8 người chết khi chạy thận ở Hòa Bình: Truy tố 3 bị can
Cả 3 bị can đều bị truy tố về các tội danh "Vô ý làm chết người" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Cả 3 bị can đều bị truy tố về các tội danh "Vô ý làm chết người" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Với trách nhiệm của người đứng đầu, ông Trương Quý Dương đã xin thôi vị trí Giám đốc bệnh viện đa khoa Hoà Bình, đồng thời đề nghị được bố trí công tác khác.
Dù chỉ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách liên quan tai biến chạy thận khiến 8 người chết ở Hòa Bình nhưng ông Trương Quý Dương (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) quyết định xin từ chức.
Liên quan đến vụ 8 người tử vong khi chạy thận tại Hoà Bình, đầu giờ chiều ngày 5/7, bác sỹ Lương đã được tại ngoại, về với gia đình.
Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai), với hàm lượng tồn dư chất độc flouride này như đã công bố có thể giết chết người bệnh ngay lập tức.
Để phục vụ cho công tác điều tra, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tạm dừng hoạt động, chuyển các bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo về Bệnh viện đa khoa thành phố Hòa Bình, nơi được Sở Y tế trang bị 12 máy chạy thận nhân tạo cùng hệ thống nước lọc RO mới.
Liên quan việc bác sĩ Hoàng Công Lương bị cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam do vi phạm quy trình chữa bệnh khiến 8 người chết nghi do sốc phản vệ tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, Ths.BS Hoàng Công Tình - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực BVĐK Hoà Bình, đồng thời cũng là một người chú của bác Lương chia sẻ rằng: "Cả gia đình bàng hoàng và chỉ mong sao những điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra".
Nói về việc bắt 3 bị can liên quan vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong ở Hòa Bình, Trung tướng Đỗ Kim Tuyến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an - cho biết Bộ Công an sẽ xem xét, điều tra khách quan, ngoài 3 bị can sẽ làm rõ xem còn ai nữa có liên quan.
Cơ quan điều tra vừa khởi tố 3 người liên quan đến sự cố chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, vậy những người này đã mắc sai sót gì?
Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương cho biết, đã nắm được thông tin về kết quả kiểm định tồn dư hóa chất trong nước lọc thận trong vụ việc 8 bệnh nhân tử vong gần một tháng trước và thừa nhận, trong quá trình kiểm tra, bảo trì cán bộ tại bệnh viện đã làm chưa đầy đủ, thiếu thủ tục bàn giao.
Theo nguồn tin riêng của Tiền Phong, cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình vừa tiếp tục gia hạn đình chỉ công tác 15 ngày đối với ông Trương Quý Dương - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Liên quan đến nguyên nhân vụ 8 người chết do tai biến khi chạy thận ở BVĐK tỉnh Hòa Bình là do nguồn nước, chiều ngày 8/6, Công an tỉnh Hòa Bình đã triệu tập Giám đốc một Công ty có trụ sở tại Bắc Ninh là đơn vị trực tiếp thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO tại khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện.
Chiều 8/6, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình tổ chức họp báo công bố kết luận kiểm thảo ban đầu vụ tai biến khi chạy thận khiến 8 người chết ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Hội đồng chuyên môn Sở Y tế tỉnh Hòa Bình khẳng định sự cố 8 người chết khi chạy thận là thảm họa lớn và Bệnh viện đa khoa Hòa Bình còn thiếu kinh nghiệm, phương tiện, nhân lực, kiến thức xử lý tình huống.
Hội đồng chuyên môn cho rằng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã thiếu kinh nghiệm, phương tiện, nhân lực, kiến thức trong việc xử trí thảm họa 8 người chết do tai biến khi chạy thận tại Bệnh viện này.
Ngay sau vụ tai biến chạy thận khiến 8 người chết, Sở Y tế Hòa Bình nhiều lần gọi điện cho Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình nhưng đều không liên lạc được.
