Ớt chín đỏ rực cả cây nhưng doanh nghiệp từ chối thu mua đang khiến hàng trăm hộ nông dân ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An điêu đứng.
Gần một tháng qua, người dân xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An như ngồi trên lửa bởi hàng chục hecta ớt cao sản xuất khẩu đến kỳ thu hoạch nhưng doanh nghiệp đã “cao chạy xa bay”, không đến thu mua như hợp đồng đã ký kết.
Ông Nguyễn Văn Minh, 62 tuổi, ngụ xóm 5, xã Hoa Sơn, rầu rĩ nói: “Nhà tôi trồng 3 sào ớt cao sản theo đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn như doanh nghiệp yêu cầu. Sau ba tháng trồng, chăm sóc, đến kỳ thu hoạch nhưng họ không đến thu mua nên không biết bán cho ai”.
Cùng chung tình cảnh như ông Minh, những ngày qua hàng trăm hộ dân ở xóm 4, xã Hoa Sơn cũng tất bật ra đồng để phá bỏ gần 12 hecta ớt cao sản vì doanh nghiệp không đến thu mua. Những chiếc hố dùng tích nước tưới trở thành “hố chôn tập thể” cho cây ớt chín đỏ.
Chỉ vào dãy ớt nhổ bỏ đã héo khô được tấp ven ruộng, bà Nguyễn Thị Mến (53 tuổi), xóm trưởng xóm 4, xã Hoa Sơn, than thở toàn xóm có hơn 120 hộ dân trồng ớt ở đất bãi bồi ven sông Lam.
“Những tưởng năm nay bà con được mùa ớt nhưng doanh nghiệp không thu mua khiến người dân chúng tôi lao đao. Vừa mất công sức bỏ ra chăm sóc mấy tháng ròng, vừa tốn kém chi phí đủ thứ giờ coi như mất trắng. Chúng tôi đành phải phá bỏ đi để trồng ngô, mía thay thế, không thì chết đói”, bà Mến nói.
Về vấn đề này, sáng 4/3, ông Nguyễn Đình Đăng, trưởng Phòng NN&PTNT huyện Anh Sơn, cho biết toàn huyện có hơn 30 hecta ớt, khi vào vụ thu hoạch có đến hàng nghìn tấn quả.
“Việc doanh nghiệp ngừng thu mua đã gây khó khăn cho nông dân. Không những thế, doanh nghiệp này còn nợ khoảng 300 triệu đồng tiền của nông dân trồng ớt chưa trả hết và cũng không biết khi nào mới trả. Huyện đã thành lập đoàn ra bàn với doanh nghiệp để tháo gỡ nhưng do khó khăn nên hiện nay doanh nghiệp này vẫn chưa giải quyết được hậu quả” - ông Đăng cho biết thêm.
Thời gian qua, liên tiếp các vụ thương lái Trung Quốc đặt mua hàng hoá khối lượng lớn nhưng rồi "một đi không trở lại", hay lúc đầu cố tình đẩy giá mua lên cao để kêu gọi đại lý, doanh nghiệp gom hàng, đến khi các đại lý gom hàng số lượng lớn thì bỏ đi hay tìm cách ép giá.
Những chiêu thức này được các thương lái áp dụng liên tục. Thế nhưng, theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thương lái Trung Quốc sẽ không thể làm được gì nếu không có thương lái Việt.
"Thương lái Trung Quốc không thể lừa nông dân Việt ngay được bởi người dân chỉ tin bạn bè, hàng xóm, người quen biết, có uy tín. Qua nhiều vụ việc thì thấy rằng, ban đầu, thương lái Trung Quốc làm quen với một số người dân rồi lân la gợi ý sản xuất cái này, cái kia tốt, muốn bỏ tiền ra mua để người dân vận động người khác trồng, bán sản phẩm đó. Để tạo lòng tin, thương lái Trung Quốc nhiều khi còn đưa một tiền để những người này ứng trước cho những nông dân.
Còn người dân, hoặc vì quyền lợi của mình hoặc nhiều khi chỉ vì lòng tốt, đứng ra làm đại lý cho Trung Quốc, giới thiệu cho hàng xóm, người quen rằng sản phẩm này đang được mua giá cao, vận động họ trồng rồi bán theo kiểu "Anh cứ làm đi, tôi làm nhiệm vụ thu mua, tôi đảm bảo, nhà tôi ở đây mà". Có như vậy người dân mới tin".
Lý giải chuyện vì sao người dân Việt cứ liên tiếp để mắc lừa, TS Lê Văn Bảnh cho rằng bởi có quá nhiều vụ nối nhau xảy ra khiến người dân trở tay không kịp. "Thương lái Trung Quốc đặt hàng trồng khoai lang rồi bỏ chạy, sau đó đến thu gom dứa, cau non, sầu riêng non, bông thanh long... và tiếp tục biến mất. Ý đồ của thương lái Trung Quốc như thế nào chưa bàn tới nhưng trước tiên là do người Việt ham lợi".
Còn nhớ, trước đó ở Phú Yên, vào đầu tháng 5/2014, những người trồng chuối cũng đứng ngồi không yên do đầu nậu thương lái TQ rảo khắp các đồi núi để mua chuối trái với giá 12.000 đồng/kg. Sau đó những người này biệt tăm, giá chuối rớt không có điểm dừng.
Banh lông trước đây vốn là loài không có giá trị kinh tế, nhưng trước đó thương lái TQ bỗng về các vùng biển tại miền Tây tung tin thu mua với giá từ 600.000 đến 800.000 đồng/kg khiến nhiều ngư dân Kiên Giang bỏ hàng chục triệu sửa tàu thuyền, đầu tư ngư lưới cụ kéo nhau đi khai thác.
