• Zalo

Tiêm filler vào vành tai, tài lộc chưa thấy đã phải nhập viện

Tư vấnThứ Tư, 24/03/2021 10:50:01 +07:00Google News

Ttiêm filler vào vành tai là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật, nhưng rủi ro khá nhiều.

TS.BS Hoàng Thanh Tuấn (Trung tâm Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh Viện bỏng Quốc gia) cho biết vừa tiếp nhận “sữa chữa” cho một trường hợp tiêm filler vào dái tai bị biến chứng.

Nữ bệnh nhân cho biết, chị này vốn có vành tai mỏng, nhỏ nên khi biết thấy thông tin của một spa quảng cáo trên mạng tiêm tai “đổi vận” với những lời có cánh: “Tiêm Tai tài lộc – rước lộc đầu năm’; “Tai tài lộc phong thuỷ, tiền bạc hanh thông”... Kèm với đó là clip quay cảnh một người phụ nữ chưa đầy 5 phút được tiêm chất làm đầy tại cơ sở thẩm mỹ này biến đôi tai mỏng, vành tai lộn ra ngoài thành đôi tai đầy, dày với vành tai tròn đẹp.

Ngay sau đó, chị quyết định làm luôn. Tại đây chị được tiêm mỗi bên tai 1ml filler theo lời quảng cáo là “hàng Hàn xịn, xách tay chính hãng”. Sau khi tiêm được vài tiếng, tai của chị có dấu hiệu căng tức, tấy đỏ.

Tình trạng ngày càng trầm trọng khi hai ngày sau, hai tai người phụ nữ này sưng tấy, chỉ chạm vào cũng thấy đau. Lúc này bệnh nhân mới kiểm tra lại cơ sở mình thực hiện và phát hiện người tiêm chất làm đầy cho mình không phải là bác sĩ mà là hotgirl chưa từng có một ngày học qua trường lớp đào tạo bác sĩ thẩm mỹ.

“Qua kiểm tra, tôi nhận thấy bệnh nhân có dấu hiệu của hoại tử tổ chức (toàn bộ vành tai, dái tai). Nguyên nhân là do tai ban đầu của bệnh nhân khá nhỏ nhưng “bác sĩ thẩm mỹ dởm” đã tiêm quá nhiều filler. Chúng tôi phải kê kháng sinh, thuốc giảm viêm và tiêm tan cứu tình trạng hoại tử mô vùng tai cho bệnh nhân” - TS. BS Hoàng Thanh Tuấn thông tin.

Tiêm filler vào vành tai, tài lộc chưa thấy đã phải nhập viện - 1

Chuyên gia thẩm mỹ cho hay tiêm filler vào vành tai là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật, tuy nhiên rủi ro do tiêm filler sẽ có khá nhiều nếu người tiêm, người được tiêm không cẩn thận.

Tiêm filler tai là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật, sử dụng filler-một chất làm đầy có thành phần Acid Hyaluronic đưa vào vị trí dái tai hoặc vành tai giúp cho dáng tai to, đẹp và cải thiện phần khuyết thiếu của vành tai. Sau khi tiêm dái tai, vành tai sẽ được tạo hình đầy đặn tự nhiên, hài hòa với các đường nét khuôn mặt.

Theo TS Hoàng Thanh Tuấn, sở dĩ dịch vụ tiêm filler làm đầy dái tai được nhiều người lựa chọn và đang hot vì đó là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật, không chảy máu, không sưng đau, sau khi tiêm xong vẫn sinh hoạt, đi làm, đi học như bình thường.

Tuy nhiên, chuyên gia về phẫu thuật thẩm mỹ cũng lưu ý rủi ro do tiêm filler sẽ có khá nhiều nếu người tiêm, người được tiêm không thực sự cẩn thận. Theo đó, có thể gặp những tai biến, biến chứng: Bầm tím, sưng đỏ, hoại tử, nhiễm khuẩn tại chỗ, dị cảm, u hạt

“Vùng tai là vùng có nhiều mao mạch nhỏ, nên việc chảy máu, bầm tím hay gặp. Đôi khi gặp những trường hợp tiêm quá nhiều vào dái tai gây căng tức làm chẹn các mạch máu tới nuôi dẫn tới nguy cơ hoại tử tai. Đây là tai biến rất nguy hiểm” - TS. BS Hoàng Thanh Tuấn nhấn mạnh.

Cũng theo TS Tuấn, tai biến do tiêm filler làm đẹp nói chung, và tai biến vùng vành tai nói riêng chủ yếu thường gặp ở những cơ sở Spa không uy tín ko đảm bảo, người tiêm ko phải là Bác sĩ mà là các hot boy hot girl ko học y ngày nào.

Do đó, mỗi người muốn đi làm đẹp hãy thực sự là những khách hàng thông thái khi lựa chọn những cơ sở uy tín có sản phẩm filler chính hãng cũng như là bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao để tránh rước hoạ vào thân vì làm đẹp ở những địa chỉ không đảm bảo.

(Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống)
Bình luận
vtcnews.vn