• Zalo

Thực hư bộ xương 200 năm vẫn rỉ máu ở Nam Định

Phóng sự - Khám pháChủ Nhật, 09/12/2012 09:19:00 +07:00Google News

(VTC News) - Hơn 40 năm trong nghề bốc mộ thuê, tôi chưa bao giờ gặp trường hợp kỳ lạ như bộ hài cốt mà tôi cải táng tại giáo xứ Lác Môn.

(VTC News) - Hơn 40 năm trong nghề bốc mộ thuê, tôi chưa bao giờ gặp trường hợp kỳ lạ như bộ hài cốt mà tôi cải táng tại giáo xứ Lác Môn.


Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi đã tìm gặp rất nhiều nhà khoa học như PGS.TS Nguyễn Lân Cường, TS Vũ Thế Khanh, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải… với mong muốn đem đến cho độc giả một cái nhìn chính xác nhất về hiện tượng đang gây xôn xao dư luận này.

Dù mỗi người có một cách giải thích khác nhau dưới góc độ chuyên môn nhưng chúng tôi nhận thấy vẫn cần có một sự nghiên cứu đầy đủ và nghiêm túc của các nhà khoa học để dập tắt những câu chuyện hoang đường đang được thêu dệt ngày một nhiều trong cuộc sống người dân.

“Cha xứ Nguyễn Đức Trọng - Chủ tịch Hội đồng giáo xứ Lác Môn (xã Trực Hùng, Trực Ninh, Nam Định) - cho biết: “Giáo dân Phêrô Đỗ Tựu sống vào thời kỳ vua Tự Đức (khoảng những năm 1838 đến năm 1867 - PV).

Thời kỳ đó, theo lệnh vua ban thì những ai theo đạo giáo đều “trái với lẽ tự nhiên” và đều phải chịu tội chết. Đỗ Tựu cùng 7 giáo dân trong vùng không tránh khỏi lời phán xét oan nghiệt đó.

Nơi đặt bộ hài cốt được xây riêng biệt và khang trang 
Sau khi chết, ông được đem chôn cất cùng với 7 người bạn của mình tại xã Trực Hùng. Đến năm 1958, hài cốt của ông được đưa sang mộ chôn tập trung nhưng không mở quan tài.

Cho đến những ngày đầu tháng 7.2009, giáo xứ Lác Môn có chủ trương mở rộng khuôn viên, mộ của 8 giáo dân này nằm trong dự án đó và phải di dời đến nơi khác.

Ông Nguyễn Văn Huấn, 65 tuổi, người tham gia vào việc bốc 8 ngôi mộ tại giáo xứ Lác Môn vào tháng 7.2009, nhớ như in sự việc hôm đó với sự sợ hãi còn hằn trên khuôn mặt: “Hài cốt của ông Đỗ Tựu được bốc cuối cùng. 7 bộ hài cốt trước đều được chúng tôi tiến hành suôn sẻ mà không có bất kỳ khó khăn gì.

Duy chỉ có bộ hài cốt của ông Đỗ Tựu khi vừa mới đào đến quan tài thì trong đó bỗng chảy ra một thứ dung dịch có màu đỏ và có mùi tanh tanh. Khi phát hiện đó là máu, tôi đã ngất lịm đi".

Ông Huấn quả quyết: “Hơn 40 năm trong nghề bốc mộ thuê, tôi chưa bao giờ gặp trường hợp kỳ lạ như bộ hài cốt mà tôi cải táng tại giáo xứ Lác Môn cả”.

Trong vùng có ông Phạm Văn Bân, lưng bị gù đã nhiều năm nay, hôm cải táng mộ giáo dân Phêrô Đỗ Tựu, thấy có hiện tượng lạ như thế, ông bèn nhảy xuống lấy hai tay chạm vào những dòng nước đỏ (được mọi người cho là máu) rồi quệt dọc theo sống lưng của mình.

Vừa quệt ông vừa lầm bầm cầu nguyện. Tức thì lưng ông thẳng lên, đi lại bình thường mà không gặp chút khó khăn, đau đớn gì (?).

Sau sự việc lạ lùng đó, người dân cho rằng ông Đỗ Tựu đã “làm phép lạ ban phước lành” tới những người trong vùng. Vì thế, họ tôn ông lên làm “thánh”, dù chưa có một quyển kinh thánh nào có tên thánh Tựu cả. Hiện tại, bộ hài cốt đang được lưu giữ riêng biệt, cẩn thận trong tủ kính tại giáo xứ Lác Môn.

Cứ rỉ máu là cứu mạng người?

