(VTC News)- Manchester City từng bước tạo nên một cơn sốt bóng đá trong lòng Hà Nội.
Đằng sau mỗi chuyến du đấu của các đội bóng được xếp vào hàng đại gia là rất nhiều lợi ích kinh tế. Man Utd sang Mỹ để mở rộng thị trường. Inter Milan chọn mục tiêu tiềm năng là hàng trăm triệu fan Trung Quốc. Liverpool mong muốn phát triển lượng cổ động viên trung thành tại Singapore hay Thái Lan.
Ở những mảnh đất đó, cổ động viên sẵn sàng bỏ tiền để mua hàng thật, những chiếc áo, chiếc mũ hay đôi giày cộp mác "xịn" từ CLB mà họ yêu mến.
Ở Việt Nam, CĐV thường chỉ thích dùng... hàng nhái. Gần như tất cả quần áo thi đấu hay đồ lưu niệm là hàng sản xuất tại Trung Quốc. Một chiếc áo Man City ở phố Trịnh Hoài Đức (Hà Nội) chỉ có giá khoảng 150.000, tức là chưa bằng 1/20 mức áo bán tại cửa hàng chính thức của CLB tại Việt Nam.
Và Man City tham vọng thay đổi thói quen ấy.
Do đó, khác với Arsenal, ngay sau khi đặt chân xuống Hà Nội, Man City cử Joe Hart và Kolarov tới thực hiện buổi lễ giới thiệu mẫu áo mới của CLB trước đông đảo cổ động viên ở Indochina Plaza Hà Nội. Đi kèm với buổi lễ hoành tráng là quãng thời gian giao lưu vui vẻ với người hâm mộ. Joe Hart cười duyên, nói xin chào bằng tiếng Việt theo đúng nguyên tắc ngoại giao chuyên nghiệp. Kolarov liên tục nhoẻn miệng cười, sẵn sàng đáp ứng mọi đề nghị chụp ảnh selfie.
Chưa hết, việc mời Mạc Hồng Quân, ngôi sao được xem là đẹp trai nhất U23 Việt Nam và Quế Ngọc Hải, người đội trưởng giàu cảm xúc nhất SEA Games, cũng được xem là chiêu quảng cáo cao tay từ phía đối tác Nike. Đây là hai cầu thủ có lượng fan đông đảo trên mạng xã hội và từ khá lâu nay, mạnh mẽ ủng hộ dùng đồ thật trong thi đấu.
Một công việc được xem là hết sức bình thường ở những thị trường lớn nhưng lại bất ngờ trở nên vô cùng đặc biệt tại Việt Nam.
Rõ ràng, chuyến đi tới Hà Nội là phép thử quan trọng để tập đoàn sở hữu Man City xem xét quyết định có xâm nhập thị trường Việt Nam hay không.
Phóng viên VTC News từng phỏng vấn bầu Hiển lý do vì sao Man City chọn Ấn Độ để đầu tư trong khi vẫn lưỡng lự với thị trường Việt Nam. Bầu Hiển nói rằng phía Man City tin họ sẽ thành công vượt bậc ở Ấn Độ, thậm chí thay đổi cách xem, cách làm bóng đá ở quốc gia đông dân này. Còn ở Việt Nam, Man City ý nhị không trả lời. Dẫu vậy, bầu Hiển vẫn tin tưởng vào cơ hội cho bóng đá Việt Nam nơi tình yêu bóng đá vô cùng mãnh liệt.
Tình yêu đó, nếu tìm được đúng cách, sẽ cộng hưởng nhanh chóng với chiến lược xây dựng thương hiệu mang tầm thế giới mà Man City làm vài năm trở lại đây. Họ muốn dần dần tạo ra ảnh hưởng đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với Man Utd.
Năm 2013, Manchester City ký hợp đồng có giá trị 72 triệu bảng trong 6 năm với Nike. Cuối mùa giải 2014-2015, Nike chia tay Man Utd sau 13 năm gắn bó. Trong quãng thời gian đó, Manchester City đã 1 chức Vô địch giải ngoại hạng Anh năm 2014 và Á quân giải ngoại hạng mùa bóng 2015. Còn Man Utd chỉ trở lại Champions League ở mùa giải tới.
Man City đang trở thành thế lực không thể chối bỏ ở xứ sở sương mù. Tại Việt Nam, chuyến du đấu này đủ để cổ động viên Man City cảm nhận rõ niềm tự hào khi chọn cách trao tình yêu cho nửa xanh thành Manchester.
