Đi tìm điển tích

Đi tìm điển tích

Podcast Văn học - Nghệ thuật

Đi tìm điển tích - đi tìm nghĩa đen, nghĩa xuất phát của thành ngữ, tục ngữ. Cái hay, cái độc đáo của nghĩa đen là mượn vật thật, mượn đặc điểm vốn có của vật để xây dựng nghĩa bóng, để thành chuyện, từ chuyện xây dựng nên thành ngữ, có khi lại đúc kết từ thành ngữ để nói lên chuyện. Đi tìm điển tích sẽ góp thêm một cái nhìn, một sự tìm tòi về thành ngữ, tục ngữ, giúp chúng ta vận dụng, sử dụng trong quá trình học tập, nghiên cứu, sáng tạo và trong cuộc sống thường nhật.

  • Danh sách chương
  • Cùng thể loại

Từ điển tiếng Việt: "thông đồng bén giọt" là gì?

01:42

Dựa vào hoạt động của đồng hồ, người đời vận dụng câu thành ngữ “thông đồng bén giọt” để chỉ công việc thuận lợi, trôi chảy, không gặp khúc mắc, trở ngại gì. Câu này đồng nghĩa với câu “thuận buồm xuôi gió” hay câu “xuôi chèo mát mái”.

Xem thêm

"Chữ như gà bới" có hàm ý gì?

01:23

Chữ như gà bới là câu thành ngữ có hàm ý chê bai người viết chữ xấu, nguệch ngoạc, thiếu nét, chẳng có hàng lối như con gà bới đất.

Giải nghĩa thành ngữ "Có đầu có đuôi"

01:36

Câu thành ngữ “Có đầu có đuôi” mang hàm ý chỉ việc đi lại, ăn ở, làm việc cũng như đối đãi trong gia đình phải theo thứ tự, đúng quy luật, có trên có dưới, có trước có sau.

"Kén cá chọn canh" được gì?

02:34

Câu thành ngữ “kén cá chọn canh” có ý chê bai những người có hành vi chọn lựa không dứt khoát, quá kỹ lưỡng, muốn dành phần hơn về mình nên nhiều khi hỏng việc.

Hàm ý thành ngữ "Lươn ngắn lại chê trạch dài, Thờn bơn méo miếng chê trai lệch mồm"?

02:00

Câu thành ngữ hàm ý chỉ kẻ không biết người, biết mình, chỉ biết chê người chứ không biết mình cũng có tật như người. Thậm chí mình không bằng người khác nhưng vẫn thích nhận xét, lên giọng chê bai.

Xem thêm

"Dốt hay nói chữ"

02:19

Câu thành ngữ “dốt hay nói chữ” được dùng để phê phán những kẻ đã dốt nát nhưng lại cứ tỏ ra hay chữ, dùng chữ nghĩa để chứng tỏ ta đây.

Câu chuyện thành ngữ "Lợn lành chữa thành lợn què"

01:29

“Lợn lành chữa thành lợn què” được dùng để chỉ một vật đang bình thường bị ai đó mang ra sửa chữa hoặc bảo dưỡng và cuối cùng những đồ vật này lại trở nên hư hỏng, là đồ bỏ đi.

Đi tìm ý nghĩa đích thực của "Vắt cổ chày ra nước"

01:53

Câu thành ngữ “Vắt cổ chày ra nước” được dùng để chê trách tính người keo kiệt, bủn xỉn đến vô cảm chỉ biết nghĩ đến mình của ai đó.

Mượn danh, mượn thế trong điển tích thành ngữ "Cáo mượn oai hùm"

02:19

“Cáo mượn oai hùm” là thành ngữ được dùng để chê bai những kẻ gian manh, thủ đoạn núp dưới uy thế của kẻ mạnh làm lá chắn, đi hù dọa, lòe bịp người khác nhằm phục vụ mục đích riêng của mình.

Xem thêm

Thành ngữ "Giậu đổ bìm leo" có hàm ý ra sao?

02:17

“Giậu đổ bìm leo” có hàm ý chê bai những kẻ lợi dụng lúc người khác gặp điều không may, thất thế hoặc khó khăn, hoạn nạn để lấn lướt, áp đảo. Tránh xa những loại người cơ hội này cũng là một trong những cách hạn chế phiền phức về mình.

Xem thêm

Câu chuyện thành ngữ "Mất bò mới lo làm chuồng"

01:43

Câu thành ngữ chỉ kẻ không biết lo liệu đề phòng trước, để việc hỏng rồi mới ứng cứu, phòng thân. Đến lúc đó, mọi chuyện đã xảy ra rồi và không thể cứu vãn nữa. Đây cũng là bài học xương máu cho tất cả chúng ta và nên nhớ lấy nó để rút kinh nghiệm cho những lần sau. Câu thành ngữ này cũng có hàm ý chỉ kẻ dốt nát.

