Theo tin từ người dân các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Lạng Sơn, khoảng 2 tháng nay, thương lái Trung Quốc đổ về hai huyện này thu mua hạt na với giá cao.
Lần đầu tiên thu mua hạt na
Nhiều người biết đến na Chi Lăng là thứ đặc sản của riêng Lạng Sơn. Na ở đây quả to, múi dày, ít hạt, ngọt và thơm hơn những nơi khác. Nhiều người không thể lý giải vì sao nhiều nơi trồng na, nhưng chỉ na trồng ở Chi Lăng mới thơm, ngon. Thậm chí, thời phong kiến, sản vật này còn được đem cung tiến cho vua, quan trong triều...
Không chỉ nổi tiếng trong nước, sản vật này khi đem đến đâu thì ngay lập tức chiếm được cảm tình của người tiêu dùng ở đó. Điển hình nhất là nước láng giềng Trung Quốc coi na Chi Lăng là một trong những sản vật đặc biệt, chỉ giới đại gia, lắm của nhiều tiền mới được ăn.
Theo một số thương lái huyện Chi Lăng thì giá loại đặc sản này tại thị trường Trung Quốc cao gấp 4 - 5 lần so với trong nước. Nhiều chuyến hàng từ Chi Lăng sau khi vào nội địa Trung Quốc bán rất nhanh. Thậm chí người ta phải chen chân, xếp hàng mới có được vài cân đặc sản này để thưởng thức và làm quà.
Chị Lê Thị Bình, một tiểu thương ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng cho biết: "Năm nào thương lái Trung Quốc cũng đến mua na với số lượng không giới hạn. Na hái đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Thậm chí, ở thời điểm hiện nay chỉ còn lại na gối (loại na muộn quả nhỏ, xấu) họ cũng chấp nhận mua hết với giá từ 60.000 - 80.000đ/kg.
Chúng tôi thường gom đủ ô tô, sau đó gọi một người tên là A Long ở Trung Quốc sang lấy. Cách đây khoảng hai tháng, họ bắt đầu thu mua cả quả lẫn hạt na về trồng. Đây là lần đầu tiên họ thu mua hạt na với số lượng lớn".
Theo chị Bình thì mỗi ngày, trẻ con lẫn người lớn trong làng nhặt hạt được 1 - 2kg. Số lãi thu được là 100.000 - 200.000đ. Lượng hạt này bà con đem bán cho tổng đại lý Tiến Sơn ở khu vực Đồng Bành.
Sau đó, đại lý này tổ chức phân loại chất lượng hạt, phơi khô lần nữa rồi bán trực tiếp cho thương lái Trung Quốc hoặc cho các tay buôn đến từ Hải Dương, Hưng Yên.
Có thể mất thị trường
Việc Trung Quốc thu mua hạt na ồ ạt làm dấy lên lo ngại về sự chiếm lĩnh thị trường với na Chi Lăng sau vài năm nữa. Lúc đó, thương hiệu na Chi Lăng có thể mất chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc và thậm chí cả trong nước nữa.
Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương mặc dù ý thức được việc này nhưng vẫn tỏ ra lạc quan rằng na Lạng Sơn là thương hiệu mạnh. Kể cả họ có trồng hàng ngàn ha thì chất lượng cũng không thể bằng na nơi đây. Chính vì thế nên chẳng việc gì phải lo lắng về vấn đề thị trường.
Chị Nguyễn Thị Sen, một hộ dân trồng na ở huyện Chi Lăng cho biết: "Trước đây, nhiều người ở Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Giang đã đến đây lấy giống na về trồng. Nhưng na ở những nơi đó rất nhiều hạt, không thơm, ngọt, quả bé, nhiều sâu bệnh.
Ở những nơi đó, người ta còn chôn cả đá vôi vào gốc na để mong thay đổi chất lượng quả. Nhưng rút cuộc nhiều người đã phải phá bỏ vườn na vì sâu bệnh, sản lượng thấp, giá trị kinh tế không cao. Thế nên phía bên kia biên giới, người ta có trồng hàng vạn ha na đi chăng nữa thì tôi tin chắc vẫn không bằng na Chi Lăng được".
Được biết, cây na đang đóng vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện Chi Lăng với diện tích gần 1.200ha trải dài trên 8 xã. Sản lượng bình quân mỗi năm đạt 7,6 tấn/ha. Mỗi năm Chi Lăng xuất khẩu sang Trung Quốc hàng ngàn tấn na, lượng hạt giống mà nức này thu được là nhiều vô kể.
Theo bà Hà Thị Thủy, Phó phòng Nông nghiệp huyện Chi Lăng thì thời gian sinh trưởng của cây na là hơn 3 năm. Nếu như vậy thì chỉ cần hơn 3 năm nữa, thị trường xuất khẩu na của chúng ta sẽ bị đe dọa.
