Đôi bạn văn chương

Đôi bạn văn chương

Chuyện bốn phương Văn học - Nghệ thuật

Trong kho tàng thơ ca đồ sộ của Việt Nam có rất nhiều tác phẩm mang những giá trị văn học đặc biệt. Những áng thơ, văn bất hủ mang hơi thở của thời đại, chứa đựng nhiều cảm xúc của tác giả, tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng… “Đôi bạn văn chương” là chương trình khắc họa chân dung các nhà văn, nhà thơ từ cổ điển đến hiện đại qua những tác phẩm “để đời” của họ.

  • Danh sách chương
  • Cùng thể loại

Những mùa đông yêu dấu

29:39

Từ xưa, thời gian nói chung và bốn mùa nói riêng luôn là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi sĩ, đã đi vào biết bao tác phẩm thi ca như một chứng nhân không thể thiếu cho những tâm sự, những câu chuyện, những nỗi lòng. Có lẽ do thời tiết khá dễ chịu của mùa thu và mùa xuân nên hai mùa này cũng dễ dàng đi vào thi ca của các thi sĩ nhiều hơn mùa đông và mùa hạ. Mùa hè thì quá nóng, mùa đông lại lạnh giá, nhưng không phải vì thế mà thiếu đi sự xuất hiện của hai mùa này trong thi ca. Trước ngưỡn

Xem thêm

Ngọn gió thơ Trúc Thông

28:40

Sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật, nhà thơ Trúc Thông – một trong những gương mặt văn nghệ sĩ tiêu biểu của Đài TNVN đã ra đi ở tuổi 82 trong vòng tay yêu thương của những người thân gia đình. Để tưởng nhớ ông, một người đã dành nhiều công sức, tâm huyết cho các chương trình văn nghệ, đặc biệt là chương trình Tiếng thơ trong suốt những năm tháng công tác cho đến khi nghỉ hưu. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này như một nén tâm hương tưởng nhớ nhà thơ Trúc Thông. Khách mời trò ch

Xem thêm

Mai Văn Phấn – từ cõi quen và cõi khác

29:54

Nói đến Mai Văn Phấn là nói đến một nhà thơ đương đại có các ấn phẩm thơ được dịch và xuất bản ở nước ngoài nhiều nhất. Nói đến Mai Văn Phấn cũng là nói đến một hành trình thơ với nhiều bứt phá, nỗ lực đổi mới và sáng tạo không ngừng nghỉ, để mang tới một dung cảm mới mẻ cho người đọc. Không chấp nhận sự lặp lại chính mình hay những nhàm chán dễ dãi. Khách mời tham gia chương trình: Tiến sĩ, Nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tâm – Công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Xem thêm

Những dòng sông trong thơ Việt

29:01

Nước ta là một nước có mật độ sông ngòi dày đặc, trên khắp lãnh thổ Việt Nam có tới hớn 2300 con sông dài hơn 10km và trung bình cứ di chuyển trên 20km ta lại có thể bắt gặp một cửa sông. Dòng sông vì thế đối với mỗi người Việt là một thứ thân thương, ai cũng có ít nhiều kỷ niệm. Và từ bao giờ sông đã thành nguồn cảm hứng bất tận cho bao lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có thi ca. Khách mời trò chuyện: Nhà thơ Nguyễn Thành Phong - Ủy viên BCH Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Xem thêm

Chân dung thơ của nhà thơ Thanh Tùng

28:36

Nhà thơ Thanh Tùng sinh ngày 7/11/1935 tại Mỹ Lộc, Nam Định. Ông lớn lên và trưởng thành ở thành phố Hải Phòng, cuộc đời ông đã phải lăn lộn với rất nhiều công việc khác nhau để kiếm sống. Năm 1997 ông được cử làm đại diện của nước ta sang Hy Lạp đọc thơ với đại biểu các nước. Đến năm 2001 Thanh Tùng mới in tập thơ đầu tiên của mình lấy tên “Thời hoa đỏ” - một bài thơ nổi tiếng của ông. Năm 2002 tập thơ được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Những năm cuối đời, Thanh Tùng sống tại TP.HCM, ôn

