Bao nhiêu âm mưu nham hiểm và liều lĩnh nhằm lật đổ người hùng bậc nhất châu Mỹ Latinh này đều đã thất bại trong suốt 10 năm qua.
Bàn tay của gián điệp?
Thông tin về các ca hóa trị mà ông Chavez đã trải qua trên "hòn đảo tự do" được tiếp nhận theo những cách khác nhau ở chính Venezuela.
Những người ủng hộ ông cảm thấy xót xa và lo lắng cho tương lai đất nước trong tiến trình phát triển theo đường lối Bolivar mà ông Chavez đang kiên trì tiến hành. Còn những kẻ thuộc phe đối lập cực đoan lại có vẻ như hí hửng.
Bao nhiêu âm mưu nham hiểm và liều lĩnh nhằm lật đổ người hùng bậc nhất châu Mỹ Latinh này đều đã thất bại trong suốt 10 năm qua và thế lực của ông Chavez dù trong bất cứ tình huống nào cũng vẫn ở vị trí cân bằng.
Thông tin về các ca hóa trị mà ông Chavez đã trải qua trên "hòn đảo tự do" được tiếp nhận theo những cách khác nhau ở chính Venezuela.
Những người ủng hộ ông cảm thấy xót xa và lo lắng cho tương lai đất nước trong tiến trình phát triển theo đường lối Bolivar mà ông Chavez đang kiên trì tiến hành. Còn những kẻ thuộc phe đối lập cực đoan lại có vẻ như hí hửng.
Bao nhiêu âm mưu nham hiểm và liều lĩnh nhằm lật đổ người hùng bậc nhất châu Mỹ Latinh này đều đã thất bại trong suốt 10 năm qua và thế lực của ông Chavez dù trong bất cứ tình huống nào cũng vẫn ở vị trí cân bằng.
Tổng thống Hugo Chavez |
Giờ đây, theo tính toán của phe đối lập, căn bệnh ung thư xem ra có thể trở thành một vũ khí hiểm độc để loại ông Chavez ra khỏi chính trường đất nước.
Trong hàng ngũ đối thủ của ông Chavez cũng có những kẻ dứt khoát không chịu tin Tổng thống Venezuela đang mang trọng bệnh mà cứ quả quyết rằng đó chỉ là một bước đi tinh quái của hai anh em nhà lãnh đạo Cuba Fidel và Raul Castro để "duy trì chỉ số tín nhiệm của người đồng minh chiến lược" trước kỳ bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra vào năm 2012.
Theo họ, kịch bản khá đơn giản: những thông báo đầy lo lắng về hiện trạng sức khỏe của ông Chavez tới một thời điểm hữu lợi nào đó trên phương diện chính trị sẽ được thay thế bằng những tin tức mừng rỡ về "sự lành bệnh diệu kỳ".
Khi đó, tác động tập hợp đội ngũ đối với công chúng sẽ chắc ăn trăm phần trăm: Tổng thống lại thêm một lần vượt lên trên định mệnh để tiếp tục sứ mệnh cứu thế của mình!
Hai con gái bên giường bệnh ông Chavez |
Giả thuyết giàu tính tưởng tượng này của phe đối lập đang bị lấn át bởi một giả thuyết khác do chính những người ủng hộ ông Chavez đưa ra: căn bệnh ung thư hiện nay của Tổng thống Venezuela là do các cơ quan an ninh Israel và Mỹ gây nên.
Trong một bài viết của nhà báo Oswaldo Leal công bố trên trang web aporrea.org của Venezuela với nhan đề "Chavez, ông bị đầu độc phải không? Đó đúng là virus từ phòng thí nghiệm?" công bố ngày 1/7/2011, đã khẳng định rằng, tình báo đối phương đã chọc thủng được đội ngũ bảo vệ Tổng thống và sử dụng công nghệ mới được điều khiển từ xa hoặc một thứ gì đó tương tự từ kho vũ khí giết người theo đơn đặt hàng để mưu sát ông.
Nhà báo Leal đã nêu ra tên họ của một số chính trị, đã bị chết đúng vào những thời điểm hữu lợi cho kẻ thù của họ: lãnh tụ Palestine, Yasser Arafat; Tổng thống Argentina trong giai đoạn từ tháng 5/2003 tới tháng 10-2007, Nestor Kirchner cũng như William Lara, Thống đốc bang Guarico, một chiến hữu và đồng minh của chính ông Chavez, từng được nhiều nhà quan sát coi là người kế nhiệm tiềm tàng nhất trong trường hợp Tổng thống Venezuela rời khỏi chính trường…
Bài báo trên cũng không quên nhắc tới căn bệnh ung thư của Tổng thống Paraguay, Fernando Lugo, người đang rất cố gắng tăng khoảng cách với các "cố vấn" từ Mỹ tới trong chính sách đối nội và đối ngoại.
