Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 68 được sự quan tâm lớn của dư luận trong và ngoài nước.
Đây là một bài phát biểu đầy khí phách, có sức thuyết phục và có tâm, có tầm, đúng việc, đúng người, đúng lúc. Nó thực sự đại diện cho tiếng nói của dân tộc Việt Nam. Đây là tiếng nói của lương tri loài người, của dân tộc Việt Nam vì một thế giới hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững.
Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc là diễn đàn lớn nhất hành tinh và những vấn đề Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập trong bài phát biểu của mình chính là những vấn đề đang được cả thế giới quan tâm, có tính chất như một bản tuyên ngôn, đại diện cho Việt Nam và nhiều nước tương đồng.
Và một lần nữa, sau sự kiện Shangri-La, thông điệp “lòng tin chiến lược” lại được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh như một nhân tố vô cùng quan trọng.
Thủ tướng nhấn mạnh rằng dân tộc Việt Nam luôn có chính kiến, có trách nhiệm và có lòng tin đối với đấu tranh cho hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Thực sự đấu tranh cho hòa bình là một cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn, gian khổ nhưng mọi người hãy có lòng tin vào hòa bình.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra một thông điệp rất giản dị: Các quốc gia và các dân tộc hãy cùng nhau ngăn chặn bàn tay chết chóc của chiến tranh, của khủng bố, của bạo lực, và nếu không ngăn chặn thì cũng “đừng tiếp tay”, “đừng làm ngơ”.
Thủ tướng khẳng định, việc giữ gìn hòa bình bao giờ cũng đòi hỏi thiện chí của các bên, vai trò của các cường quốc là không thể thiếu với “lòng tin chiến lược không ngừng được vun đắp bằng thái độ chân thành và những hành động thiết thực, cụ thể”.
Vị thế của Việt Nam là thế của một nước chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh trên thế giới. Sau chiến tranh, trải qua mấy chục năm làm công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, chúng ta đang thu hoạch được những thắng lợi trong hòa bình khiến vị thế của Việt Nam ngày càng có chỗ đứng rõ ràng trên trường quốc tế, ngày càng đàng hoàng, mạnh mẽ hơn.
Tôi ví dụ trong bài phát biểu của Thủ tướng đã nói đến việc chúng ta từ một nước thiếu ăn, trong một thời gian rất ngắn lại thừa lương thực xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới. Đó là một thắng lợi rất đặc sắc của Việt Nam. Một nước có ý chí vươn lên mạnh mẽ như thế với hào khí "Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm". Đó là một ví dụ rất sinh động và thuyết phục được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đưa ra trong bài phát biểu của mình.
Từ những kinh nghiệm của mình, Việt Nam cũng đã nhiệt tình và bền bỉ giúp đỡ các nước đang phát triển khác tự sản xuất thêm lúa gạo, như với Cuba, Mozambique, Angola, Mali, Madagascar, Myanmar... Đó không chỉ là việc làm của một thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế, mà còn thể hiện đạo lý "thương người như thể thương thân" đã trở thành truyền thống nhân nghĩa, cao đẹp nghìn đời của Việt Nam.
Nhân dịp này, tôi xin chúc mừng Thủ tướng và Đoàn cùng đi. Nhân dịp này, tôi cũng đề nghị Thủ tướng quan tâm đến ngành cơ khí chế tạo. Công nghiệp cơ khí chế tạo của Việt Nam đã có lâu rồi nhưng chúng ta phát triển chưa cao. Nói như GS Trần Đại Nghĩa: “một nước không có nền công nghiệp chế tạo thì không thể theo kịp người ta”. Vì vậy, tôi rất hy vọng, nền công nghiệp chế tạo của chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ để thể hiện rõ hơn tầm vóc của một đất nước. Như thế sẽ góp phần vào sự phát triển, thành công chung của đất nước, để tiếng nói của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc lần sau càng mạnh hơn gấp bội.
Tiếp theo loạt bài này, Báo điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc là diễn đàn lớn nhất hành tinh và những vấn đề Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập trong bài phát biểu của mình chính là những vấn đề đang được cả thế giới quan tâm, có tính chất như một bản tuyên ngôn, đại diện cho Việt Nam và nhiều nước tương đồng.
Và một lần nữa, sau sự kiện Shangri-La, thông điệp “lòng tin chiến lược” lại được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh như một nhân tố vô cùng quan trọng.
Thủ tướng nhấn mạnh rằng dân tộc Việt Nam luôn có chính kiến, có trách nhiệm và có lòng tin đối với đấu tranh cho hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Thực sự đấu tranh cho hòa bình là một cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn, gian khổ nhưng mọi người hãy có lòng tin vào hòa bình.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra một thông điệp rất giản dị: Các quốc gia và các dân tộc hãy cùng nhau ngăn chặn bàn tay chết chóc của chiến tranh, của khủng bố, của bạo lực, và nếu không ngăn chặn thì cũng “đừng tiếp tay”, “đừng làm ngơ”.
Thủ tướng khẳng định, việc giữ gìn hòa bình bao giờ cũng đòi hỏi thiện chí của các bên, vai trò của các cường quốc là không thể thiếu với “lòng tin chiến lược không ngừng được vun đắp bằng thái độ chân thành và những hành động thiết thực, cụ thể”.
Vị thế của Việt Nam là thế của một nước chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh trên thế giới. Sau chiến tranh, trải qua mấy chục năm làm công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, chúng ta đang thu hoạch được những thắng lợi trong hòa bình khiến vị thế của Việt Nam ngày càng có chỗ đứng rõ ràng trên trường quốc tế, ngày càng đàng hoàng, mạnh mẽ hơn.
Tôi ví dụ trong bài phát biểu của Thủ tướng đã nói đến việc chúng ta từ một nước thiếu ăn, trong một thời gian rất ngắn lại thừa lương thực xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới. Đó là một thắng lợi rất đặc sắc của Việt Nam. Một nước có ý chí vươn lên mạnh mẽ như thế với hào khí "Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm". Đó là một ví dụ rất sinh động và thuyết phục được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đưa ra trong bài phát biểu của mình.
Đại diện các tổ chức của Liên Hợp Quốc đến bắt tay chúc mừng sau khi Thủ tướng đọc xong bài phát biểu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Nhân dịp này, tôi xin chúc mừng Thủ tướng và Đoàn cùng đi. Nhân dịp này, tôi cũng đề nghị Thủ tướng quan tâm đến ngành cơ khí chế tạo. Công nghiệp cơ khí chế tạo của Việt Nam đã có lâu rồi nhưng chúng ta phát triển chưa cao. Nói như GS Trần Đại Nghĩa: “một nước không có nền công nghiệp chế tạo thì không thể theo kịp người ta”. Vì vậy, tôi rất hy vọng, nền công nghiệp chế tạo của chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ để thể hiện rõ hơn tầm vóc của một đất nước. Như thế sẽ góp phần vào sự phát triển, thành công chung của đất nước, để tiếng nói của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc lần sau càng mạnh hơn gấp bội.
Đồng Sỹ Nguyên
Theo Cổng TTĐT Chính phủ
Bình luận