Xem thêm

Chương trình nghệ thuật đặc sắc về nhà thơ Tố Hữu

29:54

Bài thơ “Từ ấy” là một trong những sáng tác nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu được viết vào tháng 7 năm 1938 khi ông vừa tròn 18 tuổi, người thanh niên Nguyễn Kim Thành đã giác ngộ lý tưởng cách mạng và từ đó đi theo Đảng, đứng về phía tổ quốc, nhân dân. Nhân dịp kỳ niệm ngày sinh của nhà thơ Tố Hữu chúng tôi tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc sắc với sự tham gia của Nhà thơ Vũ Quần Phương và Tiến sĩ Đỗ Thanh Nga đến từ Viện Văn học.

Xem thêm

Cảm hứng phản chiến trong dòng chảy văn học Đông Tây

29:02

Nhân loại trong lịch sử phát triển hàng ngàn năm đã cùng nhau vượt qua bao thử thách gian nan, bao biến cố lớn lao trong hành trình tiến đến cuộc sống văn minh hiện đại. Và cho đến thập niên thứ ba của thế kỷ 21 này, loài người vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn như thiên tai, bệnh dịch và đặc biệt là chiến tranh. Cuộc chiến tranh gần 2 tháng qua giữa Nga – Ukraine đã khiến cho bao con người thiệt mạng, bao nhiêu người phải ly hương, bao trẻ em không được đến trường, bao công trình xây dựng

Xem thêm

Thi sĩ Trúc Thông – Bờ sông vẫn gió

29:44

Nhà thơ Trúc Thông sinh năm 1940, quê ở Hà Nam, tốt nghiệp khoa Ngữ văn – Đại học Tổng hợp Hà Nội, nguyên Trưởng phòng Văn học Nghệ thuật - Ban Văn học Nghệ thuật, Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông đã in 6 tập thơ: “Chầm chậm tới mình”, “Marathon”, “Một ngọn đèn xanh”, “Vừa đi vừa ở”, “Mắt trong veo”, “Tuyển thơ Trúc Thông” và 2 tập lý luận phê bình. Năm 2017 ông được trao giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Xem thêm

Vũ Quần Phương - người chiêm cảm thi ca

26:47

Nói đến nhà thơ Vũ Quần Phương là nói đến một hành trình bền bỉ của thơ ông qua hơn nửa thế kỷ, với một số lượng tác phẩm lớn trải dài từ thời chống Mỹ cho đến nay. Nhiều bài thơ, câu thơ của ông đã lưu lại trong ký ức của nhiều thế hệ bạn yêu thơ. Vậy đâu là cái đã làm nên sự khác biệt về phong cách thơ của Vũ Quần Phương so với những cây bút cùng thời như Phạm Tiến Duật, Bằng Việt hay Lưu Quang Vũ?

Xem thêm

Nhìn lại hành trình sáng tác của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến

29:35

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến sinh ngày 8/10/1952 tại Tràng Sơn, Thạch Thất, Hà Tây cũ. Ông vào bộ đội năm 1970, xuất ngũ năm 1974 rồi tốt nghiệp đại học ngành địa chất. Từ năm 1990 ông chuyển sang viết báo, làm phóng viên tại báo Thanh niên từ năm 1992. Từ năm 1992 đến nay ông đã xuất bản các tập thơ: “Mưa lúc không giờ”, “Ngọn sóng thời gian”, “Cỏ trên đất”, “Những con ngựa đêm”, “Hoa hồng không vỡ”, “Tổ quốc nhìn từ biển”, “Trường ca biển”.... Vừa qua, tập thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của ông đã đ

Xem thêm

Phùng Cung – U uẩn một chữ tình

30:02

Nhắc đến Phùng Cung là nhắc đến một trong những gương mặt thơ độc đáo của thế kỷ 20. Ông là một trong số không nhiều các thi sĩ chỉ xuất bản một thi tập duy nhất trong đời nhưng đã tạo được dấu ấn đặc biệt, hình thành một phong cách riêng về giọng điệu và ngôn ngữ. 21 năm sau khi ra đời, tập thơ “Xem đêm” được tái bản và dành Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2016. Nhân dịp tròn 25 năm ngày Phùng Cung qua đời, xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung văn học của ông!

