Ngày 2/7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã trả lời phỏng vấn VTC News xung quanh một số lưu ý đối với thí sinh trước kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2014.
- Thưa Thứ trưởng, năm nay, lực lượng thanh tra sẽ hoạt động thế nào để đảm bảo kỷ luật thi?
Kỳ tuyển sinh năm nay, Bộ GD-ĐT tổ chức những đoàn thanh tra lưu động đến bất cứ nơi nào và không báo trước.
Đặc biệt, như đã nói ở trên, Bộ có kết hợp với thanh tra các bộ ngành khác, thanh tra của các địa phương để nâng cao hiệu quả làm việc cũng như mở rộng thêm khu vực tác nghiệp.
Vì nếu chỉ có thanh tra Bộ GD-ĐT sẽ không thể quán xuyết hết các địa điểm thi .
Bên cạnh thanh tra trực tiếp, từ 2 năm nay, Bộ GD-ĐT đã cho phép thí sinh mang vào phòng thi các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác để có thể tham gia quá trình chống tiêu cực.
Đó cũng là một kênh giúp giám sát việc thực hiện nghiêm túc của kỳ thi năm nay.
- Là một kỳ thi mang tính cạnh tranh cao, có thể xuất hiện những hiện tượng như thi hộ, thi kèm, Bộ GD-ĐT đã có những chuẩn bị, chỉ đạo để phát hiện sớm những hình thức tiêu cực này?
Việc thi kèm, thi hộ nếu không chú ý sẽ rất khó phát hiện. Do đó, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Hội đồng thi tập huấn giám thị rất kỹ trong việc này.
Cụ thể, Bộ yêu cầu các Hội đồng thi phải có danh sách ảnh để kiểm tra; khi thí sinh vào phòng thi, phân công giám thị đối chiếu ảnh trong thẻ dự thi, trong chứng minh nhân dân với danh sách ảnh và người thật của thí sinh.
Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, ảnh qua photoshop chỉnh sửa …, giám thị phải báo điểm thi để tiếp tục làm rõ và xử lý.
Đối với tình huống thi kèm, các giám thị trong phòng thi cần lưu ý, nếu thấy số báo danh, tên thí sinh không bình thường cần bố trí những thí sinh đó ngồi cách xa nhau.
Ví dụ, thường chúng ta bố trí ngồi gần nếu thí sinh có số báo danh gần nhau và tên giống nhau, thì giờ cho ngồi cách xa để tránh thi kèm.
Đối với thí sinh, cần ghi nhớ: Việc phát hiện thi hộ, thi kèm và những hành vi gian lận khác không chỉ trong kỳ thi này mà trong suốt quá trình học, ngay cả thí sinh đã tốt nghiệp ra trường, đi làm, nếu bị phát hiện thi kèm, thi hộ, vi phạm quy chế vẫn bị xử lý. Nếu cấp bằng sẽ bị thu hồi bằng, đang học có thể cho thôi học…
Do đó, các em không nên có ý nghĩ gian lận trong thi cử vì hậu quả của nó sẽ rất nặng nề.
- Thưa Thứ trưởng, kỳ thi năm 2013, Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy có phát hiện một loại đồng hồ có thể giúp thí sinh gian lận rất tinh vi. Loại đồng hồ này cũng như những thiết bị công nghệ cao khác có thể giúp thí sinh gian lận trong thi cử có được Bộ GD-ĐT phổ biến đến các Hội đồng thi?
Bộ GD-ĐT đã gửi hình ảnh, nhắc các Hội đồng thi phổ biến cho giám thị biết những thiết bị công nghệ cao thí sinh có thể sử dụng gian lận.
Các Hội đồng thi cũng rất thận trọng trong việc này; nhiều Hội đồng cẩn thận phô tô ảnh các thiết bị đó để cho giám thị nhận dạng, cảnh giác.
Tuy nhiên, những thiết bị công nghệ cao như vậy rất đa dạng, giám thị có thể không nhận dạng hết, nên khi vào phòng thi, nếu thấy thí sinh có thiết bị đáng ngờ không nhận dạng được, giám thị báo với điểm thi để được xác minh.
Đồng thời, còn phải quan sát đến những động thái không bình thường của thí sinh. Có thể nói, vai trò giám thị trong phát hiện những thiết bị công nghệ cao có thể giúp gian lận thi cử là rất quan trọng.
- Đối với thí sinh dự thi vào khối các trường Quân đội, An ninh, Cảnh sát, lực lượng thanh tra của Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành công việc như thế nào?
