(VTC News) – Theo ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 tiềm năng dầu khí không cao và là vùng nước sâu, rất khó để khai thác.
Theo ông Hậu, hiện đã có những phân tích khá chi tiết về nguồn tài nguyên, khả năng khai thác dầu khí ở vùng biển mà Trung Quốc đưa giàn khoan vào.
Vùng biển mà phía Trung Quốc đang tiến hành hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 cách phía Nam đảo Tri Tôn 17 hải lý (30km), cách đảo Lý Sơn ở phía Đông khoảng 180 hải lý. Khu vực này có độ nước sâu trung bình khoảng 1.000m nên Trung Quốc phải dùng giàn khoan nửa nổi nửa chìm. Giàn khoan này có 2 cách để định vị, hoặc là dùng neo, hoặc dùng các chân vịt để định vị tại vị trí khoan.
Theo nghiên cứu, nơi đây chỉ có một ít khí đốt tự nhiên và hoàn toàn không có dầu mỏ. Năm 1972, PVN đã thuê một công ty của Mỹ để khảo sát tiềm năng dầu khí tại đây. Những nghiên cứu của PVN về tiềm năng dầu khí tại khu vực này đã có, nhiều nghiên cứu còn được in ra.
“Tổng quan mà nói thì khu vực này tiềm năng dầu khí không cao, tuy nhiên vấn đề này hiện vẫn chưa được đánh giá kỹ vì chúng ta chưa đủ tài liệu và cũng chưa khoan”, ông Hậu giải thích.
Mới đây nhất, kết luận của Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA) về tiềm năng dầu khí tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông cũng khẳng định thêm những phân tích trên của Petro Việt Nam. Theo đó, EIA cho biết, các khu vực tranh chấp ở Biển Đông ít có dầu khí và thậm chí quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn không có dầu mỏ.
Theo EIA, không giống như các bộ phận khác của Biển Đông, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không có trữ lượng lớn về tài nguyên dầu khí.
Video: Trung Quốc tiếp tục gây hấn ngày 15/5
Phân tích của EIA cho thấy, hầu hết các khu vực chứa dầu khí đã được phát hiện là các khu vực không có tranh chấp và ở gần bờ của các quốc gia ven biển.
Về lý do PVN chưa khoan tại khu vực này vì đây là vùng nước sâu và Việt Nam chưa có thiết bị để khoan ở khu vực này.
“Phần lớn các hoạt động thăm dò, đặc biệt hoạt động khai thác dầu khí thì chúng ta thực hiện ở vùng biển nông hơn. Chúng tôi vẫn có kế hoạch thăm dò khai thác dầu khí ở những vùng biển xa hơn, kể cả khu vực lô 142-143”, ông Hậu giải thích.
Ngoài ra, để khai thác dầu khí ở một khu vực, cần phải xây dựng rất nhiều công trình cố định và thực hiện rất nhiều công việc, các hoạt động dầu khí liên quan như thăm dò thêm… Việc khai thác được dầu khí ở vùng biển nước sâu thì đòi hỏi một chương trình đầu tư rất tốn kém.
“Chúng tôi tin rằng trong tương lai gần không ai có thể khai thác được dầu khí ở khu vực này”, ông Hậu cho biết.
Mới đây, trao đổi trên báo chí, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu Khí - PV Drilling khẳng định, sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng biển Việt Nam có thể chỉ tác động về tâm lý của các nhà đầu tư, nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của PV Drilling.
Video: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Các giàn khoan của PV Drilling hiện đang hoạt động tại khu vực rất xa với khu vực nhạy cảm, vùng biển đang bị Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, với hợp đồng đã ký kết ổn định đến đầu năm 2015 và các chương trình khoan tiềm năng này sẽ kéo dài.
Riêng đối với giàn khoan PV DRILLING V (TAD) thì đang hoạt động hiệu quả trên vùng Biển Đông, cách Vũng Tàu 200 hải lý, không thuộc khu vực nhạy cảm. Giàn khoan này đang làm việc cho Công ty Liên doanh Biển Đông giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu mỏ và Khí đốt Liên Bang Nga (Gazprom), và các chương trình này rất có tiềm năng phát triển tiếp tục sau năm 2016.
Châu Anh(tổng hợp)
Theo ông Hậu, hiện đã có những phân tích khá chi tiết về nguồn tài nguyên, khả năng khai thác dầu khí ở vùng biển mà Trung Quốc đưa giàn khoan vào.
Việc đưa giàn khoan Haiyang 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam là hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc (Nguồn: AP) |
Theo nghiên cứu, nơi đây chỉ có một ít khí đốt tự nhiên và hoàn toàn không có dầu mỏ. Năm 1972, PVN đã thuê một công ty của Mỹ để khảo sát tiềm năng dầu khí tại đây. Những nghiên cứu của PVN về tiềm năng dầu khí tại khu vực này đã có, nhiều nghiên cứu còn được in ra.
“Tổng quan mà nói thì khu vực này tiềm năng dầu khí không cao, tuy nhiên vấn đề này hiện vẫn chưa được đánh giá kỹ vì chúng ta chưa đủ tài liệu và cũng chưa khoan”, ông Hậu giải thích.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Theo EIA, không giống như các bộ phận khác của Biển Đông, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không có trữ lượng lớn về tài nguyên dầu khí.
Video: Trung Quốc tiếp tục gây hấn ngày 15/5
Phân tích của EIA cho thấy, hầu hết các khu vực chứa dầu khí đã được phát hiện là các khu vực không có tranh chấp và ở gần bờ của các quốc gia ven biển.
Về lý do PVN chưa khoan tại khu vực này vì đây là vùng nước sâu và Việt Nam chưa có thiết bị để khoan ở khu vực này.
“Phần lớn các hoạt động thăm dò, đặc biệt hoạt động khai thác dầu khí thì chúng ta thực hiện ở vùng biển nông hơn. Chúng tôi vẫn có kế hoạch thăm dò khai thác dầu khí ở những vùng biển xa hơn, kể cả khu vực lô 142-143”, ông Hậu giải thích.
Ngoài ra, để khai thác dầu khí ở một khu vực, cần phải xây dựng rất nhiều công trình cố định và thực hiện rất nhiều công việc, các hoạt động dầu khí liên quan như thăm dò thêm… Việc khai thác được dầu khí ở vùng biển nước sâu thì đòi hỏi một chương trình đầu tư rất tốn kém.
“Chúng tôi tin rằng trong tương lai gần không ai có thể khai thác được dầu khí ở khu vực này”, ông Hậu cho biết.
Mới đây, trao đổi trên báo chí, Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu Khí - PV Drilling khẳng định, sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng biển Việt Nam có thể chỉ tác động về tâm lý của các nhà đầu tư, nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của PV Drilling.
Video: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Các giàn khoan của PV Drilling hiện đang hoạt động tại khu vực rất xa với khu vực nhạy cảm, vùng biển đang bị Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, với hợp đồng đã ký kết ổn định đến đầu năm 2015 và các chương trình khoan tiềm năng này sẽ kéo dài.
Riêng đối với giàn khoan PV DRILLING V (TAD) thì đang hoạt động hiệu quả trên vùng Biển Đông, cách Vũng Tàu 200 hải lý, không thuộc khu vực nhạy cảm. Giàn khoan này đang làm việc cho Công ty Liên doanh Biển Đông giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu mỏ và Khí đốt Liên Bang Nga (Gazprom), và các chương trình này rất có tiềm năng phát triển tiếp tục sau năm 2016.
Châu Anh(tổng hợp)
Bình luận