(VTC News) – Hôm nay (25/3), Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam lần thứ VII chính thức khai mạc, người hâm mộ nước nhà đang rất trông đợi bộ máy điều hành mới của VFF sẽ đưa nền bóng đá nước nhà vượt lên khỏi đáy hình sin của sự đi xuống thời gian qua.
Trước khi những “ghế nóng” ở VFF có chủ, VTC News đã cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, nguyên Chủ tịch VFF khóa V.
GHẾ NÓNG VFF KHÔNG PHẢI CHỖ KIẾM THÊM
PV- Thưa ông Mai Liêm Trực, thời gian qua, ông có theo dõi bóng đá Việt Nam không?
Tiến sĩ Mai Liêm Trực: Tôi vẫn thường xuyên theo dõi bóng đá Việt Nam và buồn vui theo thăng trầm của bóng đá nước nhà như một người hâm mộ bình thường.
- Ông nghĩ gì về sự chậm trễ của VFF trong việc tổ chức Đại hội khóa VII? Nhà văn Chu Lai từng cho rằng, việc tìm ra ai ngồi vào “ghế nóng” VFF không quan trọng, mà quan trọng người ngồi “ghế nóng” có đưa ra được những chiến lược phát triển và thực thi chiến lược đó một cách tốt nhất. Ông nghĩ sao về điều này?
Tiến sĩ Mai Liên Trực: Đúng là VFF đã chậm trễ trong việc tổ chức Đại hội do các vấn đề nhân sự, đặc biệt là vị trí chủ tịch. Tôi cho rằng việc chậm trễ này không chỉ là lỗi của VFF mà của cả Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch và các ban ngành liên quan.
Còn ý kiến của nhà văn Chu Lai, tôi rất tâm đắc bởi nói không chỉ đúng cho mỗi chức danh Chủ tịch VFF mà cho nhiều ví trí quản lý quan trọng khác của đất nước. Tôi rất tiếc khi các Đại hội VFF gần đây, ít thấy VFF công bố, bàn thảo các nội dung chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam như phát triển bóng đá trẻ, phát triển bóng đá phong trào theo công tác xã hội hóa thể thao, bóng đá học đường…
VFF những năm qua có tổ thức các Đại hội thường niên, nhưng tại Đại hội thường niên này, các vấn đề nóng, mới phát sinh, những vấn đề bức xúc của bóng đá Việt Nam cần phải giải quyết ngay cũng không được nói đến nhiều, thay vào đó, nó lại bùng nổ ở các Hội nghị tổng kết mùa giải.
Nói thế để thấy rằng, VFF còn thiếu chủ động và chưa huy động được sức mạnh tổng thế từ chính bộ máy lãnh đạo VFF, các CLB, tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, doanh nghiệp…
- Ông từng nói mặt bằng VFF thấp hơn mặt bằng chung của xã hội. Điều này giờ còn đúng?
Tiến sĩ Mai Liêm Trực: Chính xác tôi nói: Bộ máy lãnh đạo VFF thấp hơn mặt bằng chung xã hội, trong đó có tôi. Thời điểm tôi chuyển sang làm kiêm nhiệm chức Chủ tịch VFF, với kinh nghiệm của một người nhiều năm quản lý một doanh nghiệp lớn, một cơ quan nhà nước, tôi đã nhìn thấy những bất cập, chồng chéo, ôm đồm, thiếu khả năng tập hợp sức mạnh trong bộ máy điều hành VFF và tôi đã nói như thế.
VFF thời gian qua có chủ trương học tập, phát triển bóng đá Việt Nam theo mô hình của Nhật Bản. Tôi ủng hộ xu hướng này bởi Nhật Bản có nhiều tương đồng với Việt Nam từ văn hóa, triết lý đến xuất phát điểm… Tuy nhiên, học tập được đến đâu lại do bộ máy VFF quyết định.
VFF cần phải chủ động hơn với vai trò của mình để tranh thủ sự ủng hộ từ xã hội. Tôi đơn cử như việc đào tạo trẻ. Hàng năm VFF cần có những đánh giá, tổng kết công tác đào tạo trẻ. Chủ động công nhận, khuyến khích những mô hình tốt và nhân rộng mô hình này ra.
