Cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến nhận hối lộ 13 tỷ đồng của AIC
Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, đồng thời đề nghị truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến, cựu Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh cùng 11 bị can do có các hành vi nhận hối lộ, đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và vi phạm đấu thầu.
Đây là vụ án tiếp theo liên quan đến Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC).
Trong vụ án, 2 cựu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh là Nguyễn Nhân Chiến và Nguyễn Tử Quỳnh bị cáo buộc có vi phạm trong việc để Công ty Sông Hồng và Công ty AIC trúng 6 gói thầu thiết bị y tế tại 6 bệnh viện huyện, gây thiệt hại 48 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Nhân Chiến nhận hối lộ 1 tỷ đồng từ Công ty Sông Hồng và 13 tỷ đồng từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Công ty AIC (đang bỏ trốn). Ông Chiến đã nộp lại toàn bộ số này.
Với ông Nguyễn Tử Quỳnh, điều tra xác định vị này vốn là Phó Chủ tịch phụ trách mảng văn hóa xã hội, sau đó giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh. Lẽ ra ông phải chỉ đạo cơ quan chức năng làm đúng quy định, nhưng vì động cơ vụ lợi nên đã tạo điều kiện cho 2 doanh nghiệp nói trên vi phạm đấu thầu. Ông Quỳnh sau đó nhiều lần được "tặng quà".
Đầu tiên, sau khi trúng thầu, Công ty Sông Hồng đưa 6 tỷ đồng cho Trần Văn Tuynh, cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế tỉnh (Ban Quản lý). Năm 2013, Tuynh đến gặp ông Quỳnh tại phòng làm việc, nhưng thời điểm này Tuynh là "em trai ruột của Bí thư Tỉnh uỷ" nên ông Quỳnh ngại và từ chối không nhận.
Từ năm 2015 đến 2017, vào các dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm, Tuynh đều đến gặp ông Quỳnh tại phòng làm việc để cảm ơn và biếu quà; thường là túi quà đựng chai rượu, hộp chè kèm theo phong bì đựng tiền, mỗi lần đưa là 200 triệu đồng, tổng cộng 1 tỷ đồng.
Ngoài ra, sau khi AIC và các công ty trong hệ sinh thái trúng các gói thầu của các dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ năm 2013 đến năm 2019, vào các dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đều đến phòng làm việc của ông Quỳnh tại UBND tỉnh để gặp cảm ơn và biếu số tiền từ 300 triệu đến 2 tỷ đồng, tổng số tiền 9,1 tỷ đồng.
Lần 1 vào cuối năm 2013, bà Nhàn đến gặp ông Quỳnh tại phòng làm việc, biếu túi quà có 300 triệu đồng; lần 2 vào Tết Nguyên đán năm 2014, tặng túi quà, bên trong có 300 triệu đồng; lần 3 vào Tết 2015, tặng 1 tỷ đồng. Vào dịp sinh nhật năm 2018, ông Quỳnh cũng được bà Nhàn tặng quà 1 tỷ đồng.
Sự thật thông tin 'người dân sơn hình cờ Tổ quốc trên tường, cán bộ bắt xoá'
Trả lời PV Báo điện tử VTC News, ông Lê Công Ích - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Yết Kiêu (TP Hạ Long, Quảng Ninh) xác nhận có việc cán bộ phường vận động một người dân xóa hình cờ Tổ quốc được sơn trên tường.
Tuy nhiên, sự việc xảy ra từ năm 2020, lý do cán bộ vận động người dân xoá vì sợ lâu ngày, hình sơn xuống cấp, bạc màu làm mất hình ảnh.
"Chúng tôi sợ mưa bão làm hình ảnh lá cờ vẽ trên tường bị phai mờ nên cán bộ địa phương vận động gia đình xoá bỏ và gia đình đã tự xoá bỏ lá cờ trên bức tường", ông Ích nói.
Cũng theo ông Ích, hiện nay, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng vẽ trên bức tường không còn. Thời điểm đó, người dân cũng không có ý kiến gì, "không hiểu tại sao nay lại được nhắc lại".
Trước đó, nhiều trang mạng xã hội chia sẻ câu chuyện một người dân ở TP Hạ Long sơn bức tường trống của gia đình thành hình lá cờ Tổ quốc nhưng bị địa phương yêu cầu xoá.
Người đăng bài viết cho biết có ý tưởng này từ năm 2020. Gần đây, cộng đồng mạng hưởng ứng phong trào sơn cờ Tổ quốc trên nóc nhà nên anh bồi hồi nhớ lại câu chuyện anh sơn tường thành hình lá cờ nhưng cán bộ bắt xoá.
"Sau khi sơn xong, có cán bộ phường tới yêu cầu xoá đi, chủ nhà thắc mắc việc làm trên có vi phạm pháp luật gì không, muốn được giải trình bằng văn bản mà cán bộ chưa đưa ra", nội dung bài viết nêu.