Xem thêm

Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến - bậc kỳ tài trong nghệ thuật nói lái

01:50

Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến là người có biệt tài về chơi chữ, nghệ thuật nói lái đã được ông vận dụng một cách tài tình, sâu sắc trong mọi tình huống, rất nhiều giai thoại liên quan đến nói lái của ông đã được truyền tụng trong dân gian.

Xem thêm

Ý nghĩa thành ngữ "Ngậm miệng ăn tiền"

01:40

Trong đời sống hàng ngày “Ngậm miệng ăn tiền” được dùng để phê phán những kẻ vì lợi lộc mà im lặng, làm ngơ trước những việc làm không tốt.

Lời khuyên từ câu chuyện điển tích thành ngữ "Đứt đuôi con nòng nọc"

02:16

Từ đặc tính vòng đời của con cóc, người xưa đã đưa ra câu thành ngữ “Đứt đuôi con nòng nọc” để nhắc nhở người ta khi giải quyết việc gì phải làm cho dứt điểm, tránh tình trạng lôi thôi, việc nọ xọ việc kia không bao giờ hoàn thành.

Xem thêm

Giải thích thành ngữ "lừa ưa nặng"

01:47

Câu thành ngữ “lừa ưa nặng” được dùng để chỉ những người nào đó không chịu nghe lời nhẹ nhàng, để đến khi nặng lời hoặc dùng roi, vũ lực mới chịu nghe theo. Thành ngữ này còn được nói là “thân lừa ưa nặng”.

Xem thêm

Hàm ý thành ngữ "bóc ngắn cắn dài"

01:58

“Bóc ngắn cắn dài” là câu thành ngữ được dùng với hàm ý phê phán ai đó chỉ bỏ ra công sức ít ỏi mà mong thu lợi nhiều, kiếm được ít mà lại muốn ăn tiêu nhiều.

"Ông chẳng bà chuộc" nói nên điều gì trong cuộc sống?

01:26

Thành ngữ “Ông chẳng bà chuộc” được sử dụng để phê phán sự thiếu ăn khớp, bất đồng ý kiến, không hợp nhau về ý nghĩ cũng như việc làm giữa hai vợ chồng hoặc giữa người này với người khác.

Xem thêm

Nghĩa của từ "gan cóc tía"

02:35

Câu thành ngữ "gan cóc tía" chỉ sự gan góc, lì lợm, dám đương đầu với thế lực lớn hơn. Người nào không biết sợ hiểm nguy ta ví người đó có gan, gan như cóc tía.

"Ma ăn cỗ" ám chỉ việc gì?

02:49

Ma không ăn thịt, ăn xôi tì tì mà chỉ ăn hương, ăn khói, tận hưởng cái tình người dương gian gửi gắm qua đó mà thôi. Muốn hay không, trước lí lẽ như vậy, người ta dễ dàng nghĩ rằng ma ăn cỗ rất tài tình, kín đáo mà ta không thấy, không hay biết. Từ đời này qua đời khác, trong tri thức dân gian in đậm nét chuyện ma ăn cỗ. Do đó, hễ việc làm nào đó, thường là việc làm xấu, được thực hiện kín đáo, vụng trộm khéo léo đến mức không lưu lại dấu vết gì, không để cho một ai hay biết thì dân gian ta thườ

Xem thêm

Giải thích thành ngữ "Áo gấm đi đêm"

02:51

Áo gấm về làng là mang vinh hiển trở về quê hương, áo ấy mặc vào ban ngày. Còn như áo gấm mà đi đêm thì ắt là sự sang trọng ấy hẳn có sự mờ ám, khuất tất. Câu thành ngữ còn muốn phê phán sự không hợp lý, không đúng lúc, đúng chỗ của một hành động nào đó xét cho cùng là sự lãng phí, không có tác dụng nếu không muốn nói là hành động ấy còn mang mục đích thiếu trong sáng như anh chàng ở chuyện trên.

Xem thêm

Hiểu đúng thành ngữ "Mồm chó, vó ngựa"

02:13

Câu nói “Mồm chó, vó ngựa” có hàm ý nhắc nhở ai đó nên đề phòng chó cắn, ngựa đá. Thành ngữ này cũng khuyên răn người ta chớ coi thường những gì thuộc về bản chất có sẵn của ai đó, cần phải cảnh giác để tránh tai họa.