Chuyện bộ hài cốt có lịch sử 200 năm cứ mỗi lần rỉ máu là chữa được bách bệnh được mọi người truyền tai nhau khắp nơi. Khách đến cầu nguyện xin chữa bệnh đông nườm nượp. Người ở Hà Nội, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Bình… thậm chí có cả người nước ngoài cũng về đây cầu khấn mong thánh Tựu rỉ máu chữa cho khỏi bệnh.

Theo như lời người dân kể lại thì không phải ai thánh Tựu cũng “cảm thông” mà chữa bệnh cho. Người mà thánh Tựu “ban phép” không phân biệt tuổi tác, giới tính, tôn giáo, địa lý… miễn là đến cầu khấn phải tin tưởng vào sự linh thiêng của ngài.
Bộ hài cốt được lưu giữ cẩn thận 
Để tìm hiểu rõ hơn về sự việc, chúng tôi ngồi trò chuyện với bà Vũ Thị Tý, người bán hàng nước ở ngay cổng giáo xứ Lác Môn. Bà Tý cho biết, chính bà cũng là người được thánh Tựu “ban phép”.

Bà kể lại: “Tôi vốn bị bệnh thấp khớp từ khi 35 tuổi do công việc đồng áng phải ngâm chân dưới nước nhiều. Vì không có điều kiện đi chữa nên khi về già, bệnh của tôi quá ra. Mỗi lần tối đến là các khớp gối tê rần, đau nhức như có kiến cắn bên trong. Tôi đã đi khắp các bệnh viện, uống, bôi bao nhiêu thứ thuốc nhưng bệnh tình chỉ thuyên giảm chứ không khỏi hẳn".

Năm kia, bà vào nơi để hài cốt của thánh Tựu cầu khấn, sau đó lấy chiếc khăn mặt trắng lau lên mặt kính nơi để bộ hài cốt. Xoa đi xoa lại được mấy lần, chiếc khăn tay của bà nổi nên những vệt lốm đốm màu đỏ như vừa thấm máu. Bà đem chiếc khăn đó về, hằng ngày thoa đi thoa lại vào hai bên đầu gối.

“Được 2 hôm tôi thấy chân mình nhẹ dần và không còn bị cắn rứt nữa. Một thời gian sau thì bệnh đau khớp của tôi khỏi hẳn, đi lại bình thường mà không phải uống hay bôi bất kỳ loại thuốc nào cả” - bà Tý hồ hởi khoe.

Ông Nguyễn Văn Khánh, trưởng xóm 2, khẳng định: “Việc mọi người ở các nơi đổ về giáo xứ Lác Môn cầu nguyện, chữa bệnh là hoàn toàn có thật. Ba năm về trước, các con đường ở đây lúc nào cũng chật kín xe cộ, các hàng quán mọc lên san sát. Nhưng thời gian gần đây mọi người đi thành từng đoàn nên tình hình an ninh trật tự cũng ổn định hơn.

Không biết việc bộ hài cốt có khả năng chảy máu, chữa bệnh thật hay không nhưng người ta còn tạc bia đá gắn lên đằng sau nơi để hài cốt để tỏ lòng biết ơn”.

Chưa có lời giải đồng nhất

Trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Lân Cường (Viện Lịch sử Việt Nam) cho biết: “Có những hiện tượng của con người từ trước đến nay khoa học chưa giải thích được. Như việc nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu cháy hết các bộ phận trong cơ thể con người, duy chỉ có trái tim là còn nguyên vẹn, đỏ hỏn.

Còn với bộ hài cốt chảy máu của ông Đỗ Tựu thì ông Cường khẳng định không có chuyện bộ hài cốt cứu người. Đây có thể chỉ là sự thêu dệt của người dân làm thần thánh hóa hiện tượng lạ có ở bộ xương mà thôi.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người (Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam), thì lại cho rằng ông Đỗ Tựu chết uất ức nên xác khó tiêu. “Một khi con người chết trong sự uất ức thì cơ thể họ phát sinh ra luồng từ trường. Dòng từ trường này bao bọc cơ thể nên dẫn đến việc khó tan xương thịt” - ông Hải nói.
Nơi an táng ông Đỗ Tựu trước đây 
TS.KTS Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) - thì việc bộ xương này có chảy máu thật hay không vẫn chưa thực sự rõ ràng vì chưa có một cuộc xét nghiệm y tế nào để chứng minh cả. Còn hiện tượng bộ xương được đồn thổi có khả năng chữa bệnh là do tâm lý của mỗi người.

Khi con người đến cầu nguyện, trong lòng họ thấy thanh thản và tin tưởng rằng thánh đang phù hộ và chữa bệnh cho mình nên có cảm giác khỏi bệnh. Tâm lý đó đã tạo nên sự thoải mái trong người, từ đó bệnh tình cũng vì thế mà thuyên giảm”.


TheoDòng Đời

Bình luận