Theo Tổng thư ký Stoltenberg, xung đột ở Ukraine đang trở thành một “cuộc chiến tranh tiêu hao”, đồng thời cảnh báo phương Tây không nên đánh giá thấp lợi thế hỏa lực của Nga, RT ngày 24/2 đưa tin.
Ông Stoltenberg nói thêm rằng các phương Tây đang đẩy mạnh việc sản xuất đạn dược nhưng chừng đó là không đủ để đáp ứng nhu cầu của Ukraine hiện tại.
Tuyên bố trên được Tổng thư ký NATO bên thềm Hội nghị An ninh Munich (Đức) vừa qua. Ông Stoltenberg cũng thừa nhận Nga đang làm tốt hậu cần cho chiến dịch quân sự đặc biệt khi không ngừng gia tăng binh sĩ lẫn đạn dược ra mặt trận.
Ông Stoltenberg nói thêm mức tiêu thụ đạn dược của Ukraine “cao hơn tổng sản lượng của NATO và nhấn mạnh rằng tình trạng này không thể kéo dài mãi như vậy”.
“Cho đến nay, kho dự trữ của chúng tôi đã cạn kiệt, nhưng đến một lúc nào đó chúng tôi cần sản xuất thêm đạn dược”, Tổng thư ký NATO nói.
Mặc dù Ukraine vừa nhận được gói viện trợ vũ khí hàng tỷ USD từ phương Tây, bao gồm 1,5 triệu quả đạn pháo từ Mỹ, nhưng cho đến nay Nga vẫn là bên nắm giữ lợi thế về hỏa lực trên chiến trường.
Hiện tại quân đội Ukraine đang bắn khoảng 5.000 đến 6.000 quả đạn pháo mỗi ngày, trong khi đó con số này ở phía Nga là từ 5.000 đến 60.000 quả tùy vào nhịp độ chiến trường.
Ông Stoltenberg nhiều lần kêu gọi các thành viên NATO tăng cường sản xuất đạn dược để thu hẹp khoảng cách, cũng như các nhà lãnh đạo phương Tây khác.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu Josep Borrell cho biết, những quốc gia ủng hộ Ukraine cần nhanh chóng giải quyết tình trạng thiếu hụt đạn dược hiện tại. Ông nhấn mạnh rằng nếu muốn Kiev giành được lợi thế nào trên chiến trường trong những tuần tới.
Kể từ mùa thu năm ngoái, cuộc xung đột ở Ukraine đã chuyển sang thành cuộc chiến tranh tiêu hao. Điều này đặt ra những yêu cầu mới về hậu cần.
Trong khi Tổng thư ký Stoltenberg luôn tỏ ra rất rõ ràng về sự cần thiết phải tăng cường sản xuất vũ khí, ông lại mơ hồ về việc liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo muốn cuộc xung đột kết thúc như thế nào. Ông nói với trong cuộc trả lời phỏng vấn trên rằng "không ai biết cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào và khi nào" và rằng nó "có thể" sẽ được giải quyết tại bàn đàm phán.
Ông Stoltenberg nói NATO cho phép Ukraine xác định "chiến thắng" thế nào, nhưng sẽ không trực tiếp nói ông tán thành mục tiêu đã nêu của Kiev là giành lại bán đảo Crimea, vùng lãnh thổ đã sáp nhập Nga từ năm 2014.
Bình luận