Hóa trang mặt nạ sân khấu tuồng
14:51
Hóa trang trong tuồng khác với đeo mặt nạ tuồng ở điểm nào? Mời các bạn cùng trò chuyện với Phó giáo sư/ Tiến sĩ Đoàn Thị Tình để hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật này
Đào tạo diễn viên kịch hát dân tộc
14:50
Tìm hiểu về sự khác biệt trong giảng dạy vai diễn mẫu của sân khấu kịch hát dân tộc
Sự khác nhau về khai thác nhân vật của Tuồng và Chèo
14:36
Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu hôm nay cùng Đạo diên/Nghệ sĩ nhân dân Ngọc Phương bàn về cách khai thác nhân vật trong tuồng và chèo truyền thống
Đời sống sân khấu kịch Thành phố Hồ Chí MInh
15:42
Cùng gặp gỡ Nghệ sĩ ưu tú - Đạo diễn trẻ Ngô Phạm Hạnh Thúy để trò chuyện về những góc nhìn mới về sân khấu Việt Nam nói chung và sân khấu kịch TP Hồ Chí Minh nói riêng.
Tuồng Đề Thám - Dấu mốc chuyển tiếp Tuồng truyền thống sang Tuồng cách mạng
14:49
Tìm hiểu về nghệ thuật sân khấu hôm nay chúng ta sẽ gặp gỡ Đạo diễn Ngọc Phương để tìm hiẻu về vở Tuồng "Đề Thám". Đây là vở tuồng tạo ra những dấu mốc chuyển tiếp từ Tuồng truyền thống sang Tuồng cách mạng.
Tính trữ tình và chất thơ trong Chèo
14:58
Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu đặc biệt giàu tính dân tộc. Hôm nay chúng ta sẽ cùng gặp gỡ giáo sư/ tiến sĩ Trần Đình Ngôn để bàn về tính trữ tình và chất thơ trong Chèo được dân gian xây dựng như thế nào?
Tiếng cười trên sân khấu Tuồng
14:44
Khi nói đến Tuồng, thường chúng ta nghĩ đến những nội dung đầy tính bạo liệt, với những anh hùng xả thân vì nghĩa, mang đậm tính chất bi hùng. Nhưng hôm nay chúng ta cùng trò chuyện với Phó Giáo sư Tất Thắng để bàn về tiếng cười với đủ mọi sắc thái trên sân khấu Tuồng.
Những khó khăn khi sáng tạo Tuồng hiện đại
14:56
Nghệ thuật Tuồng vốn đã được coi như được định hình theo khuôn vàng thước ngọc. Để diễn tả xã hội hiện đại cần rất nhiều sự cố gắng của các nghệ sĩ. Trong chương trình hôm nay, chúng ta nghe về những khó khăn khi sáng tạo Tuồng hiện đại với NSƯT - Đạo diên Đặng Bá Tài
Vai trò của sân khấu Chèo xung kích
14:36
Những hoạt cảnh chèo hay còn gọi là vở chèo ngắn trong thời kỳ chiến tranh, phục vụ bộ đội tới tận chiến hào như "Anh lái xe, cô chống lầy" hay "Đường về trận địa" rất hợp lý, phù hợp có giá trị trong thời cuộc lúc bấy giờ.
Tìm hiểu về công việc của biên kịch kịch hát sân khấu
15:00
Kịch là một thể loại sân khấu khó nhất vì nó thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại và chỉ đối thoại mà thôi. Thì đối với kịch hát còn khó hơn thế vì nó không chỉ là đối thoại văn xuôi mà còn đối thoại bằng các làn điệu âm nhạc. Vì thế để có một vở diễn kịch hát thì người biên kịch phải vừa là nhà văn vừa là nhạc sĩ. chúng ta hãy cùng trò chuyện với Phó Giáo sư Tất Thắng để hiểu thêm về công việc của biên kịch kịch hát sân khấu.
Cách thức hoạt động của kịch hát dân ca Xứ Nghệ hiện nay.
14:50
Làm thế nào để phát huy hiệu quả bản sắc của từng loại hình nghệ thuật? Việt sát nhập hai trung tâm bảo tồn và phát huy di sản sân ca Xứ Nghệ và Đoàn ca múa nhạc miền núi Nghệ An là một việc cực kỳ đúng đắn. Cùng trò chuyện với NSND Hồng Lựu dể tìm hiểu về cách thức hoạt động của kịch hát dân ca Xứ Nghệ
Quá trình đưa hầu đồng lên sàn diễn sân khấu chuyên nghiệp
14:45
Việc sân khấu hóa hầu đồng hay đưa những giá trị nghệ thuật của hầu đồng, hát chầu văn lên sân khấu chuyên nghiệp cũng là một văn hóa vô cùng hấp dẫn. Để tìm hiểu về khía cạnh này, chúng ta cùng trò chuyện với Nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Trọng Hiền để rõ hơn về việc này!