Xem thêm

Thành ngữ "Già kén kẹn hom" để chỉ những người như thế nào?

02:03

Câu thành ngữ “Già kén kẹn hom” được dùng để chỉ những người kén chọn quá kỹ lưỡng, thường phải nhận lấy những thứ không còn tốt đẹp nữa. Câu này hay được dùng để nói đến người quá kén chọn, để qua mất tuổi thanh xuân đẹp đẽ, lỡ mất cơ hội thành ra lỡ làng.

Xem thêm

Phê phán những kẻ học đòi trong câu chuyện điển tích thành ngữ "Thơ con cóc"

02:05

Thơ ca là hình ảnh tượng trưng đẹp đẽ. Con cóc được ví như một sự sù sì, thô thiển, mà thơ của các ông này chỉ trần trụi như con cóc đứng lại rồi nhảy đi. Từ điều này người xưa mới có câu thành ngữ “Thơ con cóc” để chê bai những kẻ ít học mà lại ra vẻ học đòi làm thơ chả khác gì con cóc thô kệch.

Xem thêm

"Muốn ăn hét, phải đào giun" có hàm ý ra sao?

03:04

Từ đặc điểm của chim hét thích ăn giun. Muốn ăn thịt chim hét người ta phải nhử bằng mồi giun nên mới có câu thành ngữ “muốn ăn hét, phải đào giun”. Có hàm ý khuyên người ta muốn đạt được thành quả thì phải bỏ công sức, trí tuệ tìm tòi.

Xem thêm

Giai thoại về lối nói lái của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

02:06

Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà tiên tri nổi tiếng của nước Việt. Ông cũng là người rất tài giỏi trong lối sử dụng chơi chữ nói lái. Mời quý vị và các bạn cùng nghe một giai thoại về cách sử dụng nói lái của ông.

Xem thêm

Sự đành hanh của người phụ nữ qua "xắn váy quai cồng"

02:01

Thành ngữ “xắn váy quai cồng” được sử dụng để miêu tả cử chỉ, hình dáng của người đàn bà đanh đá, đành hanh, thể hiện thái độ giận dữ, bất chấp, ngược lại với sự ý tứ, ngôn hạnh mà người phụ nữ cần có.

Xem thêm

Ngụ ý thành ngữ "Nước chảy chỗ trũng"

01:50

Dựa vào quy luật tự nhiên, chất lỏng chảy từ chỗ cao đến chỗ thấp, người xưa có câu thành ngữ “Nước chảy chỗ trũng” với ngụ ý: lợi lộc, của cải dễ dàng rơi vào tay kẻ giầu có làm họ càng trở nên giàu sang hơn.

Xem thêm

"Bán lợi mua danh" ám chỉ điều gì?

02:01

Câu thành ngữ “Bán lợi mua danh” được dùng để ám chỉ sự mua danh trục lợi, chạy chức, chạy quyền của một số kẻ hám danh.

"Nói dối như cuội"

01:36

Câu thành ngữ “nói dối như cuội” được sử dụng để chỉ những người hay nói dối. Đôi khi việc nói dối đó chỉ là trò đùa vô hại nhưng lắm khi cũng gây hại đến những người xung quanh.

Câu chuyện "vẽ rắn thêm chân"có ý nghĩa là gì?

01:24

Thành ngữ “vẽ rắn thêm chân” có hàm ý chê người nào đó bày vẽ thêm những việc làm thừa thãi, vô ích không hiệu quả đôi khi còn phản tác dụng.

Nguồn gốc thành ngữ "mạt cưa, mướp đắng"

02:13

Thành ngữ “mạt cưa, mướp đắng” được dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa đảo trong xã hội. Trong sử dụng, thành ngữ này còn có thể được dùng để chỉ chính ngay hành vi bịp bợm của những hạng người xảo trá, đê tiện.

Xem thêm

"Cờ gian bạc lận" dùng để phê phán những kẻ thế nào?

02:18

“Cờ gian bạc lận” có ý phê phán kẻ thiếu lương tâm, dùng mánh khóe gian xảo khi đánh bạc để lừa bịp thiên hạ, đúng là cờ gian bạc lận, của phi nghĩa thực chẳng ra gì.

"Chưa nóng nước đã đỏ gọng" có ý nghĩa gì?

01:57

Thành ngữ “Chưa nóng nước đã đỏ gọng” được sử dụng để phê phán những người thiếu ý chí, dễ dàng đầu hàng khi mới vấp váp vài chút khó khăn.

Hàm ý "Mượn gió bẻ măng"?

01:30

Câu thành ngữ “mượn gió bẻ măng” có hàm ý lợi dụng cái sẵn có để làm một việc theo ý mình mà không cần tốn nhiều công sức, tiền của.

