(VTC News) – Người dân đồn rằng, người xưa đã nhốt trinh nữ trong hầm mộ, nên trinh nữ biến thành thần giữ của trông giữ kho báu.
Kỳ 2: Lời đồn thần giữ của
Như đã nói ở kỳ trước, người dân thôn 5, xã Song Khoai (Yên Hưng, Quảng Ninh) rất sợ ngôi mộ Hán, mà họ gọi là Hố Vàng. Không ai dám xuống ngôi mộ ấy. Tuy nhiên, khi thấy tôi mở nắp mộ, trèo xuống, lại trèo lên, thì ông Nguyễn Quang Vinh, trưởng thôn 5, mới dám trèo xuống.
Tôi đã từng cùng các nhà khảo cổ khai quật, nghiên cứu nhiều ngôi mộ Hán, từng nhiều lần về xem ngôi mộ Hán được cho là lớn nhất Việt Nam, hiện trưng bày ở Bảo tàng Hải Dương, song vẫn phải sững sờ trước sự hoành tráng của ngôi mộ này.
Lối xuống hầm mộ thực ra không phải là đường xuống, mà đỉnh vòm mộ đã bị thủng. Nhiều khả năng bị trộm xâm nhập.
Hầu hết bọn đào mồ cuốc mả, trộm cắp báu vật trong các hầm mộ đều đào từ trên xuống và xâm nhập theo đường nóc mộ cho dễ, ít phải đào bới.
Bọn trộm nghi ngờ vùng nào có mộ cổ, chúng sẽ chọc thuốn xuống lòng đất, gặp mộ, chỉ đào một đường thẳng, phá nóc vòm cuốn là xâm nhập được vào bên trong.
Điều đánh kinh ngạc là vòm cuốn ngôi mộ này cao hơn 4 mét, tức là cao bằng nóc nhà. Đấy là chưa kể nền hầm mộ đã bị đất bồi lấp, cao lên cả mét nữa. Nếu nạo vét nền, thì ngôi mộ còn cao hơn nhiều.
Từ trung tâm mộ, các hầm mộ, các vòm cuốn ngang dọc mở ra như thể ma trận.
Theo TS. Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, hầm mộ này được xây dựng bởi hàng chục vạn viên gạch cỡ lớn. Tất cả gạch xây đều có in hoa văn nổi trên các cạnh khiến hầm mộ như một bức tường phù điêu lộng lẫy.
Hầm mộ gồm ba gian lớn. Gian chính giữa hình chữ nhật, mỗi chiều 3-4m. Các tường cạnh của gian này được xây thẳng đứng rồi thu dần, tạo thành một đỉnh vòm bốn múi hình thót nhọn, tạo thành một lỗ “thoát hồn” lên trời.
Như vậy, lối xuống hầm mộ từ đỉnh múi hình thót nhọn này do bị trộm phá để đột nhập, hay là lỗ thoát hồn của kiến trúc, còn là vấn đề tiếp tục nghiên cứu.
Cũng theo TS. Nguyễn Việt, đây là một kiểu hầm mộ quý tộc xây theo kiến trúc xếp gạch giật cấp rất điêu luyện, bắt đầu phổ biến vào thời Đông Hán.
Ngôi mộ được cho là của Tào Tháo vừa mới phát hiện ở Hà Nam (Trung Quốc) cũng được xây dựng theo kiến trúc tương tự, chỉ khác ở số lượng gồm tới hai vòm và bốn phòng nhánh vòm cuốn ở hai bên.
Tại hầm mộ mà người dân gọi là Hố Vàng này, hai phía bắc, nam của gian vòm cao chính giữa người xưa làm thêm hai gian vòm cuốn nữa.
Gian chính ở phía nam dài gần 6m, rộng khoảng 2m, cao 2m là nơi đặt quan tài chủ nhân, gian kia dài 2m rộng 2m, cao 2m là nơi chứa đồ tùy táng. Ở mỗi gian đều có một ngách cổng phụ cao và rộng mỗi chiều 1m.
Mặc dù đã bị trộm xâm nhập nhiều lần, song đồ tùy táng vẫn còn khá nhiều ở ngách cửa phụ gian chính giữa. Nền các gian được lát gạch chéo chứ không song song với chiều tường hầm mộ, có nơi dày tới ba lớp gạch.