- Là một người từng giữ chức Chủ tịch VFF, ông có thể chia sẻ cảm nghĩ của ông về vị trí này?
Tiến sĩ Mai Liêm Trực: VFF chỉ là một tổ chức nghề nghiệp song sức ép từ xã hội lại rất lớn. Việc tôi được giao giữ chức Chủ tịch VFF là một bất ngờ, dù chỉ kiêm nhiệm nhưng lại rơi vào thời điểm Việt Nam lần đầu tiên tổ chức SEA Games. Và tất nhiên lúc đó, sức ép lớn nhất với tôi là làm thế nào để bóng đá Việt Nam vào bán kết, chung kết SEA Games.
Rất may là ĐT U23 Việt Nam đã có mặt ở bán kết rồi chung kết. Dù không thể giành HCV nhưng tôi vẫn rất vui bởi không khí mà U23 Việt Nam mang lại giống như một ngày hội trên khắp đất nước. Hình ảnh người hâm mộ đổ ra đường ăn mừng sau những chiến thắng đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi và khiến tôi cảm thấy trách nhiệm của mình hơn.
Sau này, tôi rút ra một điều. “Ghế nóng” VFF không phải là chỗ để kiếm thêm, không phải là bậc thang để leo lên. Người ngồi vào ghế này không chỉ dấn thân mà còn phải xả thân, đã nhảy vào lửa là phải cháy hết mình. Họ không chỉ say mê mà còn sống vì khát vọng của người dân.
BÓNG ĐÁ MANG TÍNH XÃ HỘI, HÃY ĐỂ NGƯỜI XÃ HỘI QUẢN LÝ
- Ở Đại hội VFF khóa VII này, nhiều khả năng lần đầu tiên trong lịch sử, Chủ tịch VFF sẽ là một doanh nhân. Ông nghĩ sao về điều này?
Tiến sĩ Mai Liêm Trực: Như đã nói ở trên, VFF là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, làm Chủ tịch VFF chịu nhiều áp lực, rủi ro vì thế không nên để quan chức nhà nước nắm giữ, nhất là những ai còn muốn tiến thân. Bởi rủi ro sẽ làm họ ngại, họ né tránh và không làm hết mình.
Tôi ủng hộ chủ trương quản lý tổ chức xã hội nghề nghiệp nên giao cho người có vị thế, uy tín, đã khẳng định được năng lực, thành công trong xã hội và đặc biệt có đam mê, gắn bó lâu năm với bóng đá Việt Nam. Tại Đại hội tới sẽ có nhiều người tâm huyết với bóng đá Việt Nam tham gia ứng cử vào bộ máy VFF. Đó sẽ là đổi mới.
- Dù vậy, với việc đi xuống đáy hình sin của bóng đá Việt Nam thời gian qua, người hâm mộ vẫn nhìn vào sự đổi mới mà Đại hội VFF khóa VII có thể tạo ra với con mắt dè dặt. Ông có kỳ vọng nhiều vào Đại hội này?
Tiến sĩ Mai Liêm Trực: Quan điểm của tôi là không nên lên án thời kỳ đầu cô dâu mới về nhà chồng mà tạo ra áp lực quá lớn. Hãy để họ chứng minh một thời gian. Trước mắt nên đóng góp ý kiến, đề xuất trong Đại hội.
Chúng ta cần phải học tập cách cổ vũ chuyên nghiệp. Không phải cứ thua là bỏ ra về. Nếu thế, David Moyes mà ở Việt Nam thì đã bị sa thải từ lâu rồi vì không chịu được áp lực của người hâm mộ, truyền thông.
Bóng đá là đứa con của xã hội, phản ánh bộ mặt xã hội. Khi xã hội còn nhiều rào cản khó khăn thì nó cũng gặp những rào cản khó khăn. Hãy tưởng tượng mà xem. Một sân đấu khô ráo, sạch sẽ, cầu thủ thi đấu áo cũng sạch sẽ. Còn nó nhiều vũng bùn thì cầu thủ áo bẩn và dễ trượt chân ngã.