Đối với tất cả các trường có tuyển sinh, bất kể trường thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… thì thanh tra của Bộ GD-ĐT vẫn phải tiến hành kiểm tra. Thanh tra Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với thanh tra của ngành đó để kiểm tra trên toàn quốc.
Năm nào thanh tra Bộ GD-ĐT cũng thường xuyên kiểm tra công tác thi tại các trường khối quân đội, cảnh sát.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Phạm Thịnh
- Thưa Thứ trưởng, năm nay, lực lượng thanh tra sẽ hoạt động thế nào để đảm bảo kỷ luật thi?
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Đặc biệt, như đã nói ở trên, Bộ có kết hợp với thanh tra các bộ ngành khác, thanh tra của các địa phương để nâng cao hiệu quả làm việc cũng như mở rộng thêm khu vực tác nghiệp.
Vì nếu chỉ có thanh tra Bộ GD-ĐT sẽ không thể quán xuyết hết các địa điểm thi .
Bên cạnh thanh tra trực tiếp, từ 2 năm nay, Bộ GD-ĐT đã cho phép thí sinh mang vào phòng thi các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác để có thể tham gia quá trình chống tiêu cực.
Đó cũng là một kênh giúp giám sát việc thực hiện nghiêm túc của kỳ thi năm nay.
- Là một kỳ thi mang tính cạnh tranh cao, có thể xuất hiện những hiện tượng như thi hộ, thi kèm, Bộ GD-ĐT đã có những chuẩn bị, chỉ đạo để phát hiện sớm những hình thức tiêu cực này?
Việc thi kèm, thi hộ nếu không chú ý sẽ rất khó phát hiện. Do đó, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Hội đồng thi tập huấn giám thị rất kỹ trong việc này.
Cụ thể, Bộ yêu cầu các Hội đồng thi phải có danh sách ảnh để kiểm tra; khi thí sinh vào phòng thi, phân công giám thị đối chiếu ảnh trong thẻ dự thi, trong chứng minh nhân dân với danh sách ảnh và người thật của thí sinh.
|
Đối với tình huống thi kèm, các giám thị trong phòng thi cần lưu ý, nếu thấy số báo danh, tên thí sinh không bình thường cần bố trí những thí sinh đó ngồi cách xa nhau.
Ví dụ, thường chúng ta bố trí ngồi gần nếu thí sinh có số báo danh gần nhau và tên giống nhau, thì giờ cho ngồi cách xa để tránh thi kèm.
Đối với thí sinh, cần ghi nhớ: Việc phát hiện thi hộ, thi kèm và những hành vi gian lận khác không chỉ trong kỳ thi này mà trong suốt quá trình học, ngay cả thí sinh đã tốt nghiệp ra trường, đi làm, nếu bị phát hiện thi kèm, thi hộ, vi phạm quy chế vẫn bị xử lý. Nếu cấp bằng sẽ bị thu hồi bằng, đang học có thể cho thôi học…
Do đó, các em không nên có ý nghĩ gian lận trong thi cử vì hậu quả của nó sẽ rất nặng nề.
- Thưa Thứ trưởng, kỳ thi năm 2013, Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy có phát hiện một loại đồng hồ có thể giúp thí sinh gian lận rất tinh vi. Loại đồng hồ này cũng như những thiết bị công nghệ cao khác có thể giúp thí sinh gian lận trong thi cử có được Bộ GD-ĐT phổ biến đến các Hội đồng thi?
Bộ GD-ĐT đã gửi hình ảnh, nhắc các Hội đồng thi phổ biến cho giám thị biết những thiết bị công nghệ cao thí sinh có thể sử dụng gian lận.
Các Hội đồng thi cũng rất thận trọng trong việc này; nhiều Hội đồng cẩn thận phô tô ảnh các thiết bị đó để cho giám thị nhận dạng, cảnh giác.
Chiếc đồng hồ dùng để quay bài đã bị phát hiện trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2013 |
Đồng thời, còn phải quan sát đến những động thái không bình thường của thí sinh. Có thể nói, vai trò giám thị trong phát hiện những thiết bị công nghệ cao có thể giúp gian lận thi cử là rất quan trọng.
- Đối với thí sinh dự thi vào khối các trường Quân đội, An ninh, Cảnh sát, lực lượng thanh tra của Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành công việc như thế nào?
Đối với tất cả các trường có tuyển sinh, bất kể trường thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an… thì thanh tra của Bộ GD-ĐT vẫn phải tiến hành kiểm tra. Thanh tra Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với thanh tra của ngành đó để kiểm tra trên toàn quốc.
Năm nào thanh tra Bộ GD-ĐT cũng thường xuyên kiểm tra công tác thi tại các trường khối quân đội, cảnh sát.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Phạm Thịnh
Bình luận