Gỉ mũi được hình thành như thế nào?
Như chúng ta đã biết, mũi là bộ phận giúp con người hít vào thở ra và trong đó có cả một cơ chế đặc biệt giúp ta sàng lọc bụi bẩn, vi khuẩn để chúng không xâm nhập vào khí quản. Trong mũi còn có một hệ thống dày đặc toàn lông mũi.
Khi các loại vi khuẩn, virus, bụi nhỏ, phấn hoa…bay vào, mũi sẽ tiến hành tiết chất nhày ra để “cô đặc” chúng ở ngoài lỗ mũi. Những chất nhày dinh dính, kết hợp với từng sợi lông mũi sẽ khóa những vi khuẩn xâm hại đường hô hấp này lại để đẩy ra ngoài.
Nhưng vì không được đẩy ngay nên dần dà, hỗn hợp chất nhày này khô lại, đóng cục nhỏ trên lông mũi. Đó là gỉ mũi như chúng ta thường gọi.
Lý giải vì sao trẻ con thích “măm” gỉ mũi
Chỉ cần tìm hiểu sơ qua như vậy là chúng ta cũng biết nguồn gốc “kinh khủng” của gỉ mũi từ đâu rồi. Thế nhưng có một nghịch lý là thói quen “ăn gỉ mũi” không chỉ có trẻ con yêu thích mà nhiều người lớn cũng bị “nghiền” món này.
Trong cuốn Gastronaut: Adventures in Food for the Romantic, the Foolhardy, and the Brave của mình, Stefan Gates đã ghi rõ, có đến 44% người trưởng thành thú nhận rằng, họ đã từng ăn gỉ mũi của mình, thậm chí là thường xuyên “măm” chúng. Tại sao lại như vậy?
Chúng ta có thể lý giải điều này bằng việc tin rằng, trẻ con thích ăn gỉ mũi là do bản tính ưa khám phá và hay tò mò của chúng. Một đứa trẻ bắt đầu biết nói, biết đi thì bất cứ thứ gì đơn gian nhất xung quanh cũng trở thành một điều kì diệu. Gỉ mũi do enzyme tiết ra ở mũi, hòa với bụi bẩn nên hay gây cảm giác ngứa ngáy cho trẻ. Theo phản xạ, trẻ sẽ lấy gỉ mũi ra và khám phá chúng theo cách của riêng nó. Đó là cho vào miệng “măm” thử xem mùi vị có... ngon lành gì không. Đâу chính là khởi nguồn của thói quen xấu nàу.
Video: Khoa học chứng minh - Ăn gỉ mũi có lợi cho sức khỏe
Trong thực tế, rất nhiều trẻ khi lớn lên có nhận thức hoặc được bố mẹ giải thích đã bỏ được thói xấu. Nhưng không phải hoàn toàn 100%, nên có trường hợp khi lớn hơn, hành động ăn gỉ mũi được lặp lại thường xuyên hơn vì gỉ mũi xuất hiện với tần suất cao hơn khi còn nhỏ.
Rốt cuộc thói quen ăn gỉ mũi có lợi hay hại
Bản chất nước mũi là chất nhờn bao gồm 1 chút protein, 1 chút kháng thể làm sạch mũi và 1 chút bụi bẩn, vi khuẩn, chất độc… để tạo thành gỉ. Như vậy, gỉ mũi không có giá trị dinh dưỡng. Ăn gỉ mũi là gián tiếp đưa các loại vi khuẩn và virus vào cơ thể.
Đó là chưa nói đến thói quen móc gỉ mũi còn không có lợi. Nơi hình thành gỉ mũi vốn có nhiều mạch máu. Nếu thường xuyên móc, cạy có thể khiến xơ mạch máu tại vị trí này và dễ chảy máu mũi. Trẻ còn có thể bị nhiễm trùng do ngón tay không phải lúc nào cũng sạch.
Tóm lại, thường xuyên ăn gỉ mũi là thói quen không tốt, gây phản cảm cho người đối diện. Cha mẹ muốn vệ sinh mũi cho con trẻ, cách tốt nhất là dùng nước muối sinh lý làm mềm gỉ mũi và dùng tăm bông để lấy gỉ mũi ra.
Còn với người lớn, đừng Ƅao giờ mắc phải thói quen này và nếu có hãу từ bỏ nó ngay, các bạn nhé.
Bình luận