Lần đầu tiên đưa ra xét xử vụ án có tới 92 bị cáo, trong đó có những người từng đảm nhiệm chức vụ cao như cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, nhưng sẽ không có áp lực nào trong xét xử, tòa án sẽ độc lập xét xử và chỉ tuân theo hiến pháp, pháp luật.
Nhìn lại quá trình hình thành đường dây đánh bạc quy mô lớn nhất từ trước đến nay có sự chống lưng của cựu Trung tướng - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh và một số cán bộ công an cao cấp khác.
Hình ảnh đoàn xe chở ông Phan Văn Vĩnh cùng 91 bị cáo trong vụ đánh bạc online nghìn tỷ đồng từ trại tạm giam ở xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tới phiên tòa xét xử.
Sáng 12/11, an ninh được thắt chặt tại phiên tòa xét xử ông Phan Văn Vĩnh (cựu trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát), Nguyễn Thanh Hóa (cựu thiếu tướng, cựu Cục trưởng C50) và 90 đồng phạm trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ qua mạng.
Ông Đoàn Minh Hương, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Phú Thọ cho biết, vụ án đánh bạc nghìn tỷ đồng liên quan đến Trung tướng Phan Văn Vĩnh dù có áp lực nhưng phải làm đến cùng với phương châm "đau cũng phải làm".
Trước câu hỏi của chủ tọa, cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh giơ tay rồi trả lời, ông từ chối việc công bố bản án lên trang cổng thông tin điện tử của tòa án.
Phó Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ cho biết, lực lượng an ninh đã được bố trí để bảo vệ nghiêm ngặt phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh và 91 đồng phạm.
Manh mối đầu tiên giúp Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện ra đường dây đánh bạc nghìn tỷ đồng liên quan đến cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh xuất phát từ một vụ án lừa đảo qua Facebook.
Theo TAND tỉnh Phú Thọ, Hội đồng xét xử (HĐXX) trong phiên tòa xét xử cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh và 91 đồng phạm gồm 5 người, 2 thẩm phán chính, 3 hội thẩm nhân dân.
Cơ quan tố tụng đã phong tỏa 5 căn hộ tại khu dân cư Villa Park và kê biên căn nhà 45 Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM) tổng trị giá gần 300 tỷ đồng của Phan Thu Hương (dì ruột Nam) do Phan Sào Nam thu lợi bất chính từ hoạt động tổ chức đánh bạc qua mạng có được nhờ mua bất động sản, kinh doanh sinh lời.
Bộ Công an phối hợp với VKSND Tối cao thành lập một tổ chuyên án cùng với Cảnh sát quốc tế Interpol và phối hợp với cơ quan chức năng sở tại để thu hồi 3,5 triệu USD mà Phan Sào Nam gửi ở một ngân hàng tại Singapore.
Hai ông trùm cầm đầu đường dây cờ bạc trên mạng internet Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam bị tạm giữ 9 xe sang và bị phong tỏa, kê biên 13 biệt thự, căn hộ cao cấp.
Phan Sào Nam đã chỉ đạo cấp dưới tuyển đội ngũ kỹ thuật giỏi xây dựng phần mềm cổng game bài RikVip hoạt động trên nền tảng web và thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng), cung cấp 54 hình thức đánh bạc để vận hành đường dây đánh bạc trực tuyến.
Sau khi thu lợi bất chính từ hoạt động đánh bạc trái phép, Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương dùng nhiều thủ đoạn để rửa tiền như đầu tư bất động sản, góp vốn làm dự án BOT, gửi ngân hàng...
Theo Cơ quan An ninh điều tra Công An tỉnh Phú Thọ, tổng số tiền các nhà mạng được hưởng từ hoạt động phạm tội tổ chức đánh bạc là hơn 1.200 tỷ đồng, do đó, đề nghị tịch thu hàng trăm tỷ đồng trong số này.
CQÐT xác định, hai ông trùm trong đường dây đánh bạc trực tuyến là Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương đã dùng nhiều thủ đoạn để “rửa tiền” như: đầu tư bất động sản, góp vốn vào các Cty, góp vốn làm dự án BOT…
Cơ quan điều tra xác định ông Vĩnh ký quyết định lập công ty bình phong thuộc C50 trái quyết định của Bộ Công an để tạo vỏ bọc cho Nguyễn Văn Dương và đồng phạm tổ chức đánh bạc.
Sau khi ký hợp đồng với Công ty VTC online, Nguyễn Văn Dương tiếp tục chỉ đạo Lưu Thị Hồng ký hợp đồng thuê tên miền Rikvip.vn, thuê dịch vụ nhắn tin quảng bá thương hiệu để phục vụ cho hoạt động tổ chức đánh bạc trực tuyến.
Kết luận điều tra đường dây đánh bạc nghìn tỷ cho thấy, cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh đã được trùm cờ bạc Nguyễn Văn Dương hối lộ hàng chục tỷ đồng cùng nhiều tài sản có giá trị.