(VTC News) – Nắng nơi này chói chang cả ngày, ra đường cứ phải nheo mắt lại, nắng không oi bức nhưng rất khó chịu…
Myanmar là một quốc gia có diện tích đa phần nằm giữa Hạ chí tuyến và Xích đạo. Myanmar nằm trong vùng gió mùa châu Á nên các vùng bờ biển nhận lượng mưa trung bình 5.000 mm/ năm. Vào sâu trong lục địa, lượng mưa tại vùng đồng bằng giảm xuống còn khoảng 2.500 mm/năm.
Và đến vùng trung tâm như thủ đô Nay Pyi Taw lượng mưa trung bình chỉ còn 1.000 mm/năm. Bởi vậy, độ ẩm ở Nay Pyi Taw chỉ có 60%, tạo nên một loại khí hậu nóng, khô rất khó chịu.
Nếu gióng một đường thẳng song song với đường Xích đạo, thủ đô Nay Pyi Taw nằm ngang với Quỳnh Lưu, Nghệ An, Việt Nam. Nhưng cùng thời điểm này, khi miền Bắc Việt Nam đang trong mùa lạnh thì nơi này vẫn hừng hực như mùa hè.
Lạnh nhất Myanmar là phía bắc, nơi tiếp giáp với Tây Tạng thì nhiệt độ trung bình năm vẫn tới 21 °C. Còn các vùng duyên hải và đồng bằng nhiệt độ gần như ổn định ở ngưỡng trên 30 °C.
Trong những khó khăn mà trưởng đoàn Thể thao Việt Nam Lâm Quang Thành kể ra khi đặt chân tới sân bay Nay Pyi Taw ngày hôm 4/12 chỉ có chuyện nước chủ nhà hạn chế nội dung mà không có chuyện… thời tiết.
Với những gì đã cảm nhận sau 3 ngày tới đây, thì nắng Nay Pyi Taw thuộc dạng "quái dị". Nó chắc chắn sẽ là thách thức cực lớn đối với các vận động viên Việt Nam. Cần phải nhớ, trong số các đoàn dự SEA Games 27 thì Việt Nam là đoàn phải thích nghi khó khăn nhất với loại thời tiết vốn không phổ biến như ở Việt Nam này.
“Rất may U23 Việt Nam đã có thời gian sang đây thi đấu giao hữu, tập làm quen với thời tiết ở đây. Đợt này, trước khi bước vào thi đấu SEA Games, chúng ta cũng có thêm 4 ngày để làm quen một lần nữa. Thời tiết khô ở Myanmar thường làm những ai không quen bị ngợp, vận động mạnh sẽ thiếu oxy dẫn đến mất sức rất nhanh”. – HLV Hoàng Văn Phúc của U23 Việt Nam cho biết.
Nhưng có phải đội tuyển nào dự SEA Games 27 cũng “may” như U23 Việt Nam?
Rất ít, kể ra có thêm ĐT nữ Việt Nam từng thi đấu vòng loại Asian Cup 2014 tại Myanmar hồi tháng 9.
Thế nhưng tréo ngoe ở chỗ, trước khi sang Myanmar thi đấu, không biết có phải thời tiết Myanmar bỗng dưng lạnh đột xuất hay không mà các nhà quản lý bóng đá Việt lại đưa ĐT nữ đi tập huấn ở những vùng lạnh. Hết Đà Lạt rồi mới đây là Nam Ninh (Trung Quốc).
Hôm 5/12, thầy trò HLV Trần Vân Phát sang xứ chùa tháp mà gian nan chuyện đi lại, mệt mỏi vô cùng. Giờ thì những cô gái Vàng đã ở Mandalay rồi, liệu có kịp thích nghi với "nắng quái"?
Nghĩ lại thấy lo cho đội tuyển nữ Việt Nam. Sau SEA Games là mục tiêu vô cùng quan trọng: tấm vé dự World Cup 2015. Với cách tư duy chuẩn bị kiểu "giật gấu vá vai" lấy thành tích của các quan chức lãnh đạo như thế này, họ có đủ dũng cảm buông tấm HCV SEA Games vốn buộc phải lộ hết bài mà đá "chết bỏ" để nhắm tới cái đích vinh quang ở TP.HCM năm sau không?
