Mấy hôm nay, cư dân trên đảo Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) ăn ngủ không yên do bị các “Tôn Ngộ Không” trên rừng tràn về đại náo...
Hàng trăm con khỉ từ trên núi không hiểu lý do gì đã chia bầy xuống khu dân cư quậy phá cây cối, vào nhà ăn vụng, chọc ghẹo từ trẻ con cho đến người già...
Hàng trăm con khỉ từ trên núi không hiểu lý do gì đã chia bầy xuống khu dân cư quậy phá cây cối, vào nhà ăn vụng, chọc ghẹo từ trẻ con cho đến người già...
Nghịch như… khỉ
Vừa đặt chân lên bến tàu ngay bãi Làng, tôi đã chạm mặt Trưởng trạm kiểm lâm Cù Lao Chàm - ông Nguyễn Văn Nam - cùng một kiểm lâm viên. Cả hai đang tất tả ngược xuôi ở mé rừng. Tôi hỏi: “Khỉ đâu?”, ông ngoắc tay: “Nó nấp cả bầy ngay trên kia, bọn tôi cũng đang tìm hiểu việc này đây”.
Ông Nam kể: Bỗng đâu bầy khỉ vốn ở yên trên rừng mấy ngày nay liên tục “tập kích” nhà dân. Chúng đi thành đàn nhỏ lẻ chừng mươi con, già trẻ, đực cái, to nhỏ đủ cả. Chúng cứ rình lúc sáng sớm, ban trưa khi mọi người ngủ, hoặc lúc không có ai ở nhà là phá phách.
Ngay cả trạm kiểm lâm cũng không ngoại lệ. Bọn khỉ thỉnh thoảng lại từ rừng mò xuống hòn đá mồ côi to nằm ngay trên trạm, nhảy nhót tưng bừng trên mái nhà, đập cửa sổ, chẳng ai nghỉ ngơi được với chúng. Còn nhà dân, chúng rình hễ không có ai ở trong nhà là vào quậy phá tưng bừng. “Người dân la làng quá trời, nên chúng tôi phải khảo sát tìm hiểu cụ thể tình hình đàn khỉ hiện ra sao, vì sao chúng lại bất ngờ xuống khu dân cư như vậy?” - ông Nam nói.
Theo chỉ dẫn của ông Nam, tôi vào khu dân cư dưới chân Hòn Lao đang trở thành “nạn nhân” của khỉ. Đó là “xóm xơri” với chừng mươi ngôi nhà quây quần quanh mấy cây xơri. May, vớ được ông Trần Xuân Hường - cũng là cán bộ kiểm lâm - vừa nghỉ hưu, ở lại trạm trực bảo vệ, nhà ở đây.
Vừa nghe nhắc đến khỉ, ông Hường liền tuôn một tràng dài “hạch tội”: “Cái bọn khỉ gió này, tôi ở một mình trên tầng 2 trong trạm. Chúng tưởng không có ai nên mò vào bốc cơm nguội. Tôi đuổi, chúng chạy ra nhảy lên hòn đá mồ côi, dọa lại tôi, nhảy tưng tưng kêu khọt khẹt. Đằng sau trạm có rẫy bà Níu, chúng xuống đào cả củ sắn lên ăn, trồng chi cũng bị chúng phá.
Không biết nước miếng khỉ có chất chi mà hễ chúng đã cắn lá, cắn ngọn cây rồi là cây không phát triển được nữa, trút lá rồi chết khô. Còn ở nhà, thỉnh thoảng lại bị chúng mò vào nhà lục lọi đồ đạc. Cũng bởi mấy cây xơri nhiều trái nên chúng rủ từng bầy có khi lên đến 20 con, có con to đến vài chục ký, xuống ăn thường xuyên. Chúng rất dạn dĩ, trong xóm nhiều người vừa xới cơm lên chưa kịp ăn, vừa quay đi là chúng lẻn vào bốc trộm cơm...”.
