• Zalo

Thưởng tết Hà Nội: Kẻ trăm nghìn, người vài chục triệu

Kinh tếThứ Năm, 02/01/2014 07:58:00 +07:00Google News

Con số 65 triệu đồng/người là mức thưởng Tết cao nhất cho người lao động tại các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội, còn thấp nhất là 250.000 đồng/người.

Con số 65 triệu đồng/người là mức thưởng Tết cao nhất cho người lao động tại các doanh nghiệp FDI  tại Hà Nội, còn thấp nhất là 250.000 đồng/người.

Tính bình quân người lao động (NLĐ) tại các doanh nghiệp (DN) thuộc khối này có mức thưởng 3.720.000 đồng.

thưởng Tết
Kinh tế khó khăn, thưởng Tết tại nhiều nơi bị cắt giảm 
Còn tại khối các DN có 100% vốn nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, mức thưởng Tết Giáp Ngọ cho NLĐ cao nhất là 21 triệu đồng/người, mức thấp nhất 500.000 đồng. Tính bình quân, NLĐ thuộc khối này được thưởng Tết 3.120.000 đồng.

Khảo sát tại 51 DN có vốn cổ phần, vốn góp với nhà nước, mức thưởng Tết cao nhất 30 triệu đồng/người; mức thấp nhất chỉ 200.000đ/người. Tính trung bình NLĐ được thưởng Tết 3.130.000 đồng/người.

Tại khối các DN tư nhân, công ty cổ phần không có vốn nhà nước, mức thưởng Tết cho NLĐ cao nhất là 40 triệu đồng/người; mức thấp nhất là 500.000 đồng/người. Tính trung bình NLĐ thuộc khối này được thưởng Tết 3.700.000 đồng/người.

Những con số này đã đẩy Hà Nội xuống mức thưởng Tết thấp nhất cả nước. Bởi tại TP HCM, tính đến ngày 19/12 đã có mức thưởng Tết cao nhất gần 100 triệu đồng.

Ngoài ra, còn có mức trên 77 triệu đồng, thuộc về công ty chuyên về gia công may mặc (vốn đầu tư ngoài nước, Khu chế xuất Tân Thuận); 67 triệu đồng là thưởng Tết của công ty chuyên về sản xuất vật liệu xây dựng (tại Khu công nghiệp Hiệp Phước).

Tại Đà Nẵng, Sở LĐ-TB&XH đã khảo sát 420 doanh nghiệp trên địa bàn và công bố kế hoạch thưởng Tết Nguyên Đán năm 2014 ở các doanh nghiệp này.

Theo đó, mức thưởng Tết Nguyên đán Giáp Ngọ cao nhất là doanh nghiệp FDI, thưởng 172 triệu đồng đối với lao động quản lý, và 41,2 triệu đồng đối với người lao động. Thấp nhất là 500.000 đồng đối với lao động của doanh nghiệp cổ phần có vốn góp của Nhà nước, lao động làm việc trong công ty TNHH MTV do nhà nước sở hữu 100% vốn.

Không chỉ tiền thưởng Tết thấp đi mà xu hướng không thưởng cũng đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Theo ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT Petrolimex cho biết: “Chế độ lương thưởng của Petrolimex là thực hiện theo quy định của Nhà nước. Ví dụ như năm ngoái (năm 2012) được xem là một năm kinh doanh rất khó khăn của Petrolimex, nhân viên của Tập đoàn không có chế độ thưởng tết. Và năm nay chúng tôi cũng cố gắng duy trì như năm ngoái”.

Giống như Petrolimex, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn chưa có kết quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của cả năm 2013. Tuy nhiên theo báo cáo mới nhất từ Bộ Công Thương, trong tháng 11, doanh thu bán điện của EVN đạt tới 14.602 tỷ đồng, tăng 16,16% so với cùng kỳ. Lũy kế 11 tháng, con số này lên tới 157.000 tỷ đồng, tương đương 7,38 tỷ USD, tăng hơn 21% so với 2012.

Việc doanh thu của EVN tăng do tập đoàn này đã tận dụng khai thác các nhà máy thủy điện để tích và giữ mực nước, các nhà máy nhiệt điện than, tuabin khí sản xuất phụ thuộc khai thác thủy điện để đảm bảo chất lượng điện áp hệ thống.

Sau khối tập đoàn, DNNN thì khối ngân hàng trước đây cũng từng được xếp vào top đơn vị có số tiền thưởng Tết đáng mơ nhưng năm nay cũng chưa có thống kê cụ thể.

Tuy nhiên, gần đến Tết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã kịp đưa ra chỉ đạo đối với các ngân hàng thương mại rằng: Nếu chưa cơ cấu nợ, trích lập đủ dự phòng xử lý nợ xấu, các ngân hàng sẽ không được tăng lương, thưởng cán bộ, cấp quản lý, điều hành. Ngoài ra, các cổ đông có thể không được chia cổ tức nếu làm sai quy định.

Như vậy thì khối ngân hàng năm nay cũng nằm trong diện chờ đợi chẩn đoán chứ giờ này cũng chưa có con số cụ thể.


Theo Đất Việt
Bình luận
vtcnews.vn