Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian thuần Việt, ra đời từ trong quá trình đấu tranh giữa người dân lao động với thiên nhiên khắc nghiệt, cường quyền đè nén và nạn ngoại xâm.
Tín ngưỡng thờ Mẫu gắn liền với hình tượng người phụ nữ là các nhân vật lịch sử hoặc được lịch sử hóa như Thánh mẫu Liễu Hạnh, Quốc mẫu Âu Cơ, Vương Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu.
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu đáp ứng nhu cầu và khát vọng trong đời sống thường nhật của con người, cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe.
Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu được phân bố ở nhiều địa phương: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Tỉnh Nam Định được coi là trung tâm của tín ngưỡng này với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu.
Như vậy, Tín ngưỡng thờ Mẫu là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại thứ 11 tại Việt Nam sau dân ca ví dặm Hà Tĩnh, đờn ca tài tử Nam Bộ, ca trù, dân ca quan họ, không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế, hát xoan, kéo co, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng.
Bình luận