐH, CĐ đã tốt nghiệp trình độ đào tạo trước đó dưới 36 tháng hay trên 36 tháng.
Thí sinh tốt nghiệp dưới 36 tháng không phải chịu điều kiện xét tuyển chung như thí sinh là học sinh THPT có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ như trước đây.
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM hệ cao đẳng liên thông lên đại học trước giờ thi |
Trong khi trước đó, Thông tư 55 ban hành tháng 12/2012 cho phép người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, CĐ 36 tháng trở lên kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ, ĐH được thi liên thông theo kỳ thi của từng trường tự tổ chức.
Song với đối tượng tốt nghiệp dưới 36 tháng muốn liên thông lên ĐH, CĐ phải dự thi tuyển theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ GD-ĐT tổ chức hàng năm.
Theo thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, với các trường ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT dự kiến cho phép các trường được chủ động chọn lựa phương thức tuyển sinh liên thông: tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc kết hợp cả hai phương thức này.
Nếu lựa chọn hình thức thi tuyển, trường được tự ra đề thi và tổ chức thi tuyển bằng các môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề. Nhà trường có trách nhiệm thông báo công khai trong thông báo tuyển sinh của trường.
Với phương thức này, trường xây dựng và ban hành Quy chế tuyển sinh liên thông. Quy chế của trường không được trái với Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy đối với liên thông chính quy và Quy chế tuyển sinh hệ vừa làm vừa học đối với liên thông vừa làm vừa học. Còn nếu lựa chọn phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia của thí sinh dự thi tại các cụm thi do trường ĐH chủ trì, trường phải công bố tổ hợp các môn xét tuyển vào các ngành tương ứng.
Trường cũng sẽ không được xét tuyển những thí sinh có kết quả thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Ngoài ra, Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 55 cũng đưa ra quy định khống chế chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chặt chẽ hơn so với quy định trước đó với chỉ tiêu được xác định theo từng ngành đào tạo trong khi quy định trước đây chỉ yêu cầu chỉ tiêu liên thông tối đa 20% chỉ tiêu chung toàn trường và phân chỉ tiêu theo ngành là do trường quyết định.
Đặc biệt đối với các ngành về khoa học sức khỏe, dự thảo thông tư yêu cầu chỉ tiêu liên thông phải thấp hơn mức chỉ tiêu chung các ngành khác với tỉ lệ áp dụng không vượt quá 15% chỉ tiêu ĐH chính quy của ngành này trong từng trường. Cùng với việc công bố dự thảo, Bộ GD-ĐT đề nghị các trường ĐH, CĐ cho ý kiến về nội dung sửa đổi và “vì thời gian gấp” nên thời hạn tiếp nhận ý kiến sẽ kết thúc trước
Nguồn: Ngọc Hà/Tuổi trẻ
Bình luận