(VTC News) – Trước thắc mắc tại sao chỉ 100km đường cao tốc từ Hà Nội về Thái Bình có đến 4 trạm thu phí BOT, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, trên hành trình này có nhiều lựa chọn.
Tại buổi tọa đàm “Minh bạch thu phí dự án BOT” diễn ra chiều 20/5, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường đã trả lời nhiều vấn đề băn khoăn, thắc mắc của dư luận trong thời gian qua về việc trạm thu phí BOT “mọc lên như nấm”.
Trả lời vấn đề này, ông Trường cho biết, theo quy định, khoảng cách giữa các trạm thu phí là 70 km/trạm vì vậy việc đặt các trạm thu phí được Bộ GTVT cân nhắc và tính toán rất kĩ.
Có mặt tại buổi tọa đàm, ngoài vấn đề trạm thu phí bủa vây, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng mức thu phí hiện tại là quá cao, thêm nữa là việc vừa rồi các trạm thu phí đồng loạt tăng giá.
Ông Trường nói rằng: “Chúng tôi rất chia sẻ điều này với doanh nghiệp vận tải”. Việc thu phí được Bộ cân nhắc kĩ và mức tăng phí phù hợp theo lộ trình. Việc đưa ra mức phí là căn cứ vào mức thu nhập của người dân cũng như tình hình kinh tế của khu vực trong bối cảnh chúng ta đang hội nhập quốc tế sâu rộng.
Liên quan đến vấn đề này, ông Vũ Khắc Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cũng cho biết, trước đây do không có sự thay đổi về mức phí nên việc thu hút nguồn vốn BOT đầu tư vào hạ tầng giao thông rất hạn chế.
Vì vậy năm 2013, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp Bộ GTVT điều chỉnh mức phí cơ bản để đến năm 2016, mức phí cao gấp 3,5 lần mức cơ bản trước đây nhằm phù hợp với thu nhập của người dân và đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư.
Vì vậy năm 2013, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp Bộ GTVT điều chỉnh mức phí cơ bản để đến năm 2016, mức phí cao gấp 3,5 lần mức cơ bản trước đây nhằm phù hợp với thu nhập của người dân và đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư.
Thứ trưởng Trường (ngoài cùng bên phải) cho biết, hành trình Hà Nội - Thái Bình có nhiều tuyến đường. Không muốn mất phí người dân có thể đi đường cũ. |
Thứ trưởng Trường nói thêm về vấn đề thời gian qua dư luận bức xúc về việc trên tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Bình, chiều dài 100 km nhưng có đến 4 trạm thu phí., theo Thứ trưởng, việc người dân lưu thông theo hành trình này có rất nhiều tuyến đường để lựa chọn.
Nếu đi qua cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, qua QL21 mới, cầu Tân Đệ, sẽ phải qua 4 trạm thu phí và sẽ bị tính tiền theo quy tắc của đường cao tốc là đi bao nhiêu km, trả tiền bấy nhiêu.
Nếu đi qua cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, qua QL21 mới, cầu Tân Đệ, sẽ phải qua 4 trạm thu phí và sẽ bị tính tiền theo quy tắc của đường cao tốc là đi bao nhiêu km, trả tiền bấy nhiêu.
Nhưng có nhiều đường khác để đi nếu như không muốn mất phí. Thứ trưởng lấy dẫn chứng như đi theo QL 1 cũ, đường QL 21 cũ sẽ không mất phí.
Còn ngược lại muốn đi nhanh, thuận lợi được đáp ứng nhu cầu vận tải cao thì đi tuyến cao tốc và BOT.
Cuối chương trình tọa đàm, Thứ trưởng Trường khẳng định về tính minh bạch trong công tác thu phí, các trạm thu phí đang được áp dụng công nghệ thu phí một dừng, được kiểm soát chặt bằng thẻ điện tử và phần mềm.
Công tác quản lý nhà nước giao cho Tổng cục Đường bộ VN thực hiện nên không có chuyện bị thất thu phí. Thời gian tới, với việc áp dụng công nghệ thu phí không dừng, chắc chắn sẽ bảo đảm tuyệt đối việc minh bạch trong thu phí.
Công tác quản lý nhà nước giao cho Tổng cục Đường bộ VN thực hiện nên không có chuyện bị thất thu phí. Thời gian tới, với việc áp dụng công nghệ thu phí không dừng, chắc chắn sẽ bảo đảm tuyệt đối việc minh bạch trong thu phí.
Đức Thuận
Bình luận