• Zalo

Tiền ngân sách được VFF dùng thế nào?

Thể thaoThứ Ba, 22/10/2013 11:10:00 +07:00Google News

Nguyên giám đốc Trung tâm đào tạo trẻ VFF Phạm Quang thừa nhận lứa cầu thủ U.16 hiện được đào tạo tại Trung tâm đào tạo trẻ VFF chỉ là cầu thủ loại 2 từ các địa

Thừa nhận lứa cầu thủ U.16 hiện được đào tạo tại Trung tâm đào tạo trẻ VFF bằng tiền nhà nước hiện nay chỉ là cầu thủ loại 2 từ các địa phương, nhưng Nguyên giám đốc Trung tâm đào tạo trẻ VFF Phạm Quang lại cho rằng: “Đầu vào quan trọng, nhưng không phải là quyết định”.

-Ông là người đọc diễn văn khai mạc lớp dự tuyển trẻ U.16 của Trung tâm đào tạo trẻ VFF, trước những ý kiến nghi ngờ của dư luận về chất lượng của lứa đào tạo này, ông có ý kiến gì?

Thực ra, tên gọi của trung tâm nên là Trung tâm phát triển bóng đá trẻ thì đúng hơn, vì đào tạo chỉ là một phần nhiệm vụ của nơi đây thôi. Với đội dự tuyển U.16 chuẩn bị cho ASIAD 2019 thì VFF không thực hiện nhiệm vụ đào tạo mà là tạo ra đội dự tuyển quốc gia có chất lượng tốt từ những cầu thủ đã được đào tạo ở các địa phương.

 Ông Phạm Quang và lãnh đạo VFF

-Nhưng thưa ông, người ta có quyền nghi ngờ chất lượng của việc đào tạo khi các địa phương tuyên bố không gửi cầu thủ giỏi của họ đến đây?


Đúng là lứa dự tuyển U.16 này không lấy được cầu thủ từ đội 1 của các CLB mà chỉ có cầu thủ đội 2, vì địa phương họ không cho những người giỏi nhất đi. Nhưng theo các nhà chuyên môn thì ở lứa tuổi 15, 16, sự chênh lệch là không lớn lắm và trong 5 năm tới, có thể thu hẹp khoảng cách bằng việc đầu tư huấn luyện.

-Nhưng nếu vậy thì chất lượng đầu ra có vẻ rất... “năm ăn, năm thua”, như vậy có phải là lãng phí tiền của nhà nước? Tại sao chúng ta vẫn làm?

 

Nếu sang năm, nhà nước không cho tiền nữa thì cả đội cũng đi về.
 
Trung tâm cũng phải cạnh tranh kịch liệt với các địa phương nên cũng phải nỗ lực chứ. Hơn nữa, như tôi đã nói, ở lứa tuổi đó, đầu vào quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất quyết định chất lượng.

Cái quan trọng là quy trình đào tạo như thế nào? Sau 5 năm nữa thu được gì?  Nếu sắp tới, trung tâm bố trí được cho các em đi tập huấn nước ngoài  trong nửa năm thì chắc chắn sẽ tiến bộ nhiều.


-Nhưng đến nay, vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào cho các em, từ việc tìm chuyên gia ngoại cho đến đi tập huấn nước ngoài. Có vẻ như mọi thứ đều vội vàng?


Có lẽ sang năm mới có kế hoạch cụ thể! Nếu so với một số địa phương điều kiện còn khó khăn như Thanh Hóa, Nam Định... thì điều kiện cho các em chắc chắn chắn hơn.
Bao nhiêu cầu thủ trẻ VFF đủ sức lên tuyển
 Bao nhiêu cầu thủ trẻ do VFF đào tạo đủ sức lên tuyển?

-Phải chăng việc mở lớp đào tạo này chỉ là để tranh thủ khoản đầu tư cho ASIAD 2019 của nhà nước, 8 tỉ đồng/năm trong 7 năm đâu phải ít?

Hãy để cho thời gian chứng minh. Mà cũng đã chắc gì đã là 7 năm? Nếu sang năm, nhà nước không cho tiền nữa thì cả đội cũng đi về.

-Giữa đường đứt gánh như vậy có phải là lại tiếp tục lãng phí không thưa ông?

Tôi nghĩ là không đi đâu mà thiệt. Không được nhiều vẫn được một ít.

 - Xin cảm ơn ông.

Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng cho biết: “VFF phải chịu trách nhiệm  tuyển chọn HLV, cầu thủ. Tổng cục sẽ giám sát chi tiêu theo các mục tiêu trên. Hàng năm, Tổng cục sẽ tổ chức đánh giá năng lực, trình độ của cầu thủ và có hướng tìm kiếm HLV giỏi cho đội”


Theo Laodong

Bình luận
vtcnews.vn