• Zalo

Tình báo Hàn tiết lộ điểm yếu đang cản trở chương trình tên lửa Triều Tiên

Thế giớiChủ Nhật, 19/11/2017 11:50:00 +07:00Google News

Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) cho rằng, Triều Tiên sẽ không thể phát triển được tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) phù hợp cho đến khi vượt qua rào cản này.

Tình báo Hàn Quốc cho biết chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên đã gặp trở ngại lớn trong quá trình phát triển công nghệ tái nhập khí quyển, công nghệ cho phép tên lửa sau khi phóng quay trở lại Trái Đất từ quỹ đạo.

Theo Sputnik, NIS đã tổ chức họp kín với Ủy ban tình báo của Quốc hội Hàn Quốc ngày 16/11. Theo nguồn tin nghị viện của Yonhap, Triều Tiên sẽ không phát triển được tên lửa ICBM phù hợp cho đến khi vượt qua rào cản về công nghệ tái nhập khí quyển.

thu-nghiem-ten-lua-trieu-tien-diem-yeu-1

 Người dân theo dõi thử nghiệm tên lửa Hwasong-12 tại Triều Tiên vào tháng 9/2017. (Ảnh: AP)

Thực tế, kể từ tháng 9/2017, Triều Tiên không phóng một tên lửa nào, trong khi trước đó nước này đã thực hiện một loạt các thử nghiệm vào tháng 7 trong đó có hai tên lửa Hwasong-14 nổi tiếng.

Cả hai thử nghiệm tên lửa này đều thành công, đặc biệt tên lửa trong thử nghiệm thứ hai được đánh giá là có khả năng chạm đến bất cứ nơi nào thuộc lãnh thổ nước Mỹ.

Nhưng trước khi đạt được thành tựu đó, tên lửa Hwasong-14 cần một thiết bị tái nhập hiệu quả. Trong thử nghiệm thứ hai nói trên, tên lửa tuy đã vào không gian thành công nhưng thiết bị tái nhập lại bị vỡ khi quay trở lại Trái Đất.

Theo Sputnik, sự cố này có thể không liên quan đến các kỹ sư mà do phần thiết bị này rất khó chế tạo. Những thiết bị này phải có khả năng bảo vệ đầu đạn hạt nhân trong điều kiện nhiệt độ lên đến khoảng 7.000 độ C và tốc độ lên tới Mach 24 (xấp xỉ 30.000 km/h).

Video: Triều Tiên tung hình ảnh phóng tên lửa qua lãnh thổ Nhật Bản

NIS cho biết, để lắp đặt được các thiết bị tái nhập không chỉ đòi hỏi kĩ thuật công nghệ đáng kể, mà còn cần nhiều thành phần nguyên vật liệu chuyên dụng và đắt tiền. Vì vậy tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế có thể đang ảnh hưởng lớn đến chương trình tên lửa của Triều Tiên.

NIS cũng cho rằng, áp lực từ quân đội Mỹ, trong đó có các cuộc tập trận của tàu sân bay và các máy bay ném bom gần bán đảo Triều Tiên, cũng là yếu tố khiến Bình Nhưỡng chần chừ thử nghiệm thêm tên lửa.

Cũng có những ý kiến cho rằng, Triều Tiên thường ít thử nghiệm vũ khí vào cuối năm do tập trung vào các hoạt động khác nhưng điều này chưa được xác nhận. Dù vậy NIS khẳng định chắc chắn Triều Tiên sẽ lại phóng tên lửa và tất cả chỉ là vấn đề thời gian.

Theo bạn có khả năng xảy ra chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên không?

Phương Anh
Bình luận
vtcnews.vn