Xem thêm

Mùa hè trong thơ Việt

29:01

Từ cổ chí kim, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Chúng ta đang ở trong những tháng ngày chính hạ với cái nắng nóng, oi bức tới mức nhiều khi cảm thấy khó chịu. Thế nhưng cho dù không được dễ chịu như các mùa còn lại trong năm, mùa hạ vẫn đi vào nhiều tác phẩm thi ca với những ấn tượng khó phai, làm nên một nỗi nồng nàn riêng biệt. Khách mời trò chuyện của chương trình: Nhà thơ Hồng Thanh Quang.

Xem thêm

Những bài thơ Hà Nội

28:51

Thăng Long – Hà Nội từ bao đời nay đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của bao tác phẩm nghệ thuật, trong đó có thi ca. Thăng Long - Hà Nội vừa đồng hành cùng lịch sử dân tộc, vừa đồng hành cùng bao số phận con người. Nhân kỷ niệm 67 năm ngày giải phóng Thủ đô, cùng tìm hiểu về Hà Nội qua những bài thơ từ cổ điển đến hiện tại...

Xem thêm

Quang Dũng - một hồn thơ khí phách, hào hoa

29:53

Nhắc đến Quang Dũng là nhắc đến nhiều bài thơ đã in sâu trong kí ức của bao thế hệ độc giả. Gắn bó với chúng ta từ những năm tháng trong nhà trường phổ thông, những bài thơ mang theo nó nhiều giai thoại ly kỳ như “Tây tiến”, “Mắt người Sơn Tây”, “Không đề”, cũng đồng thời trở thành những bài hát được nhiều người yêu thích.

Xem thêm

Tế Hanh – Một hồn thơ đằm thắm, nghĩa tình

29:58

Nhắc đến nhà thơ Tế Hanh là nhắc đến một nhà thơ có hành trình sáng tác bền bỉ và phong phú qua nhiều giai đoạn của nền văn học Việt Nam. Từ trước năm 1945 ông đã xác lập được tên tuổi khi là 1 trong 46 thi sĩ được Hoài Thanh giới thiệu trong tuyển tập “Thi nhân Việt Nam”. Sau năm 1945 ông tiếp tục sáng tác và có thêm nhiều tác phẩm in dấu sâu đậm trong lòng bạn đọc các thế hệ. Ngoài thơ trữ tình cho người lớn, ông còn sáng tác nhiều thơ cho thiếu nhi và viết tiểu luận phê bình. Năm 2012 toàn bộ

Xem thêm

Chân dung nhà thơ Lâm Huy Nhuận

28:42

Nhà thơ Lâm Huy Nhuận sinh năm 1952 tại Bình Định, là con trai của nhà thơ Yến Lan. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, nhà thơ Lâm Huy Nhuận dời quân ngũ và về học khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, rồi công tác tại Ban Văn nghệ, Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến ngày nghỉ hưu. Nhà thơ Lâm Huy Nhuận đã in ba tập thơ “Thung lũng tiếng chim” năm 1975, “Chiều có thật” năm 1999 và “Mùi mưa sông mắt ướt” năm 2022. Khách mời trò chuyện: Nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Hùng Vỹ - một đồng môn Văn kh