Sáng 8/6, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, Hội đồng chuyên môn "nghĩ nhiều đến nguồn nước chạy thận", cho rằng đây là nguyên nhân gây tai biến cho các bệnh nhân chạy thận hôm 29/5.
Liên quan đến vụ 8 người chết khi chạy thận ở Hòa Bình, sáng nay, ngày 8/6, ông Trương Quý Dương, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình cùng 2 bác sĩ nữa đã chính thức bị đình chỉ công tác.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trong tuần này sẽ có kết luận của Hội đồng chuyên môn về sự cố y khoa khiến 8 người tử vong khi chạy thận tại BVĐK Hoà Bình.
Rạng sáng nay, bệnh nhân Nguyễn Thị Bích Nguyên, 46 tuổi, trú tại Tiểu khu 12, Thị trấn Lương Sơn, Hòa Bình đã tử vong.
Ông Trần Đăng Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình lên tiếng về các sai phạm của ông Trương Quý Dương - Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh trước khi xảy ra sự cố 7 bệnh nhân tử vong khi chạy thận.
Tối 1/6, các bác sĩ cho biết, sức khỏe nữ bệnh nhân Nguyễn Thị Bích Nguyên, bệnh nhân nguy kịch còn lại trong sự cố y khoa xảy ra đối với 18 người lọc máu hiện đang điều trị tại BVĐK tỉnh Hòa Bình vẫn nặng nhưng có đã có dấu hiệu chuyển biến tốt hơn.
Liên quan vụ 18 nạn nhân nghi do sốc phản vệ ở Hòa Bình khi đi chạy thận (có 7 người đã chết), trước đó, năm 2014, Thanh tra Sở Y tế Hòa Bình từng chỉ ra nhiều sai phạm tại bệnh viện này, trong đó có việc bệnh viện đã chi hơn 6 tỷ đồng mua hóa chất, vật tư không đúng quy định.
Bệnh nhân duy nhất còn ở lại điều trị ở Hòa Bình trong số 18 người nghi sốc phản vệ đã từng ngừng tuần hoàn hai lần, không thể chuyển lên Hà Nội để điều trị.
Sau sự cổ sốc phản vệ khiến 7 người bị chết khi chạy thận nhân tạo tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, 128 bệnh nhân “xóm chạy thận” gần bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội bày tỏ sự đồng cảm với nỗi đau của các nạn nhân; đồng thời tỏ ra rất lo lắng.
Bộ trưởng Bộ Y tế đặt câu hỏi trước cái chết của 7 bệnh nhân chạy thận tại Hòa Bình: "Nếu nhân viên y tế tuân thủ theo quy trình. Vậy tại sao xảy ra chuyện? Để xảy sự cố chắc chắn là không bình thường."
Trong số các bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai có 1 người cùng phòng chạy thận với 5 nạn nhân khác đã tử vong, trong khoảnh khắc chứng kiến 5 người cùng phòng nguy kịch, bệnh nhân này đã nghĩ, người tiếp theo ra đi sẽ là mình.
"Tôi thèm khát được khóc, được giải tỏa, chia sẻ với bệnh nhân nhưng tôi không thể làm thế được vì dưới mình còn 40 nhân viên, họ cần 1 chỉ huy, cần người kết nối công việc cho thật tốt", lãnh đạo khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình chia sẻ.
Sáng hôm nay, 30/05/2017, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thăm hỏi và động viện những bệnh nhân được chuyển xuống bệnh viện Bạch Mai sau sự cố sốc phản vệ khiến cho 7 người chết khi chạy thận tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hòa Bình.
"Trước khi đến bệnh viện, mẹ tôi vẫn tỉnh táo, khỏe mạnh. Đến nay, chúng tôi vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác cái chết của mẹ mình", người nhà nạn nhân trong vụ sốc phản vệ ở Hòa Bình cho biết.