Lúc đó, na kém chất lượng có thể sẽ đội lốt na Chi Lăng để thâm nhập thị trường và hiển nhiên là sản vật truyền thống của địa phương này cũng sẽ bị đẩy vào cuộc cạnh tranh khốc liệt, thậm chí thua ngay trên sân nhà.
Mặc dù thương lái Trung Quốc thu mua na từ khoảng 2 tháng nay. Thế nhưng, bà Thủy cho biết là chưa nắm được thông tin từ cơ sở báo cáo. Tuy nhiên, huyện sẽ cho người xác minh sự việc và có thông tin đến cơ quan báo chí.
Ông Hoàng Văn Khai, Chủ tịch UBND xã Chi Lăng cũng thừa nhận: "Chi Lăng là một trong những xã có diện tích na nhiều nhất trong huyện. Người dân có bán na trong nước và tiêu thụ ở Trung Quốc. Nhưng hiện tượng thu mua hạt na thì chúng tôi chưa nắm được".
Rời xã Chi Lăng, chúng tôi tiếp tục men theo QL 1A đến khu vực Đồng Bành. Theo thông tin của người dân địa phương thì khu vực Đồng Bành có cơ sở Tiến Sơn thu mua hạt na lớn nhất trong vùng với quy mô hàng tạ hạt mỗi ngày.
Na lẫn với vỏ sau khi đưa về cơ sở này được sàng lọc, rửa bằng nước rồi đem phơi trước khi bán. Nhiều hộ dân ở xa không bán trực tiếp cho những người thu mua nhỏ, lẻ mà đem trực tiếp đến cơ sở này bán vì được giá cao hơn.
Cơ sở này thu mua được vài tạ sẽ bán trực tiếp cho thương lái Trung Quốc hoặc cho các đầu mối khác ở Hải Dương, Hưng Yên và con đường cuối cùng vẫn là xuất sang Trung Quốc.
Ông Nguyễn Văn Nhiên, Chủ tịch UBND thị trấn Chi Lăng xác nhận: "Chúng tôi vừa mới xác nhận trên địa bàn có cơ sở Tiến Sơn đã thu mua hạt na gần hai tháng nay. Hiện ở gia đình này đã tích trữ được khối lượng vài tạ hạt. Đây là số lượng lớn chứ không phải nhỏ đâu.
Cơ sở này bán hạt cho thương lái khác ở Hải Dương, Hưng Yên là thông tin chính xác. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin về sự việc và báo cáo đến cơ quan chức năng để có biện pháp quản lý thích hợp".
Theo Kiến thức
Nhiều người biết đến na Chi Lăng là thứ đặc sản của riêng Lạng Sơn. Na ở đây quả to, múi dày, ít hạt, ngọt và thơm hơn những nơi khác. Nhiều người không thể lý giải vì sao nhiều nơi trồng na, nhưng chỉ na trồng ở Chi Lăng mới thơm, ngon. Thậm chí, thời phong kiến, sản vật này còn được đem cung tiến cho vua, quan trong triều...
Chị Lê Thị Bình vẫn gom na gối và hạt bán cho Trung Quốc mỗi ngày. |
Theo một số thương lái huyện Chi Lăng thì giá loại đặc sản này tại thị trường Trung Quốc cao gấp 4 - 5 lần so với trong nước. Nhiều chuyến hàng từ Chi Lăng sau khi vào nội địa Trung Quốc bán rất nhanh. Thậm chí người ta phải chen chân, xếp hàng mới có được vài cân đặc sản này để thưởng thức và làm quà.
Chị Lê Thị Bình, một tiểu thương ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng cho biết: "Năm nào thương lái Trung Quốc cũng đến mua na với số lượng không giới hạn. Na hái đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Thậm chí, ở thời điểm hiện nay chỉ còn lại na gối (loại na muộn quả nhỏ, xấu) họ cũng chấp nhận mua hết với giá từ 60.000 - 80.000đ/kg.
Chúng tôi thường gom đủ ô tô, sau đó gọi một người tên là A Long ở Trung Quốc sang lấy. Cách đây khoảng hai tháng, họ bắt đầu thu mua cả quả lẫn hạt na về trồng. Đây là lần đầu tiên họ thu mua hạt na với số lượng lớn".
Theo chị Bình thì mỗi ngày, trẻ con lẫn người lớn trong làng nhặt hạt được 1 - 2kg. Số lãi thu được là 100.000 - 200.000đ. Lượng hạt này bà con đem bán cho tổng đại lý Tiến Sơn ở khu vực Đồng Bành.
Sau đó, đại lý này tổ chức phân loại chất lượng hạt, phơi khô lần nữa rồi bán trực tiếp cho thương lái Trung Quốc hoặc cho các tay buôn đến từ Hải Dương, Hưng Yên.