Người hâm mộ Việt Nam nên chia sẻ tâm huyết, thông cảm khó khăn cùng những người đứng đầu VFF. Nhưng không bao che, ủng hộ những động cơ không lành mạnh. Tôi sẽ không tha thứ cho những ai coi “ghế nóng” VFF là chỗ để tiến thân, tới đó ngồi như một trịnh trọng viên.
Cuối cùng, tôi muốn nói thêm tính xã hội của bóng đá là rất rõ. Ví dụ, tính công khai minh bạch, công bằng dân chủ. Không phải anh là con ông cháu cha thì có thể lên ĐT Việt Nam thi đấu nếu anh không có năng lực chuyên môn. Rồi tính trách nhiệm cá nhân. Ở lĩnh vực nào đó thì có thể đổ qua đổ lại cho nhau nếu mắc lỗi. Riêng bóng đá, người chịu trách nhiệm đầu tiên trong một đội bóng sẽ là HLV, rộng hơn là Liên đoàn bóng đá.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Hà Thành
Trước khi những “ghế nóng” ở VFF có chủ, VTC News đã cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, nguyên Chủ tịch VFF khóa V.
GHẾ NÓNG VFF KHÔNG PHẢI CHỖ KIẾM THÊM
PV- Thưa ông Mai Liêm Trực, thời gian qua, ông có theo dõi bóng đá Việt Nam không?
Tiến sĩ Mai Liên Trực (Ảnh: Hà Thành) |
- Ông nghĩ gì về sự chậm trễ của VFF trong việc tổ chức Đại hội khóa VII? Nhà văn Chu Lai từng cho rằng, việc tìm ra ai ngồi vào “ghế nóng” VFF không quan trọng, mà quan trọng người ngồi “ghế nóng” có đưa ra được những chiến lược phát triển và thực thi chiến lược đó một cách tốt nhất. Ông nghĩ sao về điều này?
Tiến sĩ Mai Liên Trực: Đúng là VFF đã chậm trễ trong việc tổ chức Đại hội do các vấn đề nhân sự, đặc biệt là vị trí chủ tịch. Tôi cho rằng việc chậm trễ này không chỉ là lỗi của VFF mà của cả Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch và các ban ngành liên quan.
Còn ý kiến của nhà văn Chu Lai, tôi rất tâm đắc bởi nói không chỉ đúng cho mỗi chức danh Chủ tịch VFF mà cho nhiều ví trí quản lý quan trọng khác của đất nước. Tôi rất tiếc khi các Đại hội VFF gần đây, ít thấy VFF công bố, bàn thảo các nội dung chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam như phát triển bóng đá trẻ, phát triển bóng đá phong trào theo công tác xã hội hóa thể thao, bóng đá học đường…
|
Nói thế để thấy rằng, VFF còn thiếu chủ động và chưa huy động được sức mạnh tổng thế từ chính bộ máy lãnh đạo VFF, các CLB, tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, doanh nghiệp…
- Ông từng nói mặt bằng VFF thấp hơn mặt bằng chung của xã hội. Điều này giờ còn đúng?
Tiến sĩ Mai Liêm Trực: Chính xác tôi nói: Bộ máy lãnh đạo VFF thấp hơn mặt bằng chung xã hội, trong đó có tôi. Thời điểm tôi chuyển sang làm kiêm nhiệm chức Chủ tịch VFF, với kinh nghiệm của một người nhiều năm quản lý một doanh nghiệp lớn, một cơ quan nhà nước, tôi đã nhìn thấy những bất cập, chồng chéo, ôm đồm, thiếu khả năng tập hợp sức mạnh trong bộ máy điều hành VFF và tôi đã nói như thế.
VFF thời gian qua có chủ trương học tập, phát triển bóng đá Việt Nam theo mô hình của Nhật Bản. Tôi ủng hộ xu hướng này bởi Nhật Bản có nhiều tương đồng với Việt Nam từ văn hóa, triết lý đến xuất phát điểm… Tuy nhiên, học tập được đến đâu lại do bộ máy VFF quyết định.
VFF cần phải chủ động hơn với vai trò của mình để tranh thủ sự ủng hộ từ xã hội. Tôi đơn cử như việc đào tạo trẻ. Hàng năm VFF cần có những đánh giá, tổng kết công tác đào tạo trẻ. Chủ động công nhận, khuyến khích những mô hình tốt và nhân rộng mô hình này ra.
