Các nhà khoa học vừa mới hồi sinh những vi khuẩn cổ đại ẩn mình trong một túi nước nhỏ, thuộc cấu trúc tinh thể bằng cách chiết xuất nước chứa loài vi khuẩn kì lạ này.
Hang Naica ở Mexico thu hút người nhìn với những tinh thể đá lấp lánh, nhiệt độ trung bình từ 45- 65 độ C và độ ẩm 99%. Nơi đây được coi là một trong những môi trường khó tồn tại sự sống nhất trên Trái đất. Nhà sinh vật học vũ trụ Penelope Boston, người đứng đầu Viện Sinh vật học Vũ trụ của NASA nói rằng: “Những cơ thể sống này tồn tại thật kỳ diệu”.
Hang tinh thể Naica được phát hiện vào năm 2000 bởi một tổ chức dành riêng cho nghiên cứu và bảo tồn các hang động với những thanh tinh thể dài 11m, có tuổi đời tới nửa triệu năm tuổi. Vẻ đẹp của Naica được xem là thách thức cho các nhà khoa học bởi khi xuống hang họ cần mặc quần áo bảo hộ và nhanh chóng rời khỏi trong vòng 30 phút.
Môi trường trong cái hang sâu 300m còn nồng nặc mùi axit, không chút ánh sáng. Theo các nhà khoa học, vi khuẩn trong hang không thể quang hợp mà phải tổng hợp năng lượng nhờ hóa hợp – dùng khoáng chất có sẵn như sắt, sulphur có trong những tinh thể xung quanh.
Năm 2009, khi khoan thăm dò tinh thể, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều biện pháp phòng ngừa để tránh làm ô nhiễm vi khuẩn cổ đại. Họ đã sử dụng một mũi khoan vô trùng, đeo găng tay, và khử trùng các bề mặt của các tinh thể với hydrogen peroxide. Họ chiết xuất chất lỏng với Micropipet vô trùng, sau đó, các nhà nghiên cứu đã tạo ra gen dưỡng chất mà vi khuẩn có thể phát triển trong phòng thí nghiệm.
Nhà sinh vật học Boston cho biết, khi mang nước trong tinh thể về phân tích bà rất ngạc nhiên phát hiện nhiều vi khuẩn “ngủ đông” khoảng 50.000 năm. Cơ thể của chúng nằm trong trạng thái dừng hoạt động hoàn toàn nhưng không phải chúng đã chết.
“Tôi nghĩ rằng việc những con vi khuẩn sống trong tinh thể đá cả ngàn năm là hoàn toàn khả thi”, bà Purificacion Lopez-Garcia tới từ Viện nghiên cứu Khoa học thuộc Trung tâm Quốc gia Pháp nhận định.
Tuy nhiên, khám phá của bà Boston vẫn chưa được kiểm duyệt và xác nhận để đăng tải trên bất kì tạp chí khoa học nào. Vì thế, phát hiện trên vẫn chưa thể coi là kì tích mới trong khoa học.
Video: Top 10 hang động đẹp nhất hành tinh
Đọc thêm: Hé lộ bí mật về xác ướp lâu đời nhất thế giới
Bình luận