Ông trưởng thôn Nguyễn Quang Vinh dẫn tôi đến nhà ông Đinh Văn Thinh, là một trong số những người đầu tiên đến khu vực chân núi Dốc Ngắn.
Vợ chồng ông Thinh sống trong ngôi nhà nhỏ, cũ nát, xây dựng từ thập kỷ 70. Dù đã ngoài 70 tuổi, ông vẫn tinh tường đục đẽo, đóng đồ gia dụng.
Theo ông Thinh, thập kỷ 70, khu vực này hoang vu, không có người ở. Năm 1978, ông cùng một số hộ gia đình lên đây khai hoang, lập làng. Theo ông, quả núi này rộng rãi, đất đai màu mỡ, nhưng xưa kia người dân không dám ở là bởi họ tin rằng quả núi bị yểm bùa.
Theo lời truyền miệng từ các cụ, xưa kia, người Tàu chọn quả núi Dốc Ngắn làm nơi tích trữ vàng bạc, của cải mà họ vơ vét, cướp bóc được của người Việt.
Để cất giữ của cải, họ đào nhiều hầm ngầm trong lòng núi, rồi yểm thần giữ của vào những vị trí cất giữ kho báu. Những cô gái chết trẻ thường rất thiêng, nên đối tượng được chọn làm thần giữ của là các trinh nữ tuổi từ 13 đến 18. Chỉ có những trinh nữ mới đảm bảo độ thuần khiết và sự linh thiêng.
Người Tàu thường mua các cô gái từ nhỏ, rồi nuôi đến lớn, hoặc họ sẽ lập ra màn kịch cưới vợ lẽ, nhưng thực ra là để làm thần giữ của. Những cô gái xinh đẹp thì càng tốt, bởi khi họ bị chết oan, thì nỗi ẩn ức càng lớn, và như thế bùa càng thiêng.
Cô gái được chăm sóc đặc biệt ở một chỗ riêng, tuyệt đối không tiếp xúc với đàn ông. Trước khi đưa đi yểm, họ sẽ được tắm rửa sạch sẽ, sức dầu thơm, ăn đồ chay tịnh. Cô gái sẽ được đưa lên kiệu và được quân lính khiêng đến căn hầm đã xây dựng sẵn.
Để tránh việc cô gái phản kháng, họ cho uống thuốc loại thuốc gây tê, khiến không thể cử động được, không nói được, mặc dù vẫn mở mắt, tỉnh táo.
Cô gái sẽ được đặt nằm trong quan tài. Phù thủy làm lễ, rồi nhét miếng sâm vào miệng. Phù thủy sẽ sử dụng phép thuật để cô gái sống được đúng 100 ngày mà không phải ăn uống gì. Cô gái phải sống trong cảnh chờ chết, rất oan ức, tuyệt vọng, hận thù, nên khi chết sẽ biến thành thần giữ của.
Lúc này, chỉ những người biết thần chú, thần giữ của cho phép, thì mới vào được. Bất kỳ ai cố tình xâm phạm vào kho giữ của, thì đều mất mạng, hoặc tâm thần điên loạn.
Nếu vì lý do nào đó mà lấy được của cải trong kho, thì thần giữ của cũng sẽ đeo bám, hành hạ đến khi trả lại thì thôi.
Đó cũng là lý do mà người dân ở đây đồn thổi rằng thi thoảng vẫn nhìn thấy cô gái mặc áo trắng lởn vởn ở khu vực Hố Vàng.
Mặc dù lời đồn thổi là vậy, nhưng ông Đinh Văn Thinh khẳng định chả có ma quỷ, thần thánh giữ của nào cả. Ông Thinh đã sống ở cạnh ngôi mộ này mấy chục năm và ông chẳng thấy có gì đặc biệt. Tất cả những chuyện ma quỷ là do các cụ xưa kia kể lại để… dọa trẻ con.
