(VTC News) - Trở thành nỗi khiếp đảm của đông đảo binh lính Đức Quốc xã nhưng con đường binh nghiệp của nữ xạ thủ Pavlichenko lại vô cùng ngắn ngủi.
Giải ngũ
Sau khi nổi tiếng toàn Liên Xô về khả năng bắn bách phát bách trúng, Pavlichenko bất ngờ bị thương do trúng phải đạn cối tháng 6/1942, giữa lúc cuộc Thế chiến II đang bước vào giai đoạn căng thẳng nhất.
Lúc này, huyền thoại bắn tỉa không còn là một binh sĩ tầm thường nữa. Bà đã trở thành một biểu tượng mang tính quốc gia. Chính vì thế, cấp trên quyết định rút bà về hậu phương nhằm chuẩn bị cho những kế hoạch sau này.
Không trực tiếp cầm súng đánh giặc, niềm tự hào của Bila Tserkva được giao nhiệm vụ tham gia công tác tuyển chọn cũng như đào tạo những tay súng kế thừa.
Nên biết, bắn tỉa trong Thế chiến II đã được nâng lên mức “nghệ thuật”. Đó là chiến thuật tối thượng nhằm tiêu diệt nhuệ khí chiến đấu của đối phương mà không cần tiêu tốn quá nhiều sinh lực. Do đó, trách nhiệm của huyền thoại bắn tỉa là phải đào tạo ra càng nhiều những người cầm súng như bà càng tốt.
Không có con số thống kê chính thức về số lượng học viên được Pavlichenko trực tiếp giảng dạy, huấn luyện. Thế hệ sau chỉ ước tính rằng, bà đã giúp Hồng quân Liên Xô có thêm hàng chục nghìn tay súng mới.
Cũng trong năm 1942, Pavlichenko được phong tặng danh hiệu Anh hùng quân đội. Bà giải ngũ với quân hàm thiếu tá. Một năm sau, bà được Chủ tịch Liên bang Xô viết Mikhail Kalinin trao tặng Huân chương Lenin.
Hòa bình lập lại, Pavlichenko trở lại Đại học Kiev hoàn thành nốt khoa Sử, trước khi trở thành nhà sử học và xuất bản nhiều sách báo. Từ năm 1945 đến 1953, bà làm việc tại Bộ tư lệnh Hải quân Liên Xô và hoạt động trong Hội cựu chiến binh Xô viết.
Gặp gỡ Tổng thống Mỹ
Không chỉ tham gia vào những hoạt động quân sự sau khi xuất ngũ, Pavlichenko còn rất tích cực hoàn thành sứ mệnh mới trên mặt trận ngoại giao. Tháng 9/1942, bà có mặt trong phái đoàn quân sự Liên Xô sang thăm Mỹ, Canada và Anh. Nhiệm vụ của bà rất rõ ràng: kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ trong cuộc chiến với Phát xít, mà theo dự định của Joseph Stalin (lãnh đạo Liên bang Xô Viết) là nhằm giảm bớt áp lực đối với Hồng quân.
Bà là công dân Xô viết đầu tiên được Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt tiếp kiến tại Nhà Trắng và trở thành bạn thân của đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt. Sau đó, đệ nhất phu nhân Mỹ, mời Pavlichenko tham gia một chuyến du hành xuyên Mỹ, chia sẻ với người dân Mỹ về những trải nghiệm của một phụ nữ tham gia chiến trường và bà đã vui vẻ nhận lời.
Tại xứ cờ hoa, bà tổ chức rất nhiều buổi nói chuyện về kinh nghiệm chiến đấu, những yếu tố làm tên tuổi huyền thoại của bà trong Thế chiến II. Một loạt kỹ năng liên quan sống đã được bà chia sẻ như: phương thức ẩn nấp, các phương án đối phó và di chuyển tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách thích hợp và thoái lui.
Những tâm sự về cuộc đời một xạ thủ giấu mặt của bà được hoan nghênh nhiệt liệt, đặc biệt là những thông tin để có phát bắn chính xác "một viên, một địch", hay các tính toán tới hướng gió, độ ẩm không khí, nhiệt độ môi trường, và hướng di chuyển của mục tiêu.
Bên cạnh đó, câu chuyện về cuộc đời của chính Pavlichenko, về tuổi thanh xuân cùng sự phá hủy của quân Đức với quê hương bà khiến hàng nghìn người nghe diễn thuyết xúc động. Nước Mỹ cảm thấy phải có trách nhiệm với cuộc chiến chống Phát xít ở châu Âu.
Cũng trong thời gian này, hình ảnh của bà xuất hiện trong bài hát “Miss Pavlichenko” được ca sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng Woodie Guthrie sáng tác, đã xuất hiện trên sân khấu Mỹ trong vở kịch “War Heroes” (Chiến binh kiêu hùng) công chiếu vào năm 1943.
15 năm sau chuyến viếng thăm này (năm 1957), phu nhân Eleanor Roosevelt sang thăm Liên Xô. Chuyến đi của bà gặp nhiều hạn chế do Chiến tranh Lạnh đang diễn ra nhưng cựu phu nhân của Tổng thống Roosevelt vẫn khăng khăng muốn thực hiện điều mong muốn là hội ngộ cùng người bạn cũ Lyudmila Pavlichenko.
Eleanor Roosevelt được toại nguyện. Bà gặp lại cố nhân, khi đó đang sống trong một căn hộ hai phòng ở Mátxcơva. Cả hai trò chuyện thân thiết và cùng ôn lại những câu chuyện về mùa hè đáng nhớ tại nước Mỹ 15 năm trước đó.