Thông tin trên thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều ý kiến cho rằng, bức tường trên được sơn lá cờ Tổ quốc cẩn thận, sắc nét, không có gì phản cảm. Tuy nhiên, cũng không ít người dẫn ra một số quy định về cờ Tổ quốc, quy cách treo và cho rằng, việc chính quyền yêu cầu người dân xoá bức ảnh vẽ cờ Tổ quốc là có cơ sở.
Xử phạt nữ tài xế xe Mazda CX5 đi ngược chiều ở Hà Nội giờ cao điểm
Ngày 15/8, Đội CSGT đường bộ số 3, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội lập biên bản vi phạm hành chính với nữ tài xế Đ.T.T. (SN 1988, trú tại Tây Hồ, Hà Nội) về hành vi vi "Đi ngược chiều trên đường có biển cấm đi ngược chiều", đồng thời tạm giữ giấy phép lái xe của người này.
Sáng 14/8, mạng xã hội đăng tải video ghi lại hình ảnh xe ô tô Mazda CX5 màu trắng do nữ tài xế cầm lái đi ngược chiều đường Trường Chinh trong khung giờ cao điểm.
Sau khi nắm được thông tin, Đội CSGT đường bộ số 3 đã xác minh và mời tài xế đến cơ quan công an làm việc.
Tại cơ quan công an, chị Đ.T.T. thừa nhận hành vi lái ô tô BKS 30E-152.xx đi ngược chiều trên đường Trường Chinh như clip đăng tải trên mạng xã hội. Căn cứ tài liệu xác minh, Đội CSGT đường bộ số 3 đã lập biên bản vi phạm hành chính với chị Đ.T.T.
Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người lái ô tô đi ngược chiều sẽ bị phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 đến 4 tháng.
Giám đốc Sở GTVT Long An nêu lý do 'nợ' người dân hơn 10.000 giấy phép lái xe
Chiều 15/8, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Long An - ông Đặng Hoàng Tuấn - cho biết còn nợ khoảng hơn 10.000 giấy phép lái xe (GPLX) chưa in từ ngày 5/5/2024 đến nay. Sở đề nghị UBND tỉnh mua phụ kiện in bổ sung trong năm 2024, để giải quyết in GPLX còn tồn đọng cấp cho người dân.
Số phụ kiện Sở GTVT Long An đề nghị tỉnh mua tương ứng chi phí khoảng 556 triệu đồng, dự kiến in 28.500 GPLX đến cuối năm 2024, bao gồm 12.000 GPLX tồn đọng và 16.500 GPLX cấp từ nay đến cuối năm.
Nguyên nhân tồn lượng lớn GPLX của người dân, theo lãnh đạo Sở GTVT, do đã sử dụng hết số phụ kiện in dự trù, đồng thời đã mượn các tỉnh hàng chục cuộn phim, thiết bị in.
Cũng theo ông Tuấn, phôi GPLX và màng dán bảo vệ mang tính bảo mật, nên từ các năm trước đến hết năm 2023, Sở GTVT Long An ký hợp đồng với Cục Đường bộ Việt Nam cung cấp tất cả phôi, màng dán bảo vệ và phụ kiện in.
Từ đầu năm 2024, Sở chỉ hợp đồng với Cục đường bộ Việt Nam để được cung cấp phôi GPLX và màng dán bảo vệ. Riêng phần phụ kiện in (gồm mực, phim trung gian, thẻ làm sạch máy in) đấu thầu công khai và đơn vị trúng thầu cung cấp các phụ kiện này là Công ty TNHH MTV Máy tính Kết Nối.
Số lượng thiết bị nhà thầu này cung cấp là 64 hộp mực, 96 hộp phim, 48 thẻ làm sạch, tương ứng in 48.000 GPLX. Tuy nhiên, từ giữa tháng 7 đến nay, nhà thầu này chỉ giao được 1 hộp mực và 1 cuộn phim.
Việc không có mực in GPLX khiến người dân phải chờ đợi kéo dài, trong khi quy định của Bộ GTVT việc cấp GPLX chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch và trong thời hạn 5 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định phải thực hiện việc đổi GPLX.
Với năm 2025, để không xảy ra tình trạng thiếu phụ kiện in, Sở cũng đề nghị UBND tỉnh cho đấu thầu mua sắm phụ kiện in GPLX trong quý IV/2024. Số lượng phụ kiện in GPLX đề nghị được mua trong năm 2025 tương ứng hơn 1,16 tỷ đồng.
Theo phản ánh của nhiều người dân huyện Châu Thành, họ đã thi sát hạch tại Trường Cao đẳng nghề Long An từ tháng 4 và các khóa sau đến nay vẫn chưa được cấp GPLX. Khi liên hệ cơ sở tổ chức thi thì được trả lời đang hết mực in.
Bình luận