Tháng 11/1945, Mỹ khiến thế giới ngỡ ngàng khi tuyên bố thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên tại sa mạc bang New Mexico. Nhưng chỉ hơn 4 năm sau, Liên Xô gây bất ngờ không kém với một thử nghiệm tương tự.
Sự tiến bộ thần kỳ của Liên Xô sau đó được phát hiện có công lớn từ 4 điệp viên Liên Xô, bao gồm David Greenglass, Klaus Fuchs, Theodore Hall. Danh tính người còn lại mới được công bố cách đây vài ngày. Người này là Oscar Seborer.
Tất cả đều làm việc tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos của Mỹ, nơi quả bom hạt nhân đầu tiên được phát triển. Họ gửi thông tin về vũ khí hạt nhân của Mỹ cho các điệp viên Liên Xô trong khoảng thời gian từ năm 1940 đến 1948.
Tên của Seborer từng được nhắc tới một vài lần trong các tài liệu được FBI giải mật vào năm 2011 và gần như mất hút khỏi các tài liệu trước đó. Nguyên nhân là bởi mọi sự chú ý đều đổ dồn vào 3 điệp viên còn lại.
Theo NYT, Seborer tới từ một gia đình Do Thái, chuyển tới Mỹ từ Ba Lan. Ông là một phần trong mạng lưới những người có liên quan tới tình báo Liên Xô.
Ông được đào tạo như một kỹ sư và ghi danh gia nhập vào Quân đội Mỹ năm 1942.
Sau đó, ông tham gia vào Manhattan, dự án tạo ra vũ khí hạt nhân đầu tiên của Mỹ. Trong thời gian này, ông bị tình nghi làm lộ bí mật nhưng vẫn bình an vô sự.
2 năm sau, Saborer được điều chuyển sang Hải quân Mỹ làm kỹ sư điện.
Một số sỹ quan cấp cao quản lý Saborer khi đó cảnh báo ông là mối nguy an ninh.
Năm 1952, Saborer trốn khỏi Mỹ cùng anh trai, chị dâu và mẹ. Ông chọn Matxcơva làm nơi định cư và qua đời tại đây năm 2015.
Các nhà sử học tin rằng Saborer không hề hành động đơn độc mà một số thành viên trong gia đình cũng là gián điệp mang các biệt danh "Bố già", "Người thân" và "Nata".
Bình luận