Cả xóm này ai cũng bị khỉ quậy. Bà Trần Thị Ngọc Liễu kể: “Nhà tui bị khỉ quậy nhiều nhất xóm ni. Mấy bữa đầu chúng xuống phá cây cối hoa màu, lục đồ ăn, giữ không xuể, tui còn dỗ chúng, thôi để trái cây chín tau cho. Nhưng rồi, chúng lại kéo nhau xuống, trưa, gặp lúc tôi đang cúng làm lễ khởi công cái quán, vừa quay vào nhà lấy quẹt đốt hương đèn, là chúng lẻn vào “bợ” ngay nải chuối, mấy đĩa xôi.
Mùng 1 vừa rồi, chúng “bợ” cả đồ cúng trên khóm thờ ngoài sân lẫn bàn thờ trong nhà. Có con khỉ mẹ bồng theo cả một khỉ con, đứng trên hòn đá tay ăn tay ẵm con, nhìn tức muốn chết. Nhà tui lớn bé bèn tổ chức rình, đuổi, chúng bất ngờ bỏ chạy, rớt lại con khỉ con, 2 đứa con tui bắt nuôi, được đôi bữa thì kiểm lâm xuống bảo thả về núi rồi”.
Khôn như khỉ
Gần trưa, giờ “hoàng đạo” của bọn khỉ nghịch ngợm quậy phá, tôi cùng anh cán bộ kiểm lâm rẽ hướng về núi Hòn Chồng. Suốt dọc con đường vừa là đường dân sinh vừa là đường quốc phòng, lởm chởm đá, bên này vực biển canô và du khách tắm biển nhởn nhơ, bên kia là núi rừng thi thoảng lại nghe tiếng đàn khỉ núp trong đám dây leo bụi rậm kêu khọt khẹt.
Trèo lên núi vào khu vực làm rẫy của người dân trên núi Hòn Chồng, chừng vài hécta, giờ bỏ hoang vì bị khỉ phá không giữ nổi. Cửa đóng then cài. Cây leo cỏ dại mặc sức buông tuồng trên những vạt rẫy vẫn còn nhiều cây ăn quả cổ thụ như khế, nhãn lồng và chuối, bắp... Toàn những thứ “khoái khẩu” của bầy khỉ, không sức nào giữ nổi chúng.
Tôi cố “rình mò” trong “đại bản doanh” của chúng để chụp ảnh “đích danh thủ phạm” hầu bạn đọc. Nhưng thật khó, đàn cháu chắt chút chít của “Tôn Ngộ Không” trên Cù Lao Chàm thoắt ẩn thoát hiện trong đám lá um tùm, chỉ thoáng nghe động tiếng người là đã nhảy tọt vào trong bụi rậm, chỉ còn nghe kêu khọt khẹt.
Trở lại “xóm xơri”, thẳng vào nhà ông Hường, bà Liễu, tôi nhờ đám con nít mua mấy nải chuối, rồi xúm nhau treo lủng lẳng trên mấy cành khế, xơri làm mồi nhử chúng về. Ai nấy “đi nhẹ, nói khẽ”, mỗi người một góc, suốt cả buổi trưa mai phục. Khi đám lá cây rừng xào xạc và gió đẩy tiếng khọt khẹt dần về hòn đá mồ côi ngay sau nhà bà Liễu, đàn gà táo tác bỏ chạy. Con khỉ đầu tiên thấp thoáng trên ngọn khế cao tít nhà ông Trần Văn Ngân - thôn đội trưởng - rồi phóng nhanh như chớp mất hút vào rừng. Hết.
Ông Hường, bà Liễu cả cười, bảo bọn khỉ đột này khôn lắm, chúng nghe hơi người lạ nên bỏ đi rồi. Chúng nhớ dai, thù vặt không khác chi con người(!). Bà Liễu bảo: “Vì nhà tui bắt con khỉ con, lũ trẻ đem chơi đùa mấy ngày rồi thả về rừng, mà chúng kéo nhau về quậy liên tục, làm đổ bể cả đồ đạc trên bàn thờ. Giờ hết cách, chẳng lẽ cả ngày ngồi giữ khỉ phá, tui thiếu điều lạy chúng tha cho mới xong”. Ông Hường kể: “Tôi đuổi nó miết, nên nó thù tôi, ở trạm kiểm lâm thì nó giật cửa sổ, nhảy trên mái nhà tưng tưng. Về nhà cũng vậy, có lần cả nhà đi vắng, chúng vào lục tung đồ đạc, quậy phá đã đời rồi còn... ị một bãi ngay cửa buồng ngủ”.
