(VTC News) – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết nợ công đã tăng nhanh, lên mức 61,3% GDP khiến cho áp lực trả nợ lớn trong khi đó hiệu quả đầu tư công chưa cao.
Trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011 – 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết do chưa lường hết những khó khăn thách thức nên nhiều chỉ tiêu chủ yếu đề ra cho 5 năm 2011 - 2015 là khá cao.
”Trong nước, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho những yếu kém nội tại của nền kinh tế bộc lộ nặng nề hơn”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho biết lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô dần ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 2% vào năm 2015, thấp nhất trong 15 năm qua.
Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 18%/năm, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo tăng mạnh; nhập khẩu tăng 15%/năm; tỷ lệ nhập siêu giảm từ 10,2% năm 2011 xuống còn 3,6% năm 2015.
Quản lý ngân sách nhà nước được tăng cường. Thu từ dầu thô giảm mạnh nhưng thu nội địa tăng nên tổng thu ngân sách năm 2015 vẫn tăng 7,4% và 5 năm gấp khoảng 2 lần so với giai đoạn trước.
Chi ngân sách gấp 2,17 lần, tăng chi cho con người, bảo đảm an sinh xã hội. Bội chi bình quân khoảng 5% GDP/năm.
“Nợ công tập trung cho đầu tư phát triển; đến hết năm 2015, nợ công khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ 48,9%, nợ nước ngoài của quốc gia 41,5%, trong giới hạn an toàn theo quy định”, Thủ tướng nói.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp khoảng 1,8 lần so với 5 năm trước, bằng khoảng 31,2% GDP. Vốn FDI thực hiện đạt 58,2 tỷ USD, tăng 31%. Vốn ODA giải ngân đạt khoảng 24 tỷ USD, tăng 70,5%.
An ninh năng lượng và cân đối cung cầu các mặt hàng quan trọng được bảo đảm. Quản lý thị trường, giá cả được tăng cường; thực hiện bình ổn giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý và phục hồi khá cao vào những năm cuối; chất lượng tăng trưởng có bước được nâng lên.
Tăng trưởng GDP năm 2015 ước đạt trên 6,5%, cao nhất trong 5 năm qua, vượt kế hoạch đề ra (6,2%); bình quân 5 năm đạt khoảng 5,9%/năm.
GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, bình quân đầu người 2.228 USD (tính theo sức mua ngang giá là trên 5.600 USD).
Trong báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra 9 điểm yếu kém cần phải khắc phục trong thời gian tới.
”Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc. Cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, bội chi còn cao. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tăng trưởng kinh tế và một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
“Việc thực hiện các đột phá chiến lược và tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đáp ứng yêu cầu. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn vướng mắc, chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội”, Thủ tướng nhận định.
Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới chưa đạt yêu cầu. Hiệu quả đầu tư công chưa cao.
Khoảng cách giàu nghèo còn lớn. Nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống gây bức xúc trong nhân dân.
”Công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có mặt chưa thật chủ động, hiệu quả chưa cao. Chưa phát huy hết các lợi thế và chuẩn bị tốt các điều kiện cho chủ động hội nhập. Sự gắn kết giữa hội nhập kinh tế quốc tế với quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội, đối ngoại nhân dân có mặt còn hạn chế”, Thủ tướng nói.
Phạm Thịnh
Trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và 5 năm 2011 – 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết do chưa lường hết những khó khăn thách thức nên nhiều chỉ tiêu chủ yếu đề ra cho 5 năm 2011 - 2015 là khá cao.
”Trong nước, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho những yếu kém nội tại của nền kinh tế bộc lộ nặng nề hơn”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn |
Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 18%/năm, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo tăng mạnh; nhập khẩu tăng 15%/năm; tỷ lệ nhập siêu giảm từ 10,2% năm 2011 xuống còn 3,6% năm 2015.
Quản lý ngân sách nhà nước được tăng cường. Thu từ dầu thô giảm mạnh nhưng thu nội địa tăng nên tổng thu ngân sách năm 2015 vẫn tăng 7,4% và 5 năm gấp khoảng 2 lần so với giai đoạn trước.
Chi ngân sách gấp 2,17 lần, tăng chi cho con người, bảo đảm an sinh xã hội. Bội chi bình quân khoảng 5% GDP/năm.
“Nợ công tập trung cho đầu tư phát triển; đến hết năm 2015, nợ công khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ 48,9%, nợ nước ngoài của quốc gia 41,5%, trong giới hạn an toàn theo quy định”, Thủ tướng nói.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp khoảng 1,8 lần so với 5 năm trước, bằng khoảng 31,2% GDP. Vốn FDI thực hiện đạt 58,2 tỷ USD, tăng 31%. Vốn ODA giải ngân đạt khoảng 24 tỷ USD, tăng 70,5%.
An ninh năng lượng và cân đối cung cầu các mặt hàng quan trọng được bảo đảm. Quản lý thị trường, giá cả được tăng cường; thực hiện bình ổn giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý và phục hồi khá cao vào những năm cuối; chất lượng tăng trưởng có bước được nâng lên.
Tăng trưởng GDP năm 2015 ước đạt trên 6,5%, cao nhất trong 5 năm qua, vượt kế hoạch đề ra (6,2%); bình quân 5 năm đạt khoảng 5,9%/năm.
GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, bình quân đầu người 2.228 USD (tính theo sức mua ngang giá là trên 5.600 USD).
”Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc. Cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, bội chi còn cao. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tăng trưởng kinh tế và một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
“Việc thực hiện các đột phá chiến lược và tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đáp ứng yêu cầu. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn vướng mắc, chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội”, Thủ tướng nhận định.
Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới chưa đạt yêu cầu. Hiệu quả đầu tư công chưa cao.
Khoảng cách giàu nghèo còn lớn. Nhiều biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống gây bức xúc trong nhân dân.
”Công tác đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có mặt chưa thật chủ động, hiệu quả chưa cao. Chưa phát huy hết các lợi thế và chuẩn bị tốt các điều kiện cho chủ động hội nhập. Sự gắn kết giữa hội nhập kinh tế quốc tế với quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội, đối ngoại nhân dân có mặt còn hạn chế”, Thủ tướng nói.
Phạm Thịnh
Bình luận