(VTC News) - Toàn văn bài phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13 của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Kính thưa Quốc hội,
Thưa các vị khách quý,
Thưa đồng bào và chiến sĩ cả nước,
Hôm nay, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 8 tại Nhà Quốc hội-Hội trường Ba Đình mới, được xây dựng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn trên nền đất truyền thống lịch sử, văn hóa, anh hùng của dân tộc ta.
Thay mặt Uỷ ban thường vụ Quốc hội, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bậc lão thành cách mạng, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý, các vị trong Đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế đã đến dự phiên khai mạc. Xin gửi đến quý vị cùng toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thắng lợi.
Kính thưa Quốc hội,
Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội diễn ra trong lúc kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi, nhưng còn chậm; an ninh chính trị, xung đột vũ trang, dịch bệnh ở một số nơi diễn biến phức tạp tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế-chính trị khu vực và toàn cầu.
Ở trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế, kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng trưởng đang trên đà phục hồi, thu ngân sách đạt khá; an sinh xã hội, các chính sách giảm nghèo được quan tâm triển khai đồng bộ; quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Công tác cải cách tư pháp, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội được tích cực triển khai. Công tác đối ngoại tiếp tục được mở rộng, vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới được nâng cao.
Mặc dù vậy, tình hình kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém, đe dọa tới sự phát triển bền vững của đất nước; việc tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế còn nhiều lúng túng và thực hiện khó khăn, tổng cầu của nền kinh tế tăng chậm; tồn kho hàng hóa còn ở mức cao, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu; năng suất lao động, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; an ninh tài chính, tiền tệ chưa vững chắc; nợ công, nợ doanh nghiệp, cân đối ngân sách chưa có giải pháp xử lý hiệu quả, bền vững; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn.
Tình hình tội phạm, tệ nạn, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục diễn biến phức tạp làm lòng dân bất an. Tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải quyết tâm cao hơn nữa, có các chủ trương, giải pháp căn cơ, đồng bộ để tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phục hồi đà tăng trưởng, phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách tư pháp và hoàn thiện thể chế; toàn dân đoàn kết một lòng nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 và 5 năm 2011-2015, tạo đà phát triển nhanh, bền vững trong các năm tiếp theo.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng sau đây:
Một là, xem xét, thông qua 18 dự án luật và 3 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến về 12 dự án luật khác. Đây là số lượng dự án luật lớn nhất được xem xét thông qua, cho ý kiến tại một kỳ họp từ trước đến nay; trong đó có nhiều dự án quan trọng, liên quan đến việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cải cách hành chính, cải cách tư pháp... theo tinh thần và nội dung của Hiến pháp mới;
Hai là, xem xét các báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2015 và ban hành các Nghị quyết của Quốc hội về các nội dung quan trọng này;
Ba là, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đây là lần thứ hai Quốc hội thay mặt cử tri và đồng bào cả nước thực hiện việc đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Với ý thức trách nhiệm và sự chuẩn bị chu đáo, kỹ càng, Quốc hội tin tưởng sẽ hoàn thành tốt trách nhiệm hệ trọng này trước Nhân dân, trước Đảng và Nhà nước;
Bốn là, tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015”; nghe báo cáo tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, thi hành án, phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, tệ nạn xã hội...; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Quốc hội cũng sẽ dành thời gian xem xét Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Kính thưa Quốc hội,
Đây là kỳ họp đầu tiên được tổ chức tại Nhà Quốc hội - Hội trường Ba Đình mới. Thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, tôi trân trọng cảm ơn Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước đã chấp thuận và tạo mọi điều kiện cần thiết để xây dựng Nhà Quốc Hội; cảm ơn sự nỗ lực, cố gắng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, các bộ, ngành hữu quan và Thành phố Hà Nội; cảm ơn Ban quản lý dự án, các Nhà thầu và toàn thể cán bộ, công nhân, người lao động đã làm việc miệt mài ngày đêm kịp đưa công trình vào phục vụ kỳ họp thứ 8. Tôi cũng xin thay mặt Quốc hội chân thành cảm ơn Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên cơ quan Bộ Quốc phòng đã dành các điều kiện tốt nhất để tổ chức thành công 15 kỳ họp Quốc hội tại Hội trường Bộ Quốc phòng trong hai nhiệm kỳ vừa qua.
Kính thưa Quốc hội,
Kỳ họp thứ 8 có khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung quan trọng. Thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tăng cường phối hợp, nâng cao chất lượng chuẩn bị các nội dung, bảo đảm thực hiện tốt chương trình nghị sự; đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, sâu sắc đảm bảo cho kỳ họp thành công tốt đẹp, đáp ứng lòng mong đợi của đồng bào và chiến sĩ cả nước.
