(VTC News) - Tiếng nói nước Nga đưa tin Thủ tướng Nga Medvedev nói 'Nga không thể bị trừng phạt' trên trang cá nhân của ông, thuộc mạng xã hội Facebook.
Trên trang Facebook của mình, bình luận về phản ứng của cộng đồng quốc tế trước các sự kiện xung quanh Crưm, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã viết 'Nga không thể bị trừng phạt mà các nước chỉ có thể xây dựng mối quan hệ đúng đắn với Nga'.
Thủ tướng Medvedev bày tỏ hy vọng rằng các đối tác phương Tây sẽ có thể tìm thấy đường lối ứng xử cân bằng với Nga.
Thủ tướng Nga cũng lưu ý rằng chính quyền mới của Ukraine không có đủ tính hợp pháp và không có đòn bẩy ảnh hưởng thực sự, và quyết định vừa qua được thực hiện bởi quân nổi dậy và bọn cướp.
Theo ông, trong trường hợp như vậy, không thể có mối quan hệ bình thường giữa hai chính phủ Nga và Ukraine, mặc dù liên hệ làm việc các cấp vẫn còn được duy trì.
Cuối tuần trước, Mỹ và EU đồng loạt tuyên bố bãi bỏ các cuôc gặp thượng đỉnh G8 và cuộc gặp "Nga - EU".
Liên minh châu Âu đóng băng liên lạc song phương chính thức với Mátxcơva, trong khi Mỹ áp dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với các chính trị gia và doanh nhân Nga.
Nhưng theo báo chí Nga, người dân và giới chính trị Matxcơva tỏ ra bình thản trước áp lực từ bên kia bờ Đại Tây Dương.
Tờ Tiếng nói nước Nga trong bài bình luận hôm 23/3 viết: "Liệu biện pháp này có mang lại hiệu quả như phương Tây mong muốn, và cuối cùng ai sẽ là người thua cuộc? Sau khi Crưm tự nguyện sáp nhập Nga theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo, phương Tây đã lên cơn thần kinh chống Nga".
Trong khi đó, hãng thông tấn RT đặt câu hỏi, vì sao một số khu vực như Kosovo, Scotland, Falklands được Mỹ và EU ủng hộ trưng cầu dân ý, còn trong trường hợp Crưm thì ngược lại?
Tổng thống Putin trước đó trong cuộc họp báo tại điện Kremlin cũng từng đặt ra vấn đề này, ông Putin còn tố cáo Washington và các đồng minh chỉ là những nhà dân chủ theo kiểu "đạo đức giả".
Trừng phạt kinh tế là một trong những 'đòn' mà EU nhắm vào Nga. Nhưng theo chuyên gia kinh tế Oleg Matveychev của Nga, với tư duy thực dụng của phương Tây, nhiều khả năng EU sẽ không dám dùng những biện pháp quá 'mạnh tay'.
"Trong mọi trường hợp, không ai trong số các nước châu Âu chủ trương cắt đứt hoàn toàn liên hệ với Nga. Họ phụ thuộc rất nhiều vào một số vấn đề quan trọng. Có một số vấn đề mà ngoài Nga không ai có thể giải quyết", ông Oleg Matveychev khẳng định.
Tùng Đinh
Trên trang Facebook của mình, bình luận về phản ứng của cộng đồng quốc tế trước các sự kiện xung quanh Crưm, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã viết 'Nga không thể bị trừng phạt mà các nước chỉ có thể xây dựng mối quan hệ đúng đắn với Nga'.
Thủ tướng Medvedev bày tỏ hy vọng rằng các đối tác phương Tây sẽ có thể tìm thấy đường lối ứng xử cân bằng với Nga.
Thủ tướng Nga Medvedev |
Thủ tướng Nga cũng lưu ý rằng chính quyền mới của Ukraine không có đủ tính hợp pháp và không có đòn bẩy ảnh hưởng thực sự, và quyết định vừa qua được thực hiện bởi quân nổi dậy và bọn cướp.
Theo ông, trong trường hợp như vậy, không thể có mối quan hệ bình thường giữa hai chính phủ Nga và Ukraine, mặc dù liên hệ làm việc các cấp vẫn còn được duy trì.
Cuối tuần trước, Mỹ và EU đồng loạt tuyên bố bãi bỏ các cuôc gặp thượng đỉnh G8 và cuộc gặp "Nga - EU".
Liên minh châu Âu đóng băng liên lạc song phương chính thức với Mátxcơva, trong khi Mỹ áp dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với các chính trị gia và doanh nhân Nga.
Nhưng theo báo chí Nga, người dân và giới chính trị Matxcơva tỏ ra bình thản trước áp lực từ bên kia bờ Đại Tây Dương.
Người Crưm ăn mừng cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ gia nhập Liên bang Nga |
Tờ Tiếng nói nước Nga trong bài bình luận hôm 23/3 viết: "Liệu biện pháp này có mang lại hiệu quả như phương Tây mong muốn, và cuối cùng ai sẽ là người thua cuộc? Sau khi Crưm tự nguyện sáp nhập Nga theo kết quả cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo, phương Tây đã lên cơn thần kinh chống Nga".
Trong khi đó, hãng thông tấn RT đặt câu hỏi, vì sao một số khu vực như Kosovo, Scotland, Falklands được Mỹ và EU ủng hộ trưng cầu dân ý, còn trong trường hợp Crưm thì ngược lại?
Tổng thống Putin trước đó trong cuộc họp báo tại điện Kremlin cũng từng đặt ra vấn đề này, ông Putin còn tố cáo Washington và các đồng minh chỉ là những nhà dân chủ theo kiểu "đạo đức giả".
Trừng phạt kinh tế là một trong những 'đòn' mà EU nhắm vào Nga. Nhưng theo chuyên gia kinh tế Oleg Matveychev của Nga, với tư duy thực dụng của phương Tây, nhiều khả năng EU sẽ không dám dùng những biện pháp quá 'mạnh tay'.
"Trong mọi trường hợp, không ai trong số các nước châu Âu chủ trương cắt đứt hoàn toàn liên hệ với Nga. Họ phụ thuộc rất nhiều vào một số vấn đề quan trọng. Có một số vấn đề mà ngoài Nga không ai có thể giải quyết", ông Oleg Matveychev khẳng định.
Tùng Đinh
Bình luận