Theo những “nạn nhân” ở bãi Làng, đàn khỉ cũng “gây nhiều tội ác” theo kiểu... rất khỉ. Chúng biết nhổ sắn lấy củ, bẻ bắp lấy trái mà ăn. Chúng trộm cắp thành tính, biết bốc cơm bốc chè, mùng một, ngày rằm không còn cái khóm nào bên ngoài còn chuối cúng. Ông Hường nói: “Đàn bà, con nít mà đuổi chúng thì chúng chạy một đoạn nhảy lên đá mồ côi, hú hét, khoa tay múa chân giỡn mặt. Ai lấy đá ném chúng, chúng cũng lấy đá ném lại. Đúng là bọn bắt chước. Bà Diện già cả, ở nhà một mình, chúng vào ré lên hù dọa bà, rồi vào bếp mở nắp vung nồi, bốc cơm chạy ra hòn đá mồ côi ngồi ăn. Đúng là khôn ranh như khỉ”.
Sẽ rình bắt để… bôi sơn lên mặt
Ông Nguyễn Văn Nam - Trưởng trạm kiểm lâm Cù Lao Chàm - lý giải: Đàn khỉ ngày càng xuống gần khu dân cư, dạn dĩ và vào cả nhà dân phá phách là có nguyên nhân. Do Cù Lao Chàm nằm tách biệt với đất liền, giao thông không thuận lợi nên áp lực từ “lâm tặc” không lớn, đồng thời phong trào quản lý bảo vệ rừng được người dân và các đơn vị tuân thủ tốt, nên đàn khỉ ngày càng phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là phát triển du lịch, lượng du khách lớn, nên sinh cảnh tự nhiên bị ảnh hưởng.
Gần đây, việc chặn dòng các con suối để dồn nước về xây hồ chứa trên núi Hòn Lao làm giảm nguồn nước uống của đàn khỉ. Các nương rẫy vốn đã ít, nay lại bị bỏ hoang, người dân chuyển sang làm dịch vụ du lịch, nên thức ăn cho đàn khỉ cũng ít dần đi. Hiện nay, các loài cây quả dại như sim, mua đang ra hoa, chưa kết trái, nên khỉ càng thiếu thức ăn. Vì vậy, đàn khỉ có xu hướng tìm về khu dân cư để tìm nguồn thức ăn, nước uống.
“Khỉ ở đảo hầu hết là loài khỉ mặt tròn, không nằm trong danh mục quý hiếm, nhưng vẫn thuộc loài động vật hoang dã cần phải bảo vệ. Chúng tôi đã tuyên truyền, vận động người dân không bắt, giết khỉ và họ tuân thủ rất tốt. Gần đây, khi đàn khỉ xuất hiện nhiều, từng có những thương lái đến nhà dân đề nghị họ bắt khỉ bán với giá đến vài triệu đồng, nhưng người dân đều từ chối. Còn để đối phó với đàn khỉ, thì người dân chỉ có cách đẩy đuổi chúng vào rừng, chứ chúng tôi chưa tìm được phương án nào lâu dài ”.
Thực tế, người dân - nạn nhân của bầy khỉ “quậy” - cũng chỉ tỏ ra rất bực bội, tức giận, nhưng không hề có ý định giết chết bọn khỉ để “trả đũa”. Người dân ở “xóm xơri” cho biết, họ đã nghĩ ra một cách để “trả đũa” theo kiểu... “gậy ông đập lưng ông”: Sẽ rình bắt cho được một vài con khỉ, lấy sơn đỏ, quệt vẽ mặt mày nó cho thật gớm ghiếc vào, rồi thả nó vào rừng, bọn khỉ thấy gớm ghiếc quá họa chăng sẽ bỏ chạy vào rừng để mọi người yên thân.
Đến đây, tôi sực nhớ đến tấm biển chỉ đường đến chùa Hải Tạng trên núi Hòn Lao, khắc một con khỉ đứng nâng tấm biển chỉ đường, vừa hài hước vừa nhiều ý nghĩa. Nên chăng, lập một khu vực rừng trên đảo để vừa bảo tồn đàn khỉ, vừa làm du lịch, tránh nạn “khỉ phá”, lợi đôi ba đường?