Trong suốt một thời gian dài sau khi bất ngờ lâm trọng bệnh, ông Lugo đã phải trở thành đối tượng của nhiều ca hóa trị mệt mỏi ở Brazil nên cực kỳ khó khăn trong việc điều hành quốc sự hàng ngày.
Chính vì thế nên quyền chèo lái con thuyền quốc gia trong giai đoạn đó đã bị lọt vào tay Phó Tổng thống Paraguay, một gương mặt "tình thương mến thương" đối với Washington…
Trong đại bộ phận các chính trị gia kể trên, sự tự nhiên trong lý do dẫn tới cái chết của họ, như trọng bệnh, tình huống không may, tai nạn máy bay… đều có thể gợi lên những mối hoài nghi mơ hồ nào đó nhưng lại không thể trở thành cơ sở để đưa ra những lời buộc tội chắc chắn.
Tống thống Hugo Chavez: Người hùng kiên định |
Đề phòng sự cố
Một số nhà quan sát đã nhận thấy rằng, trong những ngày mà ông Chavez do trọng bệnh nên không thể trực tiếp điều hành quốc sự (giai đoạn ông phải chạy hóa trị và những khoảng thời gian sát sau đó), ở Venezuela vẫn duy trì được tình hình ổn định và sự yên tĩnh ít ra là nhìn từ bên ngoài.
Những bài học của nền dân chủ theo kiểu Bolivar, truyền thống tuân thủ các tiêu chí của hiến pháp đã được xây dựng, hoạt động của nhà nước trong khuôn khổ pháp luật, tất cả những yếu tố này lúc đầu cũng làm "tức khí" các phần tử cực đoan cánh hữu, những kẻ đang rắp tâm phục thù về chính trị của nền Cộng hòa thứ tư và cả "đạo quân thứ năm". Nhưng sự đụng đậy của các lực lượng này không kéo dài được lâu.
Đề cập tới căn bệnh mà ông Chavez đang mắc phải, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng của phe đối lập đều hành xử tương đối giống nhau và đều tung ra khẩu hiệu yêu cầu ông phải "trở về Venezuela ngay lập tức" để thực thi chức trách của một Tổng thống, bởi "đất nước không thể thiếu người lãnh đạo trong một thời gian dài".
Ông Hugo Chavez và cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro là bạn bè - Ảnh: Telegraph |
Sau chiến dịch dai dẳng kéo dài nhiều năm với khẩu hiệu "Chavez, rời đi ngay!" (Chavez fuera!) thì sự thay đổi thái độ đột ngột sang hướng khác này cũng vẫn chỉ có nghĩa, nếu không hoàn toàn thực thi được phận sự thì cũng nên thôi.
Đối với phe đối lập ở Venezuela, việc cụ thể ai sẽ là nhân vật lên thay ông Chavez hoàn toàn không có ý nghĩa gì lớn trong thời điểm hiện nay.
Điều quan trọng đối với họ hiện nay là bằng mọi cách để thoát khỏi ông Chavez. Vì thế họ đã tung ra đủ điều kinh dị về hiện trạng sức khỏe của ông.
Thế nhưng, ông Chavez quả không hổ danh một người hùng của châu Mỹ Latinh. Thực hiện đúng nguyên tắc luôn cần nói ra sự thật với nhân dân dù nó có cay nghiệt đến mấy, sau khi trở về thủ đô Caracas, Tổng thống Venezuela đã không buồn che giấu trọng bệnh mà mình đang mắc và các chi tiết của các ca hóa trị mà ông đã phải trải qua cũng như triển vọng của việc chạy chữa.
Và cũng chính vì thế ông đã đánh bạt được những tin đồn về "giai đoạn cuối" trong căn bệnh của ông mà kẻ thù đã thêu dệt.
Tổng thống Venezuela đã lên phát biểu trên truyền hình không chỉ một lần và bày tỏ sự minh mẫn, tự chủ cao độ: "Tôi đã may mắn vì khi căn bệnh ở cấp độ nguy cơ cao thì tôi lại đang ở Cuba và với sự giúp đỡ của những chuyên gia y tế giỏi nhất của Cuba, tôi đã vượt qua được trọng bệnh".