Từ sự hãnh diện ấy, thái độ mua hàng có lẽ mới có điều kiện thay đổi. Man City mang "hàng thật" đến Hà Nội. Ở lần quay lại kế tiếp, các ngôi sao của họ hẳn muốn ký tên lên những chiếc áo xịn mua từ cửa hàng Nike và thấy vị giám đốc kinh doanh mỉm cười hài lòng.
Phạm Thành
Đằng sau mỗi chuyến du đấu của các đội bóng được xếp vào hàng đại gia là rất nhiều lợi ích kinh tế. Man Utd sang Mỹ để mở rộng thị trường. Inter Milan chọn mục tiêu tiềm năng là hàng trăm triệu fan Trung Quốc. Liverpool mong muốn phát triển lượng cổ động viên trung thành tại Singapore hay Thái Lan.
Ở những mảnh đất đó, cổ động viên sẵn sàng bỏ tiền để mua hàng thật, những chiếc áo, chiếc mũ hay đôi giày cộp mác "xịn" từ CLB mà họ yêu mến.
Joe Hart và Kolarov chào CĐV Việt Nam (Ảnh: Phạm Thành) |
Và Man City tham vọng thay đổi thói quen ấy.
Do đó, khác với Arsenal, ngay sau khi đặt chân xuống Hà Nội, Man City cử Joe Hart và Kolarov tới thực hiện buổi lễ giới thiệu mẫu áo mới của CLB trước đông đảo cổ động viên ở Indochina Plaza Hà Nội. Đi kèm với buổi lễ hoành tráng là quãng thời gian giao lưu vui vẻ với người hâm mộ. Joe Hart cười duyên, nói xin chào bằng tiếng Việt theo đúng nguyên tắc ngoại giao chuyên nghiệp. Kolarov liên tục nhoẻn miệng cười, sẵn sàng đáp ứng mọi đề nghị chụp ảnh selfie.
Chưa hết, việc mời Mạc Hồng Quân, ngôi sao được xem là đẹp trai nhất U23 Việt Nam và Quế Ngọc Hải, người đội trưởng giàu cảm xúc nhất SEA Games, cũng được xem là chiêu quảng cáo cao tay từ phía đối tác Nike. Đây là hai cầu thủ có lượng fan đông đảo trên mạng xã hội và từ khá lâu nay, mạnh mẽ ủng hộ dùng đồ thật trong thi đấu.
Một công việc được xem là hết sức bình thường ở những thị trường lớn nhưng lại bất ngờ trở nên vô cùng đặc biệt tại Việt Nam.
Man City muốn bán áo đấu chính hãng ở Việt Nam (Ảnh: Phạm Thành) |
Phóng viên VTC News từng phỏng vấn bầu Hiển lý do vì sao Man City chọn Ấn Độ để đầu tư trong khi vẫn lưỡng lự với thị trường Việt Nam. Bầu Hiển nói rằng phía Man City tin họ sẽ thành công vượt bậc ở Ấn Độ, thậm chí thay đổi cách xem, cách làm bóng đá ở quốc gia đông dân này. Còn ở Việt Nam, Man City ý nhị không trả lời. Dẫu vậy, bầu Hiển vẫn tin tưởng vào cơ hội cho bóng đá Việt Nam nơi tình yêu bóng đá vô cùng mãnh liệt.
Tình yêu đó, nếu tìm được đúng cách, sẽ cộng hưởng nhanh chóng với chiến lược xây dựng thương hiệu mang tầm thế giới mà Man City làm vài năm trở lại đây. Họ muốn dần dần tạo ra ảnh hưởng đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với Man Utd.
Năm 2013, Manchester City ký hợp đồng có giá trị 72 triệu bảng trong 6 năm với Nike. Cuối mùa giải 2014-2015, Nike chia tay Man Utd sau 13 năm gắn bó. Trong quãng thời gian đó, Manchester City đã 1 chức Vô địch giải ngoại hạng Anh năm 2014 và Á quân giải ngoại hạng mùa bóng 2015. Còn Man Utd chỉ trở lại Champions League ở mùa giải tới.
Man City đang trở thành thế lực không thể chối bỏ ở xứ sở sương mù. Tại Việt Nam, chuyến du đấu này đủ để cổ động viên Man City cảm nhận rõ niềm tự hào khi chọn cách trao tình yêu cho nửa xanh thành Manchester.
Từ sự hãnh diện ấy, thái độ mua hàng có lẽ mới có điều kiện thay đổi. Man City mang "hàng thật" đến Hà Nội. Ở lần quay lại kế tiếp, các ngôi sao của họ hẳn muốn ký tên lên những chiếc áo xịn mua từ cửa hàng Nike và thấy vị giám đốc kinh doanh mỉm cười hài lòng.
Phạm Thành
Bình luận