Được biết, tổ hợp chất hữu ích này do TS.Hoàng Linh Lan, Chi nhánh Viện Dầu khí Việt Nam - Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ cùng các đồng sự nghiên cứu và chế. Đề tài được triển khai thực hiện từ tháng 1/2013 - 9/2015.
Theo đó, nhóm đã tiến hành nghiên cứu lựa chọn các cấu tử chính cho tổ hợp; chế tạo tổ hợp chất ức chế ăn mòn - chống đóng cặn; đánh giá các hiệu quả chống ăn mòn và chống đóng cặn của tổ hợp trong các điều kiện; tối ưu hóa các thông số công nghệ của quá trình chế tạo tổ hợp trong phòng thí nghiệm; đề xuất quy trình công nghệ chế tạo tổ hợp; chế tạo đủ lượng sản phẩm tổ hợp cho nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm ngoài hiện trường; nghiên cứu thiết kế, xây dựng mô hình thử nghiệm đánh giá tổ hợp tại hiện trường. Đồng thời, đánh giá hiệu quả của tổ hợp chế tạo được trên mô hình thử nghiệm ở hiện trường; đánh giá tác động môi trường của 1 hệ hóa phẩm và xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng tổ hợp.
Sau quá trình nghiên cứu, nhóm đã xác lập được quy trình chế tạo tổ hợp ức chế ăn mòn - chống đóng cặn VPI.CSI với thành phần phối trộn gồm Imidazoline.EDTMPS, NP10, axit citric và isopropanol. Các kết quả thử nghiệm tại hiện trường cho thấy, sản phẩm tổ hợp hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Khi sử dụng tổ hợp VPI.CSI trên các hệ thống thu gom và vận chuyển dầu khí ở Việt Nam, hiệu quả chống ăn mòn và chống đóng cặn tương đương với các loại hóa phẩm thương mại tương ứng (hiệu quả chống ăn mòn 90% và hiệu quả chống đóng cặn 90%). Sản phẩm có độ ổn định cao, các tính chất hóa lý đặc trưng và hiệu quả chống ăn mòn và chống đóng cặn hầu như không thay đổi sau quá trình lưu mẫu 6 tháng và 12 tháng.
Video: Lợi dụng báo chí để đe dọa, ép giám đốc công ty dầu khí chuyển 1 tỷ đồng
Khi sử dụng tổ hợp VPI.CSI với nồng độ 15 - 20 ppm hầu như không gây ảnh hưởng đến thành phần dầu khí và các tính chất của dầu như nhiệt độ đông đặc, tính lưu biến, khả năng tách nhũ của dầu,… đồng thời ít gây hại cho môi trường nước.
Nhóm cũng đưa ra giải pháp công nghệ áp dụng tổ hợp tại hiện trường và đã nộp đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã kiến nghị được tiếp tục thực hiện sản xuất, chế tạo tổ hợp ức chế với quy mô công nghiệp và tiến tới thương mại hóa sản phẩm nhằm cạnh tranh và ứng dụng thay thế cho các sản phẩm nhập ngoại đang được sử dụng rộng rãi trên các hệ thống thu gom và vận chuyển dầu khí ở Việt Nam.
Bình luận