Xem thêm

Những khúc thơ ru

30:00

Cuộc đời mỗi con người từ khi sinh ra, đến khi tạm biệt trần gian đều được thưởng thức vô vàn những âm thanh đẹp đẽ, kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng. Đó có thể là tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng gió thổi, tiếng mưa, tiếng các loại nhạc cụ hay là tiếng hát ngọt ngào....Nhưng có một âm thật thanh đặc biệt nó đến với nhiều người trong số chúng ta từ thuở ấu thơ – khi còn nằm trong nôi hoặc trong vòng tay của mẹ, của bà, đưa ta vào giấc ngủ ngọt ngào. Và nó sẽ còn đi theo chúng ta đến trọn cuộ

Xem thêm

Những bài thơ về biển

29:02

Biển từ lâu đã trở thành người bạn quý của con người. Biển cung cấp tài nguyên thiên nhiên, giúp bao người dân mưu sinh. Biển cũng là địa bàn chiến lược trong phát triển và bảo vệ đất nước. Bắt đầu từ năm 2009, nước ta đã chọn tuần lễ đầu tiên của tháng 6 làm Tuần lễ biển đảo Việt Nam, đồng thời cũng hưởng ứng ngày Đại dương thế giới 08/06. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn văn chương xin gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên Những bài thơ về biển để mỗi chúng ta càng yêu thêm b

Xem thêm

Việt Nam yêu thương

44:17

Năm 2020 có thể xem là một năm đầy biến động không chỉ với Việt Nam mà còn với hàng trăm quốc gia trên thế giới bởi đại dịch Covid 19. Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước vẫn đang gồng mình lên để chống dịch, quyết tâm vượt qua cơn thử thách này. Và trong những ngày tháng 9 lịch sử, hai tiếng Tổ Quốc lại vang lên thật thiêng liêng. Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng đến với những bài thơ Tổ quốc trong dòng chảy thi ca Việt Nam.

Xem thêm

Thơ mùa thu - bay lên cùng giai điệu

28:50

Mùa thu vốn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao tác phẩm thi ca của người Việt, từ cổ điển đến hiện đại. Chúng ta cùng bàn về những bài thơ mùa thu được phổ nhạc thành những ca khúc nổi tiếng, cả thơ và nhạc đều tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng thưởng thức.

Xem thêm

Thi sĩ Thu Bồn - Dòng sông thơ dạt dào, hào sảng

29:10

Nhà thơ Thu Bồn tên thật là Hà Đức Trọng, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1935 tại xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đi theo cách mạng từ năm 12 tuổi và là thiếu sinh quân ở đơn vị biệt động chiến đấu. Sau khi làm phóng viên chiến trường ở Liên khu V, ông về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội thuộc Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa IV. Thu Bồn để lại một sự nghiệp văn học khá đồ sộ với khoảng 25 đầu sách, bao gồm hơn một ch

Xem thêm

Những vần thơ cho con

29:42

Mùa thu, ai cũng quý, cũng yêu nhưng đối với mỗi đứa trẻ, có lẽ chúng càng có nhiều lý do hơn để yêu mến, bởi mùa thu chính là mùa tựu trường, mùa của năm học mới. Mùa thu gắn với tết trung thu, được chơi rước đèn ông sao và được nhận thật nhiều quà bánh. Ai cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con trẻ của mình, và đối với những người làm thơ thì nhiều người còn có thêm món quà đặc biệt cho những đứa con của mình, đó là các bài thơ.

Xem thêm

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn - Hương thầm thơm mãi bước người đi

30:00

Nhắc đến nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là nhớ tới cả một thế hệ nhà văn nữ của thời chống Mỹ, đã góp phần tạo nên một lực lượng hùng hậu cho nền văn học cách mạng lúc ấy. Đó là Dương Thị Xuân Quý, Xuân Quỳnh, Lê Minh Khuê, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây… Và mỗi người, qua các tác phẩm của mình đều tạo ra một giọng điệu thật riêng biệt. Đối với Phan Thị Thanh Nhàn, có lẽ cũng là một trường hợp thật đặc biệt vì vừa xuất hiện đã nổi tiếng ngay khi nhận giải của tờ báo về văn chương sang trọng hàng đầu lúc