Pavlichenko mất ngày 27/10/1974 khi mới 58 tuổi và được an táng tại nghĩa trang Nododevichy, Matxcơva với đầy đủ nghi thức dành cho một anh hùng.
Phan Nguyên
Giải ngũ
Sau khi nổi tiếng toàn Liên Xô về khả năng bắn bách phát bách trúng, Pavlichenko bất ngờ bị thương do trúng phải đạn cối tháng 6/1942, giữa lúc cuộc Thế chiến II đang bước vào giai đoạn căng thẳng nhất.
Pavlichenko được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô năm 1943 |
Không trực tiếp cầm súng đánh giặc, niềm tự hào của Bila Tserkva được giao nhiệm vụ tham gia công tác tuyển chọn cũng như đào tạo những tay súng kế thừa.
Nên biết, bắn tỉa trong Thế chiến II đã được nâng lên mức “nghệ thuật”. Đó là chiến thuật tối thượng nhằm tiêu diệt nhuệ khí chiến đấu của đối phương mà không cần tiêu tốn quá nhiều sinh lực. Do đó, trách nhiệm của huyền thoại bắn tỉa là phải đào tạo ra càng nhiều những người cầm súng như bà càng tốt.
Không có con số thống kê chính thức về số lượng học viên được Pavlichenko trực tiếp giảng dạy, huấn luyện. Thế hệ sau chỉ ước tính rằng, bà đã giúp Hồng quân Liên Xô có thêm hàng chục nghìn tay súng mới.
Cũng trong năm 1942, Pavlichenko được phong tặng danh hiệu Anh hùng quân đội. Bà giải ngũ với quân hàm thiếu tá. Một năm sau, bà được Chủ tịch Liên bang Xô viết Mikhail Kalinin trao tặng Huân chương Lenin.
Hòa bình lập lại, Pavlichenko trở lại Đại học Kiev hoàn thành nốt khoa Sử, trước khi trở thành nhà sử học và xuất bản nhiều sách báo. Từ năm 1945 đến 1953, bà làm việc tại Bộ tư lệnh Hải quân Liên Xô và hoạt động trong Hội cựu chiến binh Xô viết.
Pavlichenko là công dân Xô viết đầu tiên được Tổng thống Mỹ Roosevelt tiếp kiến tại Nhà Trắng |
Không chỉ tham gia vào những hoạt động quân sự sau khi xuất ngũ, Pavlichenko còn rất tích cực hoàn thành sứ mệnh mới trên mặt trận ngoại giao. Tháng 9/1942, bà có mặt trong phái đoàn quân sự Liên Xô sang thăm Mỹ, Canada và Anh. Nhiệm vụ của bà rất rõ ràng: kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ trong cuộc chiến với Phát xít, mà theo dự định của Joseph Stalin (lãnh đạo Liên bang Xô Viết) là nhằm giảm bớt áp lực đối với Hồng quân.
Bà là công dân Xô viết đầu tiên được Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt tiếp kiến tại Nhà Trắng và trở thành bạn thân của đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt. Sau đó, đệ nhất phu nhân Mỹ, mời Pavlichenko tham gia một chuyến du hành xuyên Mỹ, chia sẻ với người dân Mỹ về những trải nghiệm của một phụ nữ tham gia chiến trường và bà đã vui vẻ nhận lời.
Tại xứ cờ hoa, bà tổ chức rất nhiều buổi nói chuyện về kinh nghiệm chiến đấu, những yếu tố làm tên tuổi huyền thoại của bà trong Thế chiến II. Một loạt kỹ năng liên quan sống đã được bà chia sẻ như: phương thức ẩn nấp, các phương án đối phó và di chuyển tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách thích hợp và thoái lui.
Những tâm sự về cuộc đời một xạ thủ giấu mặt của bà được hoan nghênh nhiệt liệt, đặc biệt là những thông tin để có phát bắn chính xác "một viên, một địch", hay các tính toán tới hướng gió, độ ẩm không khí, nhiệt độ môi trường, và hướng di chuyển của mục tiêu.
Bên cạnh đó, câu chuyện về cuộc đời của chính Pavlichenko, về tuổi thanh xuân cùng sự phá hủy của quân Đức với quê hương bà khiến hàng nghìn người nghe diễn thuyết xúc động. Nước Mỹ cảm thấy phải có trách nhiệm với cuộc chiến chống Phát xít ở châu Âu.
Cũng trong thời gian này, hình ảnh của bà xuất hiện trong bài hát “Miss Pavlichenko” được ca sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng Woodie Guthrie sáng tác, đã xuất hiện trên sân khấu Mỹ trong vở kịch “War Heroes” (Chiến binh kiêu hùng) công chiếu vào năm 1943.
15 năm sau chuyến viếng thăm này (năm 1957), phu nhân Eleanor Roosevelt sang thăm Liên Xô. Chuyến đi của bà gặp nhiều hạn chế do Chiến tranh Lạnh đang diễn ra nhưng cựu phu nhân của Tổng thống Roosevelt vẫn khăng khăng muốn thực hiện điều mong muốn là hội ngộ cùng người bạn cũ Lyudmila Pavlichenko.
Eleanor Roosevelt được toại nguyện. Bà gặp lại cố nhân, khi đó đang sống trong một căn hộ hai phòng ở Mátxcơva. Cả hai trò chuyện thân thiết và cùng ôn lại những câu chuyện về mùa hè đáng nhớ tại nước Mỹ 15 năm trước đó.
Pavlichenko mất ngày 27/10/1974 khi mới 58 tuổi và được an táng tại nghĩa trang Nododevichy, Matxcơva với đầy đủ nghi thức dành cho một anh hùng.
Phan Nguyên
Bình luận