Vừa đặt chân lên bến tàu ngay bãi Làng, tôi đã chạm mặt Trưởng trạm kiểm lâm Cù Lao Chàm - ông Nguyễn Văn Nam - cùng một kiểm lâm viên. Cả hai đang tất tả ngược xuôi ở mé rừng. Tôi hỏi: “Khỉ đâu?”, ông ngoắc tay: “Nó nấp cả bầy ngay trên kia, bọn tôi cũng đang tìm hiểu việc này đây”.
Ông Nam kể: Bỗng đâu bầy khỉ vốn ở yên trên rừng mấy ngày nay liên tục “tập kích” nhà dân. Chúng đi thành đàn nhỏ lẻ chừng mươi con, già trẻ, đực cái, to nhỏ đủ cả. Chúng cứ rình lúc sáng sớm, ban trưa khi mọi người ngủ, hoặc lúc không có ai ở nhà là phá phách.
Ngay cả trạm kiểm lâm cũng không ngoại lệ. Bọn khỉ thỉnh thoảng lại từ rừng mò xuống hòn đá mồ côi to nằm ngay trên trạm, nhảy nhót tưng bừng trên mái nhà, đập cửa sổ, chẳng ai nghỉ ngơi được với chúng. Còn nhà dân, chúng rình hễ không có ai ở trong nhà là vào quậy phá tưng bừng. “Người dân la làng quá trời, nên chúng tôi phải khảo sát tìm hiểu cụ thể tình hình đàn khỉ hiện ra sao, vì sao chúng lại bất ngờ xuống khu dân cư như vậy?” - ông Nam nói.
Một con khỉ leo trèo trong khu rẫy hoang. Ảnh: T.T.Thư |
Theo chỉ dẫn của ông Nam, tôi vào khu dân cư dưới chân Hòn Lao đang trở thành “nạn nhân” của khỉ. Đó là “xóm xơri” với chừng mươi ngôi nhà quây quần quanh mấy cây xơri. May, vớ được ông Trần Xuân Hường - cũng là cán bộ kiểm lâm - vừa nghỉ hưu, ở lại trạm trực bảo vệ, nhà ở đây.
Vừa nghe nhắc đến khỉ, ông Hường liền tuôn một tràng dài “hạch tội”: “Cái bọn khỉ gió này, tôi ở một mình trên tầng 2 trong trạm. Chúng tưởng không có ai nên mò vào bốc cơm nguội. Tôi đuổi, chúng chạy ra nhảy lên hòn đá mồ côi, dọa lại tôi, nhảy tưng tưng kêu khọt khẹt. Đằng sau trạm có rẫy bà Níu, chúng xuống đào cả củ sắn lên ăn, trồng chi cũng bị chúng phá.
Không biết nước miếng khỉ có chất chi mà hễ chúng đã cắn lá, cắn ngọn cây rồi là cây không phát triển được nữa, trút lá rồi chết khô. Còn ở nhà, thỉnh thoảng lại bị chúng mò vào nhà lục lọi đồ đạc. Cũng bởi mấy cây xơri nhiều trái nên chúng rủ từng bầy có khi lên đến 20 con, có con to đến vài chục ký, xuống ăn thường xuyên. Chúng rất dạn dĩ, trong xóm nhiều người vừa xới cơm lên chưa kịp ăn, vừa quay đi là chúng lẻn vào bốc trộm cơm...”.
Cả xóm này ai cũng bị khỉ quậy. Bà Trần Thị Ngọc Liễu kể: “Nhà tui bị khỉ quậy nhiều nhất xóm ni. Mấy bữa đầu chúng xuống phá cây cối hoa màu, lục đồ ăn, giữ không xuể, tui còn dỗ chúng, thôi để trái cây chín tau cho. Nhưng rồi, chúng lại kéo nhau xuống, trưa, gặp lúc tôi đang cúng làm lễ khởi công cái quán, vừa quay vào nhà lấy quẹt đốt hương đèn, là chúng lẻn vào “bợ” ngay nải chuối, mấy đĩa xôi.