Xem thêm

Ma Văn Kháng với hai tiểu thuyết giã từ thời bao cấp

28:54

Nhắc đến Ma Văn Kháng là nhắc đến một cây bút văn xuôi có sự nghiệp sáng tác dày dặn, đồ sộ với chiều dài hơn nửa thế kỷ, bắt đầu từ truyện ngắn đầu tay mang tên Phố cụt đăng báo Văn học năm 1961. Các tác phẩm của ông phản ánh nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước với hai cảm hứng nổi trội là cảm hứng sử thi và cảm hứng thế sự đời tư. Nhân dịp tròn 35 năm kể từ Đổi mới 1986 đến nay, chương trình Đôi bạn văn chương lần này muốn dành một cuộc trò chuyện về hai tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã từng t

Xem thêm

Cỏ trong thơ Việt

29:59

Chúng ta đang ở trong những tháng ngày đẹp nhất của mùa xuân, thời tiết ấm áp, cây cối xanh tươi, đâm chồi, nảy lộc, những giọt sương đêm long lanh còn đọng lại trên từng nhành cây, ngọn cỏ vào mỗi sớm mai. Cỏ là hình ảnh quen thuộc nhưng đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho nhiều thi sĩ từ cổ điển đến hiện đại.

Xem thêm

Duy Thảo – Hồn hậu một dòng La

29:54

Nhà thơ Duy Thảo sinh ngày 03/06/1938 tại làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có 10 năm (1962 – 1972) tham gia quân đội trong Quân chủng Phòng không không quân, vừa là chiến sĩ, vừa là phóng viên chiến trường. Ông đã từng làm cán bộ tuyên huấn tỉnh đoàn Hà Tĩnh rồi làm phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn báo Hà Tĩnh, Phó Tổng biên tập kiêm thư ký tòa soạn tạp chí Hà Tĩnh, Người làm báo,…Duy Thảo thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và

Xem thêm

Chân dung nhà thơ trẻ Nguyễn Thị Thúy Hạnh

29:05

Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X diễn ra tại Đà Nẵng, có hơn 120 đại biểu là các cây bút trẻ từ mọi miền đất nước cùng về dự. Với slogan vì sao chúng ta biết, hội nghị mong muốn các cây bút trẻ nuôi dưỡng nhiều hơn nữa khát vọng sáng tạo cùng sự dấn thân trong mỗi hành trình cầm bút để tạo ra được những tác phẩm văn học có giá trị lâu dài. Chương trình hôm nay xin dành cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ trẻ Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Khách mời trò chuyện của chương trình: Tiến sĩ, nhà phê

Xem thêm

Trò chuyện để tưởng nhớ nhà thơ, chiến sĩ Hoàng Nhuận Cầm

29:59

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã ra đi. Trên các mạng xã hội, trên các trang báo và trong tâm tưởng của mỗi người vẫn ngập tràn thơ ca của ông. Ông ra đi nhưng không phải để lại một khoảng trống, bởi những áng thơ của ông vẫn còn sống mãi trong cuộc đời này. Khách mời tham gia chương trình: Nhạc sĩ, Phó GS, TS Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam và nhà thơ Nguyễn Việt Chiến

Xem thêm

Trái tim người lính

29:45

Hằng năm, cứ đến ngày Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), chúng ta lại dành tình cảm hướng về những chiến sĩ, những người lính đã và đang miệt mài ngày đêm không nghỉ, hy sinh hạnh phúc cá nhân để sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ hình ảnh người lính, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ đã đi vào biết bao tác phẩm thơ, nhạc đặc sắc, để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc, người nghe.

Xem thêm

Thơ những ngày giãn cách

30:00

Đại dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam. Dịch bệnh đã gây ra bao khó khăn cho mỗi gia đình, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia, nhưng cũng đồng thời là một thử thách để chúng ta biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn. Chương trình "Đôi bạn văn chương hôm nay" sẽ xoay quanh những bài thơ trong mùa dịch Covid - 19 với tên gọi "Thơ những ngày giãn cách" với sự tham gia của Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.