- Là một người từng giữ chức Chủ tịch VFF, ông có thể chia sẻ cảm nghĩ của ông về vị trí này?
|
Rất may là ĐT U23 Việt Nam đã có mặt ở bán kết rồi chung kết. Dù không thể giành HCV nhưng tôi vẫn rất vui bởi không khí mà U23 Việt Nam mang lại giống như một ngày hội trên khắp đất nước. Hình ảnh người hâm mộ đổ ra đường ăn mừng sau những chiến thắng đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi và khiến tôi cảm thấy trách nhiệm của mình hơn.
Sau này, tôi rút ra một điều. “Ghế nóng” VFF không phải là chỗ để kiếm thêm, không phải là bậc thang để leo lên. Người ngồi vào ghế này không chỉ dấn thân mà còn phải xả thân, đã nhảy vào lửa là phải cháy hết mình. Họ không chỉ say mê mà còn sống vì khát vọng của người dân.
BÓNG ĐÁ MANG TÍNH XÃ HỘI, HÃY ĐỂ NGƯỜI XÃ HỘI QUẢN LÝ
Chờ đợi sự đổi mới từ bộ máy lãnh đạo VFF (Ảnh: Hà Thành) |
- Ở Đại hội VFF khóa VII này, nhiều khả năng lần đầu tiên trong lịch sử, Chủ tịch VFF sẽ là một doanh nhân. Ông nghĩ sao về điều này?
Tiến sĩ Mai Liêm Trực: Như đã nói ở trên, VFF là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, làm Chủ tịch VFF chịu nhiều áp lực, rủi ro vì thế không nên để quan chức nhà nước nắm giữ, nhất là những ai còn muốn tiến thân. Bởi rủi ro sẽ làm họ ngại, họ né tránh và không làm hết mình.
Tôi ủng hộ chủ trương quản lý tổ chức xã hội nghề nghiệp nên giao cho người có vị thế, uy tín, đã khẳng định được năng lực, thành công trong xã hội và đặc biệt có đam mê, gắn bó lâu năm với bóng đá Việt Nam. Tại Đại hội tới sẽ có nhiều người tâm huyết với bóng đá Việt Nam tham gia ứng cử vào bộ máy VFF. Đó sẽ là đổi mới.
- Dù vậy, với việc đi xuống đáy hình sin của bóng đá Việt Nam thời gian qua, người hâm mộ vẫn nhìn vào sự đổi mới mà Đại hội VFF khóa VII có thể tạo ra với con mắt dè dặt. Ông có kỳ vọng nhiều vào Đại hội này?
Tiến sĩ Mai Liêm Trực: Quan điểm của tôi là không nên lên án thời kỳ đầu cô dâu mới về nhà chồng mà tạo ra áp lực quá lớn. Hãy để họ chứng minh một thời gian. Trước mắt nên đóng góp ý kiến, đề xuất trong Đại hội.
Chúng ta cần phải học tập cách cổ vũ chuyên nghiệp. Không phải cứ thua là bỏ ra về. Nếu thế, David Moyes mà ở Việt Nam thì đã bị sa thải từ lâu rồi vì không chịu được áp lực của người hâm mộ, truyền thông.
|
Người hâm mộ Việt Nam nên chia sẻ tâm huyết, thông cảm khó khăn cùng những người đứng đầu VFF. Nhưng không bao che, ủng hộ những động cơ không lành mạnh. Tôi sẽ không tha thứ cho những ai coi “ghế nóng” VFF là chỗ để tiến thân, tới đó ngồi như một trịnh trọng viên.
Cuối cùng, tôi muốn nói thêm tính xã hội của bóng đá là rất rõ. Ví dụ, tính công khai minh bạch, công bằng dân chủ. Không phải anh là con ông cháu cha thì có thể lên ĐT Việt Nam thi đấu nếu anh không có năng lực chuyên môn. Rồi tính trách nhiệm cá nhân. Ở lĩnh vực nào đó thì có thể đổ qua đổ lại cho nhau nếu mắc lỗi. Riêng bóng đá, người chịu trách nhiệm đầu tiên trong một đội bóng sẽ là HLV, rộng hơn là Liên đoàn bóng đá.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Hà Thành
Bình luận