Đặc trưng kịch bản Tuồng
14:51
Tuồng là thể loại hát trên lời thơ, vì thế kịch bản Tuồng khác với cải lương hay Chèo. Cùng bàn về đặc trưng của kịch bản Tuồng , chúng ta hãy trò chuyện với tác giả Sĩ Chức.
Bàn về sân khấu hóa dân ca Bài Chòi
14:44
Bài chòi vay mượn các hình thức biểu diễn ở loại hình sân khấu khác và tự hoàn thiện, để trở thành một kịch hát độc đáo của người dân các tỉnh Nam Trung Bộ. Việc sân khấu hóa ca kịch bài chòi đã xuất phát từ những năm kháng chiến và cũng đã được dựng thành những tiểu phẩm ngắn…
Nhà viết kịch Xuân Trình - Vững tin ngày mai
14:52
Nhà văn, nhà viết kịch, nhà báo Xuân Trình (1936-1991); Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2001; nguyên Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sân khấu... là một trong những nhà viết kịch hàng đầu của sân khấu hiện đại Việt Nam; với nhiều vở diễn nổi tiếng, gây nhiều tranh luận về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật từ giữa những năm 60 - 90 của thế kỷ trước...
Diễn xướng dân gian: Nguồn cảm hứng cho kịch hát dân tộc
29:08
Từ lâu các vấn hầu đồng trong thực tế tín ngưỡng dân gian đã mang đậm tính diễn xướng, tạo cảm hứng cho những người làm sân khấu kịch hát dân tộc khai thác, sân khấu hóa và đưa nó lên sàn diễn. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ nghệ thuật, việc khai thác các hình thức diễn xướng tín ngưỡng dân gian này trong từng loại hình kịch hát lại có sự “đậm, nhạt” khác nhau. Nếu ở Tuồng và Cải lương, Hát văn chỉ được khai thác trong các tình huống nhất định của vở diễn thì ở Chèo lại xây dựng hẳn tiết mục riêng, kh
Tuồng Nam trên đất Bắc: Chuyển dịch để bảo tồn và phát triển
29:19
Đoàn Tuồng Liên khu 5, hay còn gọi là Đoàn Tuồng Nam ra đời 1952 tại Bình Định, đây cũng là đơn vị Tuồng cách mạng đầu tiên được thành lập trước giai đoạn giải phóng miền Bắc năm 1954. Khi tập kết ra miền Bắc, các nghệ sỹ tuồng Nam không chỉ có nhiệm vụ dàn dựng, biểu diễn phục vụ cán bộ chiến sỹ miền Nam tập kết mà còn góp sức sưu tầm, phục hồi Tuồng Bắc, bộ môn nghệ thuật đã phần nào mai một trước cách mạng tháng Tám. Đây cũng chính là tiền đề cho việc thành lập Nhà hát Tuồng Việt Nam sau này
Nghệ thuật truyền thống và khán giả trẻ: Cần cách tiếp cận riêng
28:00
Xem, nghe giải thích, tìm hiểu về nghệ thuật truyền thống là một phần của chương trình học tập trong nhà trường. Các màn diễn, nhân vật của nghệ thuật dân gian giúp người nghe có được cảm thụ văn học tốt hơn, nhận diện, cảm thụ nghệ thuật chuẩn xác hơn… Nhưng, cách thức giảng dạy sân khấu truyền thống cho các em thiếu nhi, học sinh, sinh viên luôn đòi hỏi phải có phương pháp riêng. Đề cập vấn đề “Nghệ thuật Chèo truyền thống với khán giả trẻ”, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc trò chuyện
Sân khấu xung kích thời kỳ chống Mỹ qua hồi ức của NSND Ngọc Viễn
29:13
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, sân khấu xung kích đóng vai trò quan trọng trong việc động viên tinh thần chiến sỹ ngoài mặt trận. Những vở diễn xung kích nổi tiếng một thời của Đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần, nay là Nhà hát Chèo Quân đội, như; “Anh lái xe và cô chống lầy”, “Cô thợ chữa pháo”, “Bà mẹ chuyến đò Sông Mã” .v.v. đã ghi đậm dấu ấn trong tâm trí hầu hết các chiến sỹ và lực lượng Thanh niên xung phong. Điểm đặc biệt của những vở diễn này thường có thời lượng ngắn, ít nhân vậ
Những khác biệt của nhân vật Hề trong bộ ba "Bài ca giữ nước" của soạn giả Tào Mạt.