Xem thêm

Trần Hòa Bình – Hồn thơ lãng tử xứ Đoài

29:38

Nhà thơ Trần Hòa Bình sinh ngày 3/2/1956 tại thị xã Sơn Tây, quê gốc ở thôn Vu Chu, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ Văn – Đại học Sư phạm Hà Nội 1 năm 1977, ông về giảng dạy 4 năm tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Từ năm 1991 ông chuyển về giảng dạy tại khoa báo chí – Học viện Báo chí và tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ông cũng đồng thời là Phó Tổng biên tập Tạp chí Gia đình và thư ký tòa soạn Tạp chí Trí tuệ. Ông mất đột ng

Xem thêm

Hồng Thanh Quang - Người đàn ông mùa thu

28:33

Nhắc đến nhà thơ Hồng Thanh Quang là nhắc đến một gương mặt nhà thơ – nhà báo nổi bật trong làng báo phía Bắc suốt hai thập niên qua. Anh đã thực hiện hàng trăm bài phỏng vấn chân dung nhân vật đặc sắc, viết nhiều bài bình luận chính trị sắc sảo và đã in thành sách, là người dẫn nhiều chương trình truyền hình được đông đảo khán giả cả nước theo dõi như Câu lạc bộ Bạn yêu thơ, Giai điệu tự hào. Nhưng sau hết, công chúng vẫn nhớ đến anh nhiều nhất với tư cách một nhà thơ. Khách mời tham gia chươn

Xem thêm

Phùng Quán - “Dùng dao viết văn lên đá”

29:02

Phùng Quán là một trong những tác giả đặc biệt của thế kỷ 20. Dù phải trải qua nhiều năm tháng cực khổ, thăng trầm ông vẫn tạo được một sự nghiệp văn học dày dặn, phong phú với hàng chục truyện dài, tiểu thuyết, nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi, một số tác phẩm hồi ký, truyện ký gây tiếng vang và những bài thơ đã đi vào ký ức các thế hệ độc giả. Khách mời trò chuyện của chương trình: Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên – nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, người bạn văn, người em thân tình của nhà v

Xem thêm

Những bài thơ về mái trường và thầy cô để tri ân những người lái đò tận tụy

29:20

Mỗi năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), lòng chúng ta lại không khỏi náo nức, nhớ về những người thầy giáo, cô giáo của mình, nhớ về một thời cắp sách tới trường. Mái trường và những người thầy, cô giáo chính là nơi chắp cánh cho bao ước mơ, khát vọng giúp mỗi chúng ta khôn lớn trưởng thành, trở nên những người có ích cho xã hội. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ dành gửi quí vị những bài thơ về mái trường và thầy cô như một sự tri ân những người lái đò tận tụy, tri ân những năm t

Xem thêm

Trần Vàng Sao - Người yêu nước đớn đau

28:49

Nhắc đến Trần Vàng Sao là nhắc đến bài thơ nổi tiếng của ông - Bài thơ của một người yêu nước mình được viết vào tháng 12/1967 và nhanh chóng được lan tỏa rộng rãi trong đời sống văn học trên cả nước suốt hơn nửa thế kỷ qua. Khi còn sống, Trần Vàng Sao chưa từng được xuất bản chính thức một tập thơ nào, chỉ thi thoảng đăng rải rác một vài bài thơ lẻ. Năm 2020, lần đầu tiên một tuyển thơ của ông được xuất bản chính thức do NXB Hội nhà văn và Công ty Nhã Nam cùng hợp tác phát hành. Đầu tháng 11 nă