Mùng 1 vừa rồi, chúng “bợ” cả đồ cúng trên khóm thờ ngoài sân lẫn bàn thờ trong nhà. Có con khỉ mẹ bồng theo cả một khỉ con, đứng trên hòn đá tay ăn tay ẵm con, nhìn tức muốn chết. Nhà tui lớn bé bèn tổ chức rình, đuổi, chúng bất ngờ bỏ chạy, rớt lại con khỉ con, 2 đứa con tui bắt nuôi, được đôi bữa thì kiểm lâm xuống bảo thả về núi rồi”.
Khôn như khỉ
Gần trưa, giờ “hoàng đạo” của bọn khỉ nghịch ngợm quậy phá, tôi cùng anh cán bộ kiểm lâm rẽ hướng về núi Hòn Chồng. Suốt dọc con đường vừa là đường dân sinh vừa là đường quốc phòng, lởm chởm đá, bên này vực biển canô và du khách tắm biển nhởn nhơ, bên kia là núi rừng thi thoảng lại nghe tiếng đàn khỉ núp trong đám dây leo bụi rậm kêu khọt khẹt.
Trèo lên núi vào khu vực làm rẫy của người dân trên núi Hòn Chồng, chừng vài hécta, giờ bỏ hoang vì bị khỉ phá không giữ nổi. Cửa đóng then cài. Cây leo cỏ dại mặc sức buông tuồng trên những vạt rẫy vẫn còn nhiều cây ăn quả cổ thụ như khế, nhãn lồng và chuối, bắp... Toàn những thứ “khoái khẩu” của bầy khỉ, không sức nào giữ nổi chúng.
Tôi cố “rình mò” trong “đại bản doanh” của chúng để chụp ảnh “đích danh thủ phạm” hầu bạn đọc. Nhưng thật khó, đàn cháu chắt chút chít của “Tôn Ngộ Không” trên Cù Lao Chàm thoắt ẩn thoát hiện trong đám lá um tùm, chỉ thoáng nghe động tiếng người là đã nhảy tọt vào trong bụi rậm, chỉ còn nghe kêu khọt khẹt.
Ông Trần Xuân Hường: “Chính vì vườn trái xơri này mà khỉ xuống quậy thường xuyên”. |
Trở lại “xóm xơri”, thẳng vào nhà ông Hường, bà Liễu, tôi nhờ đám con nít mua mấy nải chuối, rồi xúm nhau treo lủng lẳng trên mấy cành khế, xơri làm mồi nhử chúng về. Ai nấy “đi nhẹ, nói khẽ”, mỗi người một góc, suốt cả buổi trưa mai phục. Khi đám lá cây rừng xào xạc và gió đẩy tiếng khọt khẹt dần về hòn đá mồ côi ngay sau nhà bà Liễu, đàn gà táo tác bỏ chạy. Con khỉ đầu tiên thấp thoáng trên ngọn khế cao tít nhà ông Trần Văn Ngân - thôn đội trưởng - rồi phóng nhanh như chớp mất hút vào rừng. Hết.
Ông Hường, bà Liễu cả cười, bảo bọn khỉ đột này khôn lắm, chúng nghe hơi người lạ nên bỏ đi rồi. Chúng nhớ dai, thù vặt không khác chi con người(!). Bà Liễu bảo: “Vì nhà tui bắt con khỉ con, lũ trẻ đem chơi đùa mấy ngày rồi thả về rừng, mà chúng kéo nhau về quậy liên tục, làm đổ bể cả đồ đạc trên bàn thờ. Giờ hết cách, chẳng lẽ cả ngày ngồi giữ khỉ phá, tui thiếu điều lạy chúng tha cho mới xong”. Ông Hường kể: “Tôi đuổi nó miết, nên nó thù tôi, ở trạm kiểm lâm thì nó giật cửa sổ, nhảy trên mái nhà tưng tưng. Về nhà cũng vậy, có lần cả nhà đi vắng, chúng vào lục tung đồ đạc, quậy phá đã đời rồi còn... ị một bãi ngay cửa buồng ngủ”.