Có thể mất thị trường
Việc Trung Quốc thu mua hạt na ồ ạt làm dấy lên lo ngại về sự chiếm lĩnh thị trường với na Chi Lăng sau vài năm nữa. Lúc đó, thương hiệu na Chi Lăng có thể mất chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc và thậm chí cả trong nước nữa.
Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương mặc dù ý thức được việc này nhưng vẫn tỏ ra lạc quan rằng na Lạng Sơn là thương hiệu mạnh. Kể cả họ có trồng hàng ngàn ha thì chất lượng cũng không thể bằng na nơi đây. Chính vì thế nên chẳng việc gì phải lo lắng về vấn đề thị trường.
Chị Nguyễn Thị Sen, một hộ dân trồng na ở huyện Chi Lăng cho biết: "Trước đây, nhiều người ở Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Giang đã đến đây lấy giống na về trồng. Nhưng na ở những nơi đó rất nhiều hạt, không thơm, ngọt, quả bé, nhiều sâu bệnh.
Ở những nơi đó, người ta còn chôn cả đá vôi vào gốc na để mong thay đổi chất lượng quả. Nhưng rút cuộc nhiều người đã phải phá bỏ vườn na vì sâu bệnh, sản lượng thấp, giá trị kinh tế không cao. Thế nên phía bên kia biên giới, người ta có trồng hàng vạn ha na đi chăng nữa thì tôi tin chắc vẫn không bằng na Chi Lăng được".
Được biết, cây na đang đóng vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện Chi Lăng với diện tích gần 1.200ha trải dài trên 8 xã. Sản lượng bình quân mỗi năm đạt 7,6 tấn/ha. Mỗi năm Chi Lăng xuất khẩu sang Trung Quốc hàng ngàn tấn na, lượng hạt giống mà nức này thu được là nhiều vô kể.
Theo bà Hà Thị Thủy, Phó phòng Nông nghiệp huyện Chi Lăng thì thời gian sinh trưởng của cây na là hơn 3 năm. Nếu như vậy thì chỉ cần hơn 3 năm nữa, thị trường xuất khẩu na của chúng ta sẽ bị đe dọa.
Lúc đó, na kém chất lượng có thể sẽ đội lốt na Chi Lăng để thâm nhập thị trường và hiển nhiên là sản vật truyền thống của địa phương này cũng sẽ bị đẩy vào cuộc cạnh tranh khốc liệt, thậm chí thua ngay trên sân nhà.
Mặc dù thương lái Trung Quốc thu mua na từ khoảng 2 tháng nay. Thế nhưng, bà Thủy cho biết là chưa nắm được thông tin từ cơ sở báo cáo. Tuy nhiên, huyện sẽ cho người xác minh sự việc và có thông tin đến cơ quan báo chí.
Ông Hoàng Văn Khai, Chủ tịch UBND xã Chi Lăng cũng thừa nhận: "Chi Lăng là một trong những xã có diện tích na nhiều nhất trong huyện. Người dân có bán na trong nước và tiêu thụ ở Trung Quốc. Nhưng hiện tượng thu mua hạt na thì chúng tôi chưa nắm được".
Rời xã Chi Lăng, chúng tôi tiếp tục men theo QL 1A đến khu vực Đồng Bành. Theo thông tin của người dân địa phương thì khu vực Đồng Bành có cơ sở Tiến Sơn thu mua hạt na lớn nhất trong vùng với quy mô hàng tạ hạt mỗi ngày.
Na lẫn với vỏ sau khi đưa về cơ sở này được sàng lọc, rửa bằng nước rồi đem phơi trước khi bán. Nhiều hộ dân ở xa không bán trực tiếp cho những người thu mua nhỏ, lẻ mà đem trực tiếp đến cơ sở này bán vì được giá cao hơn.
Cơ sở này thu mua được vài tạ sẽ bán trực tiếp cho thương lái Trung Quốc hoặc cho các đầu mối khác ở Hải Dương, Hưng Yên và con đường cuối cùng vẫn là xuất sang Trung Quốc.
Ông Nguyễn Văn Nhiên, Chủ tịch UBND thị trấn Chi Lăng xác nhận: "Chúng tôi vừa mới xác nhận trên địa bàn có cơ sở Tiến Sơn đã thu mua hạt na gần hai tháng nay. Hiện ở gia đình này đã tích trữ được khối lượng vài tạ hạt. Đây là số lượng lớn chứ không phải nhỏ đâu.
Cơ sở này bán hạt cho thương lái khác ở Hải Dương, Hưng Yên là thông tin chính xác. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin về sự việc và báo cáo đến cơ quan chức năng để có biện pháp quản lý thích hợp".
Theo Kiến thức
Bình luận