Xem thêm

Đồng Đức Bốn – Ngọn gió trên cánh đồng xanh

29:58

Nhà thơ Đồng Đức Bốn sinh ngày 30/ 3/ 1948, trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng. Năm 1966, ông gia nhập lực lượng Thanh niên xung phong. Hòa bình, ông trở về làm thợ cơ khí tại Xí nghiệp Cơ giới của Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng (Hải Phòng), Xí nghiệp Cơ khí 20-7 rồi Công ty Xuất nhập khẩu gia cầm Hải Phòng. Ông bắt đầu sáng tác thơ vào cuối những năm 1980 và dần khẳng định mình là một trong những thi sĩ lục bát độc đáo nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Đồng Đức Bốn là hội

Xem thêm

Từ Nam Cao đến Nguyễn Huy Thiệp – chặng dài cho những kiệt tác

29:49

Nhìn lại tiến trình truyện ngắn Việt Nam hiện đại thế kỷ XX có thể thấy nổi lên hai gương mặt vô cùng ấn tượng. Nam Cao đại diện cho nửa đầu thế kỷ và Nguyễn Huy Thiệp đại diện cho nửa cuối thế kỷ. Thời gian sung mãn nhất của bút lực hai ông đều diễn ra trong khoảng 10 năm. Mỗi người để lại cho đời khoảng 50 truyện ngắn, trong đó không ít tác phẩm được bạn đọc nhiều thế coi là kiệt tác. Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp kể từ khi xuất hiện đến nay cũng là những tác giả được dư luận đặc biệt quan tâm,

Xem thêm

Những bài thơ Quảng Trị

28:58

Hàng năm, cứ gần đến ngày 27/7, trong lòng mỗi chúng ta lại trào dâng những xúc động khôn nguôi về bao thế hệ cha anh đã đổ xương máu cho nền độc lập tự do của dân tộc. Mỗi tấc đất quê hương, mỗi ngọn núi con sông đều in dấu những chiến công, in dấu cả những vinh quang và những đắng cay mất mát. Và chúng ta không bao giờ quên Quảng Trị, mảnh đất anh hùng bất khuất và cũng đầy sâu nặng nghĩa tình đã cùng bao mảnh đất quê hương khác băng mình qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của thế kỷ 20. Nhân

Xem thêm

Lòng mẹ

29:20

Trong các bộ môn nghệ thuật nói chung, thi ca nói riêng, có những đề tài không bao giờ cũ, luôn là cảm hứng muôn đời của các thi sĩ ở mọi dân tộc và thời đại. Một trong những đề tài như thế chính là người mẹ. Nhắc đến mẹ là nhắc đến một nỗi niềm, một tình cảm vừa thiêng liêng, vừa sâu sắc, khiến mỗi trái tim chúng ta không khỏi dâng lên niềm thương nhớ, lòng biết ơn với bao xúc động khôn nguôi…

Xem thêm

Phố trong ca từ Trịnh Công Sơn

26:41

Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20, Trịnh Công Sơn là một tên tuổi lớn, dành được sự ái mộ của đông đảo các tầng lớp công chúng, là nhạc sĩ hiếm hoi của Việt Nam có tên trong từ điển bách khoa Pháp. Các ca khúc của ông, ngoài vẻ đẹp về giai điệu còn được đánh giá rất cao ở chất thơ và sự gợi cảm của ca từ.

Xem thêm

Phạm Tiến Duật – Cánh chim lửa của Trường Sơn huyền thoại

28:55

Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu hàng đầu của lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những tác phẩm thơ của ông, có thể nói đã đồng hành cùng cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, nhận được tình cảm yêu mến của đông đảo chiến sĩ và bạn đọc cả nước. Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày mất của Phạm Tiến Duật, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông. Khách mời đối thoại của chương trình: Nhà thơ Vương T

Xem thêm

Thơ Văn khoa Tổng hợp – Một thời để nhớ

29:54

Những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, không khí sinh hoạt thi ca trong các trường đại học ở Hà Nội diễn ra thật sôi nổi, hào hứng. Hàng loạt câu lạc bộ thơ và những đêm thơ đã được tổ chức với sự góp mặt của nhiều tác giả. Từ lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ như Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm đến lớp nhà thơ hậu chiến như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Việt Chiến, Trần Hòa Bình,…và các cây bút sinh viên. Trong men say thi ca

Xem thêm

Những bài thơ tặng vợ

28:37

Từ cổ chí kim, người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao sáng tác nghệ thuật nói chung và thi ca nói riêng. Hằng năm, ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đều có những ngày dành riêng để tôn vinh người phụ nữ. Nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 năm nay, “Đôi bạn văn chương” xin gửi tới quý vị cuộc trò chuyện với nhan đề “những bài thơ tặng vợ”.