Sự tích cực của ông Chavez sau khi trở về nước ngày 4/7/2011 không thể không khiến người ta phải cảm phục.
Ông đã chủ trì cuộc họp làm việc của nội các, gặp gỡ ban lãnh đạo Đảng Xã hội Thống nhất (PSUV), kêu gọi đấu tranh loại trừ tệ quan liêu, chủ nghĩa hình thức và tệ nạn bè phái chính trị. Rồi ông tới thăm Học viện Quân sự, gặp gỡ với các học viên, những người chiến sĩ tương lai bảo vệ những thành quả xã hội đã đạt được…
Theo chỉ đạo của Tổng thống đã tiến hành Đại hội đại biểu của "Các nhóm Bolivar". Thành viên của tổ chức này sẽ phải soạn thảo một chương trình tư tưởng mạch lạc nhất. Tổng thống cũng thực hiện hàng loạt những thay đổi trong bộ máy lãnh đạo quân sự và an ninh.
Những sĩ quan cao cấp từng không chỉ một lần bộc lộ lòng trung thành với ông Chavez được đưa vào những vị trí then chốt. Ông Chavez đã giao quyền chỉ huy Cơ quan an ninh của Tổng thống (Casa Militar) cho tướng Ornella Ferreira và tới cảm ơn tất cả những cán bộ của cơ quan này (mà ông biết rõ tên từng người một) vì sự tận tụy và xả thân của họ cho sự nghiệp chung.
Rõ ràng là, Tổng thống Venezuela trước khi đi Cuba để chữa bệnh đã lắng nghe lời cảnh báo của đồng đội về nguy cơ có thể xảy ra đảo chính trong thời gian ông đi vắng từ phía các nghị sĩ cánh hữu trong quốc hội và phe đối lập cực đoan. Cẩn tắc vô áy náy!
Vài giờ trước khi lên đường sang Cuba ngày 16/7/2011, ông Chavez cũng đã phê chuẩn kế hoạch đầu tư hạ tầng cơ sở đường bộ, một dự án khẩn cấp nhằm tăng 800 MW cho mạng lưới điện quốc gia với sự giúp đỡ của Trung Quốc, quyết định tăng ngân sách giai đoạn 2011-2012 cho quốc hội và một số bộ ngành khác…
Từ trước khi trở lại Cuba chữa bệnh hôm 10/12/2012, ông Chavez đã chủ động tiến cử người phó của mình là Maduro điều hành đất nước "trong trường hợp xấu nhất xảy ra." |
Lạc quan mãi mãi
Theo sự ủy quyền của Tổng thống Venezuela, Phó Tổng thống Eliás Jaua trong thời gian ông Chavez ở La Habana để tiếp tục chữa bệnh, được quyền ban hành các sắc lệnh liên quan tới ngân sách cấp Bộ, bổ nhiệm các thứ trưởng và lãnh đạo các cơ quan trực thuộc chính phủ, cùng những chức năng điều hành thường nhật khác.
Bộ trưởng Tài chính Jorge Giordani, được thay mặt chính phủ đưa ra các quyết định liên quan tới điều hành thuế và tài chính, như việc miễn giảm thuế giá trị gia tăng hoặc giảm thuế cho các công trình mang tính chiến lược cho phát triển quốc gia…
Trước đó, tại phiên họp làm việc của nội các Venezuela, ông Chavez đã bác bỏ lời kêu gọi trao hết quyền cho cấp dưới mà phe đối lập đã nêu ra. Tổng thống Venezuela nhấn mạnh: "Hãy tin ở tôi, trong trường hợp suy giảm năng lực (thể chất và trí tuệ) của tôi trong việc điều hành đất nước, tôi sẽ là người đầu tiên tuyên bố sẵn sàng thực hiện những điều quy định tương ứng trong hiến pháp".
Theo đúng luật pháp Venezuela, ông Chavez có quyền sử dụng tối đa là 180 ngày cho những việc cá nhân bất thường nhất. Tất nhiên, ở thời điểm hiện nay, Tổng thống Venezuela không hề dự tính sẽ vắng mặt lâu đến thế. Tại Cuba, ông Chavez dự định sẽ lại trải qua một ca hóa trị nữa.
Ông tuyên bố: "Tôi tin chắc rằng giai đoạn điều trị thứ hai này sẽ cho phép tiếp tục quá trình phục hồi sức khỏe của tôi. Tôi muốn sống cho nhân dân mình, cho các con và các cháu của tôi, sống cho chính bản thân mình nữa!"
TheoMai Lương/An ninh thế giới
Bình luận