Theo những “nạn nhân” ở bãi Làng, đàn khỉ cũng “gây nhiều tội ác” theo kiểu... rất khỉ. Chúng biết nhổ sắn lấy củ, bẻ bắp lấy trái mà ăn. Chúng trộm cắp thành tính, biết bốc cơm bốc chè, mùng một, ngày rằm không còn cái khóm nào bên ngoài còn chuối cúng. Ông Hường nói: “Đàn bà, con nít mà đuổi chúng thì chúng chạy một đoạn nhảy lên đá mồ côi, hú hét, khoa tay múa chân giỡn mặt. Ai lấy đá ném chúng, chúng cũng lấy đá ném lại. Đúng là bọn bắt chước. Bà Diện già cả, ở nhà một mình, chúng vào ré lên hù dọa bà, rồi vào bếp mở nắp vung nồi, bốc cơm chạy ra hòn đá mồ côi ngồi ăn. Đúng là khôn ranh như khỉ”.
Sẽ rình bắt để… bôi sơn lên mặt
Ông Nguyễn Văn Nam - Trưởng trạm kiểm lâm Cù Lao Chàm - lý giải: Đàn khỉ ngày càng xuống gần khu dân cư, dạn dĩ và vào cả nhà dân phá phách là có nguyên nhân. Do Cù Lao Chàm nằm tách biệt với đất liền, giao thông không thuận lợi nên áp lực từ “lâm tặc” không lớn, đồng thời phong trào quản lý bảo vệ rừng được người dân và các đơn vị tuân thủ tốt, nên đàn khỉ ngày càng phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là phát triển du lịch, lượng du khách lớn, nên sinh cảnh tự nhiên bị ảnh hưởng.
Gần đây, việc chặn dòng các con suối để dồn nước về xây hồ chứa trên núi Hòn Lao làm giảm nguồn nước uống của đàn khỉ. Các nương rẫy vốn đã ít, nay lại bị bỏ hoang, người dân chuyển sang làm dịch vụ du lịch, nên thức ăn cho đàn khỉ cũng ít dần đi. Hiện nay, các loài cây quả dại như sim, mua đang ra hoa, chưa kết trái, nên khỉ càng thiếu thức ăn. Vì vậy, đàn khỉ có xu hướng tìm về khu dân cư để tìm nguồn thức ăn, nước uống.
“Khỉ ở đảo hầu hết là loài khỉ mặt tròn, không nằm trong danh mục quý hiếm, nhưng vẫn thuộc loài động vật hoang dã cần phải bảo vệ. Chúng tôi đã tuyên truyền, vận động người dân không bắt, giết khỉ và họ tuân thủ rất tốt. Gần đây, khi đàn khỉ xuất hiện nhiều, từng có những thương lái đến nhà dân đề nghị họ bắt khỉ bán với giá đến vài triệu đồng, nhưng người dân đều từ chối. Còn để đối phó với đàn khỉ, thì người dân chỉ có cách đẩy đuổi chúng vào rừng, chứ chúng tôi chưa tìm được phương án nào lâu dài ”.
Thực tế, người dân - nạn nhân của bầy khỉ “quậy” - cũng chỉ tỏ ra rất bực bội, tức giận, nhưng không hề có ý định giết chết bọn khỉ để “trả đũa”. Người dân ở “xóm xơri” cho biết, họ đã nghĩ ra một cách để “trả đũa” theo kiểu... “gậy ông đập lưng ông”: Sẽ rình bắt cho được một vài con khỉ, lấy sơn đỏ, quệt vẽ mặt mày nó cho thật gớm ghiếc vào, rồi thả nó vào rừng, bọn khỉ thấy gớm ghiếc quá họa chăng sẽ bỏ chạy vào rừng để mọi người yên thân.
Đến đây, tôi sực nhớ đến tấm biển chỉ đường đến chùa Hải Tạng trên núi Hòn Lao, khắc một con khỉ đứng nâng tấm biển chỉ đường, vừa hài hước vừa nhiều ý nghĩa. Nên chăng, lập một khu vực rừng trên đảo để vừa bảo tồn đàn khỉ, vừa làm du lịch, tránh nạn “khỉ phá”, lợi đôi ba đường?
Trương Tâm Thư - Lao Động
Bình luận