Con người cần một khoảng thời gian dài để xâm chiếm toàn bộ Trái đất. Nhưng lịch sử của quá trình đó có nguy cơ bị viết lại hoàn toàn chỉ vì một hóa thạch.
Những ống xương này có niên đại khoảng 130.000 năm. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy những ống xương đó có dấu vết cho thấy con người đã dùng đá để đập vỡ xương, nhằm hút lấy chất dinh dưỡng bên trong. Điều này sẽ chẳng có vấn đề gì, nếu như lịch sử hiện nay không nêu rằng con người chỉ xuất hiện tại đây trong ít nhất là 115.000 năm kế tiếp.
Theo lịch sử, người Homo sapien (chủng người hiện đại của chúng ta) lúc đó vẫn còn đang ở châu Phi. Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng những người săn đuổi voi mastodon thuộc về một dòng giống chưa xác định.
Những người này có thể là Homo erectus, Neanderthals hoặc Denisovans. Chủng người "Hobbit" mới tìm ra gần đây là Homo floresiensis lúc đầu cũng là ứng viên, nhưng sau đó khả năng này đã bị bác bỏ.
Thật khó để trả lời xem bằng cách nào con người xâm chiếm châu lục này. Theo các chuyên gia, có 2 khả năng xảy ra đó là: một là họ đã vượt qua con đường nối giữa Đông Á và Alaska, trường hợp còn lại là họ đã vượt qua 80km đường biển để đến đây.
Thực tế, hóa thạch mastodon được tìm thấy từ năm 1992, nhưng phải đến năm 2011, công nghệ mới cho phép chúng ta dự đoán chính xác được độ tuổi của những ống xương này. Và đến năm 2017, các chuyên gia mới công bố kết quả nghiên cứu.
Bình luận