Xem thêm

Rượu và trà trong thơ Việt

29:56

Theo phong tục ngàn đời của người Việt, trong mâm cơm dâng lên tổ tiên, trên bàn thờ ngày mùng một, ngày rằm trong năm và nhất là dịp Tết đến không bao giờ thiếu trà và rượu. Rượu và trà vừa là lễ, vừa là quà, vừa là chút thăng hoa giúp con người chia sẻ tình cảm với nhau.

Xem thêm

Thi sĩ Lãng Thanh – Tài hoa ở lại

28:48

Nhắc đến Lãng Thanh là nhắc đến một gương mặt thơ đặc biệt nổi lên trong thập niên đầu của thế kỷ 21. Chỉ với 14 bài thơ trong tập thơ Hoa, tác phẩm của anh đã chinh phục nhiều độc giả bởi ngôn ngữ và hình tượng độc đáo, những liên tưởng lạ lùng trong một cảm quan về thế giới theo cách riêng của anh. Nhân dịp tròn 20 năm Lãng Thanh đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin dành một cuộc trò chuyện để tưởng nhớ người thi sĩ tài hoa bạc mệnh. Khách mời tham gia chương trình: Nhà thơ Thiên Sơn – m

Xem thêm

Những bài thơ hạnh phúc

30:00

Mỗi con người sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành, ai cũng mong muốn mình được hạnh phúc. Tình cảm ấy, mong ước ấy không phân biệt giới tính, lứa tuổi, sắc tộc hay tôn giáo. Chỉ có điều, mỗi người lại có một suy nghĩ riêng về hạnh phúc và nhiều khi không phải ai cũng cắt nghĩa được hạnh phúc một cách rõ ràng...

Xem thêm

Tình bạn trong thơ Việt

28:39

Cuộc đời mỗi con người, từ khi sinh ra, trưởng thành rồi từ giã thế gian, không ai là không có những người bạn. Từ bao đời, tình bạn đã trở thành một đề tài đẹp của văn học nghệ thuật nói chung, của thi ca nói riêng. Lịch sử thơ Việt từ cổ điển đến hiện đại, đã có không ít những tình bạn cảm động, in dấu trong nhiều tác phẩm. Khách mời tham gia chương trình: Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.

Xem thêm

Những bông hoa nở một lối về

29:00

Bình Nguyên Trang là một cây bút sáng tác thuộc thế hệ 7X đã sớm khẳng định được tiếng nói của mình trong làng văn. In tập thơ đầu tay năm 18 tuổi, đoạt giải Nhất cuộc thi Tác phẩm tuổi xanh vừa tròn 20 tuổi, chị là một trong những thành viên đầu tiên của Hội bút Hương đầu mùa báo Hoa học trò, ấn phẩm có lượng học sinh sinh viên theo dõi đạt vào hàng kỷ lục trong thập niên 90 của thế kỷ trước. Đạt giải cao với văn xuôi nhưng thơ mới đích thực là hồn cốt của Bình Nguyên Trang. Nhiều lứa học sinh

Xem thêm

chương trình hôm nay

VOV 1

28/10/2021

  • 04:45

    Nhạc mở đầu - Quốc ca

  • Nhạc hiệu - Nhạc thể dục

  • 05:10

    Dòng chảy kinh tếChuyên đề: Cải cách hành chính

  • 05:20

    Bản tin đầu ngày - Thời tiết