Điều đáng nói là sau khi thu mua ồ ạt thì những thương lái Trung Quốc lại tự nhiên ... mất tích.
Nguồn: Báo Đất Việt
Gần một tháng qua, người dân xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An như ngồi trên lửa bởi hàng chục hecta ớt cao sản xuất khẩu đến kỳ thu hoạch nhưng doanh nghiệp đã “cao chạy xa bay”, không đến thu mua như hợp đồng đã ký kết.
Ông Nguyễn Văn Minh, 62 tuổi, ngụ xóm 5, xã Hoa Sơn, rầu rĩ nói: “Nhà tôi trồng 3 sào ớt cao sản theo đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn như doanh nghiệp yêu cầu. Sau ba tháng trồng, chăm sóc, đến kỳ thu hoạch nhưng họ không đến thu mua nên không biết bán cho ai”.
Người nông dân xót xa đem ớt đi chôn… - Ảnh: TTO |
Chỉ vào dãy ớt nhổ bỏ đã héo khô được tấp ven ruộng, bà Nguyễn Thị Mến (53 tuổi), xóm trưởng xóm 4, xã Hoa Sơn, than thở toàn xóm có hơn 120 hộ dân trồng ớt ở đất bãi bồi ven sông Lam.
“Những tưởng năm nay bà con được mùa ớt nhưng doanh nghiệp không thu mua khiến người dân chúng tôi lao đao. Vừa mất công sức bỏ ra chăm sóc mấy tháng ròng, vừa tốn kém chi phí đủ thứ giờ coi như mất trắng. Chúng tôi đành phải phá bỏ đi để trồng ngô, mía thay thế, không thì chết đói”, bà Mến nói.
Nhiều cây ớt bị người dân nhỏ bỏ, vứt chỏng chơ dọc ruộng - Ảnh: TTO |
“Việc doanh nghiệp ngừng thu mua đã gây khó khăn cho nông dân. Không những thế, doanh nghiệp này còn nợ khoảng 300 triệu đồng tiền của nông dân trồng ớt chưa trả hết và cũng không biết khi nào mới trả. Huyện đã thành lập đoàn ra bàn với doanh nghiệp để tháo gỡ nhưng do khó khăn nên hiện nay doanh nghiệp này vẫn chưa giải quyết được hậu quả” - ông Đăng cho biết thêm.
Thời gian qua, liên tiếp các vụ thương lái Trung Quốc đặt mua hàng hoá khối lượng lớn nhưng rồi "một đi không trở lại", hay lúc đầu cố tình đẩy giá mua lên cao để kêu gọi đại lý, doanh nghiệp gom hàng, đến khi các đại lý gom hàng số lượng lớn thì bỏ đi hay tìm cách ép giá.
Những chiêu thức này được các thương lái áp dụng liên tục. Thế nhưng, theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thương lái Trung Quốc sẽ không thể làm được gì nếu không có thương lái Việt.
"Thương lái Trung Quốc không thể lừa nông dân Việt ngay được bởi người dân chỉ tin bạn bè, hàng xóm, người quen biết, có uy tín. Qua nhiều vụ việc thì thấy rằng, ban đầu, thương lái Trung Quốc làm quen với một số người dân rồi lân la gợi ý sản xuất cái này, cái kia tốt, muốn bỏ tiền ra mua để người dân vận động người khác trồng, bán sản phẩm đó. Để tạo lòng tin, thương lái Trung Quốc nhiều khi còn đưa một tiền để những người này ứng trước cho những nông dân.
Còn người dân, hoặc vì quyền lợi của mình hoặc nhiều khi chỉ vì lòng tốt, đứng ra làm đại lý cho Trung Quốc, giới thiệu cho hàng xóm, người quen rằng sản phẩm này đang được mua giá cao, vận động họ trồng rồi bán theo kiểu "Anh cứ làm đi, tôi làm nhiệm vụ thu mua, tôi đảm bảo, nhà tôi ở đây mà". Có như vậy người dân mới tin".
Lý giải chuyện vì sao người dân Việt cứ liên tiếp để mắc lừa, TS Lê Văn Bảnh cho rằng bởi có quá nhiều vụ nối nhau xảy ra khiến người dân trở tay không kịp. "Thương lái Trung Quốc đặt hàng trồng khoai lang rồi bỏ chạy, sau đó đến thu gom dứa, cau non, sầu riêng non, bông thanh long... và tiếp tục biến mất. Ý đồ của thương lái Trung Quốc như thế nào chưa bàn tới nhưng trước tiên là do người Việt ham lợi".
Còn nhớ, trước đó ở Phú Yên, vào đầu tháng 5/2014, những người trồng chuối cũng đứng ngồi không yên do đầu nậu thương lái TQ rảo khắp các đồi núi để mua chuối trái với giá 12.000 đồng/kg. Sau đó những người này biệt tăm, giá chuối rớt không có điểm dừng.
Banh lông trước đây vốn là loài không có giá trị kinh tế, nhưng trước đó thương lái TQ bỗng về các vùng biển tại miền Tây tung tin thu mua với giá từ 600.000 đến 800.000 đồng/kg khiến nhiều ngư dân Kiên Giang bỏ hàng chục triệu sửa tàu thuyền, đầu tư ngư lưới cụ kéo nhau đi khai thác.
Điều đáng nói là sau khi thu mua ồ ạt thì những thương lái Trung Quốc lại tự nhiên ... mất tích.
Nguồn: Báo Đất Việt
Bình luận