Còn tiếp…
Phong Nguyệt
Kỳ 2: Lời đồn thần giữ của
Như đã nói ở kỳ trước, người dân thôn 5, xã Song Khoai (Yên Hưng, Quảng Ninh) rất sợ ngôi mộ Hán, mà họ gọi là Hố Vàng. Không ai dám xuống ngôi mộ ấy. Tuy nhiên, khi thấy tôi mở nắp mộ, trèo xuống, lại trèo lên, thì ông Nguyễn Quang Vinh, trưởng thôn 5, mới dám trèo xuống.
Tôi đã từng cùng các nhà khảo cổ khai quật, nghiên cứu nhiều ngôi mộ Hán, từng nhiều lần về xem ngôi mộ Hán được cho là lớn nhất Việt Nam, hiện trưng bày ở Bảo tàng Hải Dương, song vẫn phải sững sờ trước sự hoành tráng của ngôi mộ này.
Lối xuống hầm mộ thực ra không phải là đường xuống, mà đỉnh vòm mộ đã bị thủng. Nhiều khả năng bị trộm xâm nhập.
Xuống ngôi mộ từ chỗ phá của mộ tặc |
Hầu hết bọn đào mồ cuốc mả, trộm cắp báu vật trong các hầm mộ đều đào từ trên xuống và xâm nhập theo đường nóc mộ cho dễ, ít phải đào bới.
Bọn trộm nghi ngờ vùng nào có mộ cổ, chúng sẽ chọc thuốn xuống lòng đất, gặp mộ, chỉ đào một đường thẳng, phá nóc vòm cuốn là xâm nhập được vào bên trong.
Điều đánh kinh ngạc là vòm cuốn ngôi mộ này cao hơn 4 mét, tức là cao bằng nóc nhà. Đấy là chưa kể nền hầm mộ đã bị đất bồi lấp, cao lên cả mét nữa. Nếu nạo vét nền, thì ngôi mộ còn cao hơn nhiều.
Từ trung tâm mộ, các hầm mộ, các vòm cuốn ngang dọc mở ra như thể ma trận.
Theo TS. Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, hầm mộ này được xây dựng bởi hàng chục vạn viên gạch cỡ lớn. Tất cả gạch xây đều có in hoa văn nổi trên các cạnh khiến hầm mộ như một bức tường phù điêu lộng lẫy.
Hầm mộ gồm ba gian lớn. Gian chính giữa hình chữ nhật, mỗi chiều 3-4m. Các tường cạnh của gian này được xây thẳng đứng rồi thu dần, tạo thành một đỉnh vòm bốn múi hình thót nhọn, tạo thành một lỗ “thoát hồn” lên trời.
Trưởng thôn Nguyễn Quang Vinh bên trong ngôi mộ Hán |
Như vậy, lối xuống hầm mộ từ đỉnh múi hình thót nhọn này do bị trộm phá để đột nhập, hay là lỗ thoát hồn của kiến trúc, còn là vấn đề tiếp tục nghiên cứu.
Cũng theo TS. Nguyễn Việt, đây là một kiểu hầm mộ quý tộc xây theo kiến trúc xếp gạch giật cấp rất điêu luyện, bắt đầu phổ biến vào thời Đông Hán.
Ngôi mộ được cho là của Tào Tháo vừa mới phát hiện ở Hà Nam (Trung Quốc) cũng được xây dựng theo kiến trúc tương tự, chỉ khác ở số lượng gồm tới hai vòm và bốn phòng nhánh vòm cuốn ở hai bên.
Tại hầm mộ mà người dân gọi là Hố Vàng này, hai phía bắc, nam của gian vòm cao chính giữa người xưa làm thêm hai gian vòm cuốn nữa.
Gian chính ở phía nam dài gần 6m, rộng khoảng 2m, cao 2m là nơi đặt quan tài chủ nhân, gian kia dài 2m rộng 2m, cao 2m là nơi chứa đồ tùy táng. Ở mỗi gian đều có một ngách cổng phụ cao và rộng mỗi chiều 1m.
Mặc dù đã bị trộm xâm nhập nhiều lần, song đồ tùy táng vẫn còn khá nhiều ở ngách cửa phụ gian chính giữa. Nền các gian được lát gạch chéo chứ không song song với chiều tường hầm mộ, có nơi dày tới ba lớp gạch.
