(VTC News) – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, quản lý sử dụng vốn vay ở một số dự án còn kém hiệu quả, khắc phục còn chậm."
Ngày 22/3, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Về quản lý công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp ở Biển Đông, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định rõ lập trường và chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, được đồng bào trong và ngoài nước, cộng đồng quốc tế đồng tình ủng hộ.
Chính phủ đã chủ động cùng các nước thành viên ASEAN tạo đồng thuận, yêu cầu các bên liên quan thực hiện nghiêm túc Tuyên bố DOC, bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử COC.
“Đồng thời Chính phủ đã chủ động chỉ đạo chuẩn bị các Đề án và đã báo cáo đề nghị đấu tranh pháp lý để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam theo quy định của luật pháp quốc tế”, Thủ tướng nói.
Tổng biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên trong nhiệm kỳ giảm được 4.131 biên chế.
Về tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại tố cáo, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế, đã kiến nghị thu hồi 124.125 tỷ đồng, hơn 19.700 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính trên 30.500 tỷ đồng; xử lý khác hơn 60.500 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính hơn 6.900 tập thể, 22.700 cá nhân...
Ngoài ra, Thủ tướng còn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, năng lực dự báo còn hạn chế nên việc xây dựng mục tiêu, một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội còn chưa phù hợp; một số cơ chế, chính sách còn thiếu tầm nhìn dài hạn, tính khả thi chưa cao và phản ứng chính sách trong một số trường hợp chưa thật kịp thời.
Việc bảo đảm cân đối thu chi ngân sách nhà nước có mặt còn hạn chế, chậm khắc phục tình trạng thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá và những bất hợp lý trong cơ cấu chi ngân sách, quản lý một số khoản chi chưa chặt chẽ, vẫn còn nhiều lãng phí.
"Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, quản lý sử dụng vốn vay ở một số dự án còn kém hiệu quả, khắc phục còn chậm. Thiếu nguồn lực và cơ chế chính sách hiệu quả để xử lý nhanh hơn nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng…", Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng cho rằng những hạn chế, yếu kém trên đây do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
”Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ rõ và còn khác nhau nên việc xây dựng thể chế, chính sách nhiều mặt còn lúng túng, thiếu nhất quán, chưa thật phù hợp, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực”, Thủ tướng lý giải.
Bên cạnh đó, công tác tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu và còn nhiều hạn chế, nhất là trong việc thể chế hóa, tổ chức thực thi pháp luật, cơ chế chính sách, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương và công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện.
”Phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành kinh tế xã hội có mặt chưa phù hợp, hiệu lực hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Thủ tướng nêu.
Phạm Thịnh
Ngày 22/3, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng |
Về quản lý công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp ở Biển Đông, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định rõ lập trường và chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, được đồng bào trong và ngoài nước, cộng đồng quốc tế đồng tình ủng hộ.
Chính phủ đã chủ động cùng các nước thành viên ASEAN tạo đồng thuận, yêu cầu các bên liên quan thực hiện nghiêm túc Tuyên bố DOC, bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử COC.
“Đồng thời Chính phủ đã chủ động chỉ đạo chuẩn bị các Đề án và đã báo cáo đề nghị đấu tranh pháp lý để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam theo quy định của luật pháp quốc tế”, Thủ tướng nói.
Trung Quốc và những toan tính mới trên Biển Đông
Nguồn: VTC14
Về xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máy hành chính nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ đã trình và được Quốc hội phê chuẩn cơ cấu tổ chức với 22 bộ, cơ quan ngang bộ; không thành lập mới và đã giảm 1 tổng cục so với đầu nhiệm kỳ; ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ.Tổng biên chế công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên trong nhiệm kỳ giảm được 4.131 biên chế.
Về tổ chức và lãnh đạo công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại tố cáo, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế, đã kiến nghị thu hồi 124.125 tỷ đồng, hơn 19.700 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính trên 30.500 tỷ đồng; xử lý khác hơn 60.500 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính hơn 6.900 tập thể, 22.700 cá nhân...
Ngoài ra, Thủ tướng còn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, năng lực dự báo còn hạn chế nên việc xây dựng mục tiêu, một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội còn chưa phù hợp; một số cơ chế, chính sách còn thiếu tầm nhìn dài hạn, tính khả thi chưa cao và phản ứng chính sách trong một số trường hợp chưa thật kịp thời.
Việc bảo đảm cân đối thu chi ngân sách nhà nước có mặt còn hạn chế, chậm khắc phục tình trạng thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá và những bất hợp lý trong cơ cấu chi ngân sách, quản lý một số khoản chi chưa chặt chẽ, vẫn còn nhiều lãng phí.
"Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, quản lý sử dụng vốn vay ở một số dự án còn kém hiệu quả, khắc phục còn chậm. Thiếu nguồn lực và cơ chế chính sách hiệu quả để xử lý nhanh hơn nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng…", Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng cho rằng những hạn chế, yếu kém trên đây do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
”Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ rõ và còn khác nhau nên việc xây dựng thể chế, chính sách nhiều mặt còn lúng túng, thiếu nhất quán, chưa thật phù hợp, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực”, Thủ tướng lý giải.
Bên cạnh đó, công tác tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu và còn nhiều hạn chế, nhất là trong việc thể chế hóa, tổ chức thực thi pháp luật, cơ chế chính sách, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương và công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện.
”Phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành kinh tế xã hội có mặt chưa phù hợp, hiệu lực hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Thủ tướng nêu.
Phạm Thịnh
Bình luận