29:35
Từ lâu trong hệ thống nhân vật của Chèo, Hề chèo đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cấu trúc vở diễn. Trong ngũ cung, bao gồm năm mô hình nhân vật cơ bản của Chèo cổ, gồm: đào, kép, lão, mụ, hề, nhân vật Hề là dạng nhân vật không có số phận, được xếp thứ năm nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trong trong việc điều tiết vở diễn. Kế thừa từ Chèo truyền thống, tác giả Tào Mạt sau này đã xây dựng nhân vật Hề Hoạn trong bộ ba Chèo "Bài ca giữ nước" có một số phận riêng, được dư luận đánh giá
Nghệ sĩ nhân dân Thanh Hoài: Cuộc hành trình của những điệu Chèo
28:23
Từ lâu nghệ thuật Chèo luôn là món ăn tinh thần quen thuộc của người dân vùng châu thổ đồng bằng Bắc bộ. Các gánh Chèo xưa, với lối diễn, trang trí sân khấu đơn giản nhưng luôn có sự tương tác, gần gũi với người xem, buộc người diễn phải có khả năng ứng diễn cao. Với việc chuyên nghiệp hóa hiện nay liệu Chèo có mất đi tính ứng diễn, sự tương tác với người xem như các gánh Chèo dân gian xưa? Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc trò chuyện với NSND Thanh Hoài về : “Sự khác biệt giữa Chèo xưa v
NSND – Đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai: Duyên nợ với sân khấu thủ đô
28:43
Khởi đầu với giả thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội bằng vở Cải lương Cung Phi Điểm Bích năm 2009, đây chính là lý do NSND, Đạo diễn Hoàng Quỳnh Mai luôn đau đáu với những vở diễn khắc họa con người thủ đô, như các vở sau này: “Gươm thiêng trao trả hồ thần”, “Hà Nội gió mùa”, “Dâu bể một kiếp tằm” ..v.v. Qua 2 lần Liên hoan sân khấu Thủ đô được tổ chức, các tác phẩm chị tham dự luôn đạt giải cao, tạo tiếng vang ở người xem cũng như các bạn nghề.
Nhân vật hiện đại trong Chèo: Cầu nối giữa hiện thực và "hồn cốt" truyền thống
29:02
Học tập, kế thừa các vai diễn từ sân khấu Chèo truyền thống luôn là điều bắt buộc ở mỗi nghệ sỹ, diễn viên của loại hình sân khấu này. Tuy nhiên, việc kế thừa ra sao, thể hiện các dạng vai như thế nào từ vai mẫu truyền thống để chuyển hóa qua các dạng nhân vật hiện đại lại đòi hỏi tư duy, sự sáng tạo ở khả năng của mỗi người diễn viên. Bàn về: “Cách chuyển hóa nhân vật trong sân khấu Chèo hiện đại” , mời quý vị và các bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với NSƯT Hoài Thu, n
Soạn giả Nguyễn Đình Nghị và cách nhìn đúng về "Chèo cải lương"
28:58
Cách tân nghệ thuật Chèo hay còn gọi là Chèo cải lương được soạn giả Nguyễn Đình Nghị khởi xướng vào những năm 20, 30 của thế trước, thời kỳ thực dân Pháp vẫn còn đô hộ nước ta. Cho đến nay, sự cách tân Chèo của soạn giả Nguyễn Đình Nghị thời đó vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau trong chính những người làm Chèo. Ví như, Chèo cải lương là Chèo hát theo lối hát cải lương hay chỉ là cách làm mới Chèo trong cấu trúc, cách hát, mô hình nhân vật... Để có cái nhìn thấu đáo về “Sân khấu Chèo cải lương c
Tìm hiểu về vở tuồng cổ Đào Tam Xuân
14:52
Đào Tam Xuân là kịch bản truyền thống do NSND Quang Tốn, NSND Bạch Trà khai thác, với sự chỉnh lý của Bửu Tiến. Vở tuồng được đẩy lên cao trào với nhiều tình huống, xung đột kịch tính, khắc họa hình tượng nữ tướng Đào Tam Xuân trong những mối quan hệ vợ chồng, mẹ con, anh em và vua tôi, biết vượt qua nỗi đau, giúp đất nước loại bỏ gian thần lộng hành. Mặc dù là vở diễn truyền thống và được trình diễn từ lâu nay, nhưng Nữ tướng Đào Tam Xuân vẫn hấp dẫn và thu hút đông đảo công chúng
Kịch nói Việt Nam: Nhịp cầu hội nhập
14:32
Mời quý thính giả lắng nghe cuộc trò chuyện cùng Tiến sĩ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái về sự du nhập trong kịch nói Việt Nam
Sân khấu không chuyên: Sức mạnh tinh thần thời kỳ chống Mỹ cứu nước
29:37
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hoạt động biểu diễn phục vụ tiền tuyến không chỉ có sự đóng góp của sân khấu chuyên nghiệp, các nghệ sỹ không chuyên ở nhiều đơn vị tại chiến trường, trong đó có các chiến sỹ thanh niên xung phong đã xây dựng các vở diễn ngắn, hoạt cảnh sân khấu hết sức ý nghĩa có tác dụng cổ vũ, động viên người dân, chiến sỹ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Các trích đoạn nổi tiếng thời kỳ đó như; “Đường về trận địa, Anh lái xe và cô chống lầy, Cu tí chăn trâu”.... được chính các nghệ
Đời sống sân khấu Hà Nội trước và sau năm 1954
28:53
Thay đổi cơ bản nhất của sân khấu Hà Nội trước và sau năm 1954 chính là tính chuyên nghiệp. Nêu trước năm 1954, khi người Pháp còn chiếm đóng, sân khấu chủ yếu hoạt động tự phát với các gánh hát nghiệp dư, chưa có tổ chức bài bản, chuyên nghiệp như sau thời điểm Giải phóng Thủ đô - 10/1954.
