Syria đồng ý thực thi thỏa thuận Mỹ - Nga
Ngày 15/9, thông qua kênh truyền hình ITN của Anh, bộ trưởng thông tin Syria Omran al-Zoubi cho biết chính quyền nước này đồng ý tuân thủ kế hoạch Mỹ - Nga nhằm loại bỏ vũ khí hóa học với điều kiện LHQ thông qua.
Trước đó một ngày, tại cuộc họp báo chung ở Geneva, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov nhất trí rằng vũ khí hóa học của Syria phải bị tiêu hủy hoặc đưa khỏi nước này vào giữa năm 2014.
Theo Chương 7 của Hiến chương LHQ, tổ chức này sẽ hỗ trợ hậu cần và đảm bảo kế hoạch được thực hiện, nếu Syria không tuân thủ, Hội đồng Bảo an LHQ có thể xem xét ra nghị quyết ủng hộ việc sử dụng vũ lực đối với nước này.Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov
Theo AP, Iran và LHQ đã ký một thỏa thuận nhằm hỗ trợ nhân đạo ở Trung Đông, trong đó có Syria. Thứ trưởng ngoại giao Iran Abbas Araghchi cho hay, nước này sẵn sàng hợp tác lâu dài với LHQ về viện trợ nhân đạo.
Ai Cập: Ủng hộ tướng Sisi lên làm Tổng thống
Các phương tiện truyền thông đại chúng Ai Cập đã liên tục nhắc tới tướng Abdel Fattah al-Sisi - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập như một lãnh tụ dân tộc – người có khả năng dùng 'bàn tay sắt' vãn hồi trật tự.
Tại nhiều thành phố lớn của Ai Cập, hình ảnh của tư lệnh quân đội này xuất hiện bên cạnh hình cố Tổng thống Nasser – vị tổng thống được lòng dân nhất trong lịch sử.
Trong một buổi phỏng vấn ngày 10/9, cựu Thủ tướng Ai Cập Ahmed Shafiq cho biết, ông sẽ ủng hộ tướng Sisi làm Tổng thống trong cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào đầu năm 2014.
Tướng Sisi |
Cảnh sát Campuchia đã phải dùng tới hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông biểu tình gần Cung điện Hoàng gia vào chiều 15/9. Đụng độ xảy ra khi đám đông này đã cố tình phá bỏ hàng rào chắn của cảnh sát để diễu hành qua con phố phía trước cung điện.
Sáng 15/9, nhóm ủng hộ đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) cũng đã tập trung tại Quả trường Tự do ở thủ đô Phnom Penh, các cuộc biểu tình trên được tổ chức nhằm phản đối kết quả cuộc bầu cử Quốc hội khóa V.
Biểu tình tại Campuchia ngày 15/9. |
Hơn 400 hành khách Trung Quốc trên tàu du lịch hạng sang đang bị giữ chân tại cảnh Hàn Quốc đã được đưa về nước. Tàu du lịch quốc tế mang tên Henna của Trung Quốc khởi hành từ ngày 11/9 và bị giữ lại tại đảo Jeju của Hàn Quốc vào ngày 13/9 vì liên quan đến một số vấn đề pháp lý.
Ngày 15/9, Bắc Kinh đã gửi máy bay tới Jeju để đưa một số hành khách trở về. Trên tàu Henna có tổng cộng hơn 2300 hành khách và thủy thủ đoàn.
Tàu du lịch Hennan của Trung Quốc bị bắt giữ tại Hàn Quốc. |
NATO mới đây đã công bố, thiết bị này tương đối nhỏ gọn và có khả năng phóng chùm song điện từ cường độ cao nhằm quấy nhiễu hệ thống điều khiển điện tử của xe hơi, xuồng máy, bom điều khiển từ xa, máy bay không người lái… của những kẻ tấn công liều chết nhằm ngăn chặn chúng tiếp cận mục tiêu.
Tùy Phong(tổng hợp)
Bình luận