Một ngách nhỏ phía trong vòm cuốn |
Ông trưởng thôn Nguyễn Quang Vinh dẫn tôi đến nhà ông Đinh Văn Thinh, là một trong số những người đầu tiên đến khu vực chân núi Dốc Ngắn.
Vợ chồng ông Thinh sống trong ngôi nhà nhỏ, cũ nát, xây dựng từ thập kỷ 70. Dù đã ngoài 70 tuổi, ông vẫn tinh tường đục đẽo, đóng đồ gia dụng.
Theo ông Thinh, thập kỷ 70, khu vực này hoang vu, không có người ở. Năm 1978, ông cùng một số hộ gia đình lên đây khai hoang, lập làng. Theo ông, quả núi này rộng rãi, đất đai màu mỡ, nhưng xưa kia người dân không dám ở là bởi họ tin rằng quả núi bị yểm bùa.
Theo lời truyền miệng từ các cụ, xưa kia, người Tàu chọn quả núi Dốc Ngắn làm nơi tích trữ vàng bạc, của cải mà họ vơ vét, cướp bóc được của người Việt.
Ông Đinh Văn Thinh kể những chuyện kỳ bí quanh ngôi mộ Hán |
Để cất giữ của cải, họ đào nhiều hầm ngầm trong lòng núi, rồi yểm thần giữ của vào những vị trí cất giữ kho báu. Những cô gái chết trẻ thường rất thiêng, nên đối tượng được chọn làm thần giữ của là các trinh nữ tuổi từ 13 đến 18. Chỉ có những trinh nữ mới đảm bảo độ thuần khiết và sự linh thiêng.
Người Tàu thường mua các cô gái từ nhỏ, rồi nuôi đến lớn, hoặc họ sẽ lập ra màn kịch cưới vợ lẽ, nhưng thực ra là để làm thần giữ của. Những cô gái xinh đẹp thì càng tốt, bởi khi họ bị chết oan, thì nỗi ẩn ức càng lớn, và như thế bùa càng thiêng.
Cô gái được chăm sóc đặc biệt ở một chỗ riêng, tuyệt đối không tiếp xúc với đàn ông. Trước khi đưa đi yểm, họ sẽ được tắm rửa sạch sẽ, sức dầu thơm, ăn đồ chay tịnh. Cô gái sẽ được đưa lên kiệu và được quân lính khiêng đến căn hầm đã xây dựng sẵn.
Để tránh việc cô gái phản kháng, họ cho uống thuốc loại thuốc gây tê, khiến không thể cử động được, không nói được, mặc dù vẫn mở mắt, tỉnh táo.
Ngôi mộ nằm trong đất của người dân, được TS. Nguyễn Việt xây bịt lại đậy nắp bê tông. Người dân dùng nắp hầm mộ làm đống rơm. |
Cô gái sẽ được đặt nằm trong quan tài. Phù thủy làm lễ, rồi nhét miếng sâm vào miệng. Phù thủy sẽ sử dụng phép thuật để cô gái sống được đúng 100 ngày mà không phải ăn uống gì. Cô gái phải sống trong cảnh chờ chết, rất oan ức, tuyệt vọng, hận thù, nên khi chết sẽ biến thành thần giữ của.
Lúc này, chỉ những người biết thần chú, thần giữ của cho phép, thì mới vào được. Bất kỳ ai cố tình xâm phạm vào kho giữ của, thì đều mất mạng, hoặc tâm thần điên loạn.
Nếu vì lý do nào đó mà lấy được của cải trong kho, thì thần giữ của cũng sẽ đeo bám, hành hạ đến khi trả lại thì thôi.
Đó cũng là lý do mà người dân ở đây đồn thổi rằng thi thoảng vẫn nhìn thấy cô gái mặc áo trắng lởn vởn ở khu vực Hố Vàng.
Mặc dù lời đồn thổi là vậy, nhưng ông Đinh Văn Thinh khẳng định chả có ma quỷ, thần thánh giữ của nào cả. Ông Thinh đã sống ở cạnh ngôi mộ này mấy chục năm và ông chẳng thấy có gì đặc biệt. Tất cả những chuyện ma quỷ là do các cụ xưa kia kể lại để… dọa trẻ con.
Còn tiếp…
Phong Nguyệt
Bình luận