Ý nghĩa thành ngữ "Trâu buộc ghét trâu ăn"?

01:52

Câu “Trâu buộc ghét trâu ăn” có hàm ý chê trách những người thấy người khác sung sướng, được hưởng quyền lợi hơn mình thì đố kỵ, ganh ghét.

Nghĩa của thành ngữ "Mượn gió bẻ măng"?

01:54

Câu thành ngữ “Mượn gió bẻ măng” có hàm ý chê bai những người lợi dụng cái có sẵn để làm việc theo ý mình mà không tốn nhiều công sức, tiền của, không phải chịu trách nhiệm.

Giải nghĩa "có tật giật mình"

02:02

Thành ngữ “có tật giật mình” được dùng để ám chỉ những kẻ có tật, làm điều sai trái thường dễ chột dạ khi nghe người khác nói động đến những chuyện tương tự, tưởng như họ ám chỉ mình, hoặc vì có lỗi lầm nên nơm nớp lo sợ, nhất là khi người ta đang điều tra, tìm hiểu về việc đó.

Xem thêm

Sự tích, ý nghĩa "cá Chép hóa Rồng"

01:38

Câu thành ngữ “cá Chép hóa rồng” khuyên chúng ta hãy kiên trì, bền chí, cố gắng rèn luyện thì chắc chắn sẽ có ngày thành đạt, vinh hiển.

Giai thoại về nói lái của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

01:46

Nói lái là một cách nói rất đặc biệt và thật thú vị trong ngôn ngữ của người Việt. Nói lái được sử dụng rất nhiều trong ca dao, tục ngữ, câu đố, câu đối, nó đã đi vào các giai thoại và được các bậc kỳ tài như Trạng Trình, Trạng Quỳnh sử dụng và tồn tại đến ngày nay.

Xem thêm

"Há miệng mắc quai" ám chỉ những người như thế nào?

02:01

Câu thành ngữ “Há miệng mắc quai” được dùng để chê bai những kẻ ăn của hối lộ, đút lót, rồi phải làm ngơ trước khuyết điểm, sai phạm của kẻ xấu.

Chuyện xưa tích cũ: Cốc mò cò xơi

02:47

Từ câu chuyện con cốc thật thà chăm chỉ, siêng năng, còn con cò lanh lợi, khôn ngoan nhưng lại lười biếng mà có câu thành ngữ “Cốc mò, cò xơi”. Đó cũng là bài học cho mọi người sống thật thà, chăm chỉ siêng năng nhưng không tỉnh táo, uổng công vô ích làm việc cho người khác hưởng.

Xem thêm

Hàm ý thành ngữ "Cái tổ con chuồn chuồn"?

02:40

Chuồn chuồn không làm tổ, nên không có tổ, do đó, không bao giờ con người tìm thấy tổ chuồn chuồn. Chuồn chuồn đạp nước, đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành nhộng. Nhộng sống dưới nước sau ba năm mới hóa thành chuồn chuồn. Nên câu thành ngữ “Cái tổ con chuồn chuồn” là có hàm ý nói về hành tung của ai đó, hoặc công việc gì đó bí ẩn, thầm kín khó mà ai biết được.

Xem thêm

Giải thích câu thành ngữ "Mèo già hóa cáo"

02:01

Thực ra mèo không phải là cáo. Câu thành ngữ “mèo già hóa cáo” được sử dụng để ám chỉ khi con mèo già tinh khôn, ranh mãnh thì chẳng khác gì con cáo quỷ quyệt. Con người chuyên lừa đảo ranh ma, nhiều mưu mẹo thì cũng ví như loài cáo vậy.

Xem thêm

Xuất xứ câu thành ngữ "Của người phúc ta"

09:37

Của người phúc ta nói rộng ra là dùng tiền bạc, của nả của người khác mà đem dâng hiến, tặng cho người khác cốt để làm lợi cho mình. Suy ra thì đời nào cũng vậy, người ta dùng tiền bạc của công vung tay bố thí, tặng biếu cho kẻ khác thản nhiên như của mình để tỏ lòng tốt, hòng thu lợi cho mình, đó gọi là “tiền chùa”. Ngược lại với câu này là “Của ai phúc nấy”.

Xem thêm

chương trình hôm nay

VOV 1

28/10/2021

  • 04:45

    Nhạc mở đầu - Quốc ca

  • Nhạc hiệu - Nhạc thể dục

  • 05:10

    Dòng chảy kinh tếChuyên đề: Cải cách hành chính

  • 05:20

    Bản tin đầu ngày - Thời tiết