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII.
PV
Kính thưa Quốc hội,
Thưa các vị khách quý,
Thưa đồng bào và chiến sĩ cả nước,
Hôm nay, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 8 tại Nhà Quốc hội-Hội trường Ba Đình mới, được xây dựng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn trên nền đất truyền thống lịch sử, văn hóa, anh hùng của dân tộc ta.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc kỳ họp |
Kính thưa Quốc hội,
Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội diễn ra trong lúc kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi, nhưng còn chậm; an ninh chính trị, xung đột vũ trang, dịch bệnh ở một số nơi diễn biến phức tạp tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế-chính trị khu vực và toàn cầu.
Ở trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế, kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng trưởng đang trên đà phục hồi, thu ngân sách đạt khá; an sinh xã hội, các chính sách giảm nghèo được quan tâm triển khai đồng bộ; quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Công tác cải cách tư pháp, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội được tích cực triển khai. Công tác đối ngoại tiếp tục được mở rộng, vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới được nâng cao.
Mặc dù vậy, tình hình kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém, đe dọa tới sự phát triển bền vững của đất nước; việc tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế còn nhiều lúng túng và thực hiện khó khăn, tổng cầu của nền kinh tế tăng chậm; tồn kho hàng hóa còn ở mức cao, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu; năng suất lao động, hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; an ninh tài chính, tiền tệ chưa vững chắc; nợ công, nợ doanh nghiệp, cân đối ngân sách chưa có giải pháp xử lý hiệu quả, bền vững; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn.
Tình hình tội phạm, tệ nạn, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục diễn biến phức tạp làm lòng dân bất an. Tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải quyết tâm cao hơn nữa, có các chủ trương, giải pháp căn cơ, đồng bộ để tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phục hồi đà tăng trưởng, phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách tư pháp và hoàn thiện thể chế; toàn dân đoàn kết một lòng nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 và 5 năm 2011-2015, tạo đà phát triển nhanh, bền vững trong các năm tiếp theo.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng sau đây:
Một là, xem xét, thông qua 18 dự án luật và 3 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến về 12 dự án luật khác. Đây là số lượng dự án luật lớn nhất được xem xét thông qua, cho ý kiến tại một kỳ họp từ trước đến nay; trong đó có nhiều dự án quan trọng, liên quan đến việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cải cách hành chính, cải cách tư pháp... theo tinh thần và nội dung của Hiến pháp mới;
Hai là, xem xét các báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2015 và ban hành các Nghị quyết của Quốc hội về các nội dung quan trọng này;
Ba là, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đây là lần thứ hai Quốc hội thay mặt cử tri và đồng bào cả nước thực hiện việc đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Với ý thức trách nhiệm và sự chuẩn bị chu đáo, kỹ càng, Quốc hội tin tưởng sẽ hoàn thành tốt trách nhiệm hệ trọng này trước Nhân dân, trước Đảng và Nhà nước;
Bốn là, tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015”; nghe báo cáo tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, thi hành án, phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, tệ nạn xã hội...; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Quốc hội cũng sẽ dành thời gian xem xét Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Kính thưa Quốc hội,
Đây là kỳ họp đầu tiên được tổ chức tại Nhà Quốc hội - Hội trường Ba Đình mới. Thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, tôi trân trọng cảm ơn Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước đã chấp thuận và tạo mọi điều kiện cần thiết để xây dựng Nhà Quốc Hội; cảm ơn sự nỗ lực, cố gắng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, các bộ, ngành hữu quan và Thành phố Hà Nội; cảm ơn Ban quản lý dự án, các Nhà thầu và toàn thể cán bộ, công nhân, người lao động đã làm việc miệt mài ngày đêm kịp đưa công trình vào phục vụ kỳ họp thứ 8. Tôi cũng xin thay mặt Quốc hội chân thành cảm ơn Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên cơ quan Bộ Quốc phòng đã dành các điều kiện tốt nhất để tổ chức thành công 15 kỳ họp Quốc hội tại Hội trường Bộ Quốc phòng trong hai nhiệm kỳ vừa qua.
Kính thưa Quốc hội,
Kỳ họp thứ 8 có khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung quan trọng. Thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tăng cường phối hợp, nâng cao chất lượng chuẩn bị các nội dung, bảo đảm thực hiện tốt chương trình nghị sự; đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, sâu sắc đảm bảo cho kỳ họp thành công tốt đẹp, đáp ứng lòng mong đợi của đồng bào và chiến sĩ cả nước.
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII.
PV
Bình luận