Nghệ sĩ nhân dân Đàm Liên và vai diễn "Phương Cơ giả điên"
14:35
Khán giả sân khấu Tuồng không thể quên Nghệ sĩ nhân dân Đàm Liên trong những vai tuồng "Ông già cõng vợ đi xem hội", "Trưng Trắc", "Phương Cơ giả điên qua ải", "Hề nghe tin dữ"... mà ở đó bà mải miết diễn, khóc cười theo từng số phận nhân vật để rồi nhiều thế hệ khán giả Việt Nam đã gọi bà với những danh xưng "Bà chúa của sân khấu tuồng", "Vua tuồng"...
NSND Hoàng Quỳnh Mai: Cải lương đổi mới ra sao để tồn tại?
12:20
Trước thực trạng khó khăn hiện nay của sân khấu nói chung, sân khấu cải lương nói riêng, đang tạo ra những thách thức cho sự phát triển của loại hình sân khấu kịch hát này. Với đặc trưng là vay mượn nhiều hình thức biểu diễn để làm mới mình, từ lâu cải lương luôn tạo được sự hấp dẫn người xem. Khi người nghệ sĩ sáng tạo và đưa vào nó những thứ mới mẻ trong cuộc sống đương đại. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi phải đổi mới và hấp dẫn hơn, cải lương cũng như nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đ
NSND Lê Tiến Thọ chia sẻ về những nét tinh hoa của nghệ thuật Tuồng
14:54
Cùng NSND Lê Tiến Thọ tìm hiểu về nét độc đáo và tính bác học của nghệ thuật Tuồng.
Sân khấu kịch tại TP Hồ Chí Minh những thách thức
14:39
Những năm trước đây sân khấu tấu hài và chính kịch luôn có đời sống sôi động với nhiều nhóm hài được thành lập tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, năm qua do ảnh hưởng của dịch Covid và thị hiếu thẩm mỹ khán giả đã có sự thay đổi nên các hình thức sân khấu này không còn thu hút được đông đảo khán giả như trước đến với sàn diễn. Ngoài yếu tố khách quan kể trên còn có yếu tố chủ quan từ người làm sân khấu dẫn đến thực trạng này đó là khâu kịch bản, diễn xuất ở nhiều nghệ sỹ đã đi vào lối mòn, ít sự tìm
Nhớ lại những ký ức khi biểu diễn tại Pháp bên lề Hội nghị Paris cùng NSND Diễm Lộc
14:53
Hơn 40 năm trước tại Hội nghị Paris không chỉ có cuộc đấu tranh chính trị mà đằng sau đó còn có cuộc chiến văn hóa ít người biết tới. Năm nay đã ngoài 80 tuổi, NSND Diễm Lộc là một trong hơn 100 nghệ sỹ được chính phủ ta cử sang biểu diễn, truyền bá nghệ thuật trong cùng thời điểm diễn ra đàm phán tại Hội nghị Paris. Những vai diễn trong các trích đoạn chèo của bà và đồng nghiệp đã tạo ra không khí sôi động đối với kiều bào và khán giả Pháp, làm thất bại âm mưu phá hoại hoạt động biểu diễn từ cá
Nhà hát chèo Việt Nam: 70 năm gìn giữ và phát triển!
14:52
Từ 1951- 2021 đánh dấu 70 năm thành lập và phát triển Nhà hát Chèo Việt Nam. Với 70 năm kể từ ngày đầu được thành lập năm 1951 tại Chiến khu Việt Bắc, lúc đó còn là tổ Chèo trong Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương, Đảng và nhà nước đã có chủ trương khuyến khích các nhà làm Chèo sưu tầm, phục hồi vốn cổ từ các nghệ nhân Chèo dân gian. Từ chủ trương này, công tác sưu tầm, phục hồi, đặc biệt là chỉnh lý các tích Chèo cổ đã tạo nền móng cho sự phát triển của không chỉ của riêng Nhà hát Chèo Việt Nam