Hà Thành (Từ Nay Pyi Taw, Myanmar)
Myanmar là một quốc gia có diện tích đa phần nằm giữa Hạ chí tuyến và Xích đạo. Myanmar nằm trong vùng gió mùa châu Á nên các vùng bờ biển nhận lượng mưa trung bình 5.000 mm/ năm. Vào sâu trong lục địa, lượng mưa tại vùng đồng bằng giảm xuống còn khoảng 2.500 mm/năm.
Và đến vùng trung tâm như thủ đô Nay Pyi Taw lượng mưa trung bình chỉ còn 1.000 mm/năm. Bởi vậy, độ ẩm ở Nay Pyi Taw chỉ có 60%, tạo nên một loại khí hậu nóng, khô rất khó chịu.
Một người đạp xe đạp ôm trên đường phố Nay Pyi Taw dưới nắng nóng khó chịu (Ảnh: Hà Thành) |
Nếu gióng một đường thẳng song song với đường Xích đạo, thủ đô Nay Pyi Taw nằm ngang với Quỳnh Lưu, Nghệ An, Việt Nam. Nhưng cùng thời điểm này, khi miền Bắc Việt Nam đang trong mùa lạnh thì nơi này vẫn hừng hực như mùa hè.
Lạnh nhất Myanmar là phía bắc, nơi tiếp giáp với Tây Tạng thì nhiệt độ trung bình năm vẫn tới 21 °C. Còn các vùng duyên hải và đồng bằng nhiệt độ gần như ổn định ở ngưỡng trên 30 °C.
Trong những khó khăn mà trưởng đoàn Thể thao Việt Nam Lâm Quang Thành kể ra khi đặt chân tới sân bay Nay Pyi Taw ngày hôm 4/12 chỉ có chuyện nước chủ nhà hạn chế nội dung mà không có chuyện… thời tiết.
Với những gì đã cảm nhận sau 3 ngày tới đây, thì nắng Nay Pyi Taw thuộc dạng "quái dị". Nó chắc chắn sẽ là thách thức cực lớn đối với các vận động viên Việt Nam. Cần phải nhớ, trong số các đoàn dự SEA Games 27 thì Việt Nam là đoàn phải thích nghi khó khăn nhất với loại thời tiết vốn không phổ biến như ở Việt Nam này.
U23 Việt Nam nhăn mặt vì nắng quái (Ảnh: Hà Thành) |
“Rất may U23 Việt Nam đã có thời gian sang đây thi đấu giao hữu, tập làm quen với thời tiết ở đây. Đợt này, trước khi bước vào thi đấu SEA Games, chúng ta cũng có thêm 4 ngày để làm quen một lần nữa. Thời tiết khô ở Myanmar thường làm những ai không quen bị ngợp, vận động mạnh sẽ thiếu oxy dẫn đến mất sức rất nhanh”. – HLV Hoàng Văn Phúc của U23 Việt Nam cho biết.
Nhưng có phải đội tuyển nào dự SEA Games 27 cũng “may” như U23 Việt Nam?
Rất ít, kể ra có thêm ĐT nữ Việt Nam từng thi đấu vòng loại Asian Cup 2014 tại Myanmar hồi tháng 9.
Thế nhưng tréo ngoe ở chỗ, trước khi sang Myanmar thi đấu, không biết có phải thời tiết Myanmar bỗng dưng lạnh đột xuất hay không mà các nhà quản lý bóng đá Việt lại đưa ĐT nữ đi tập huấn ở những vùng lạnh. Hết Đà Lạt rồi mới đây là Nam Ninh (Trung Quốc).
Hôm 5/12, thầy trò HLV Trần Vân Phát sang xứ chùa tháp mà gian nan chuyện đi lại, mệt mỏi vô cùng. Giờ thì những cô gái Vàng đã ở Mandalay rồi, liệu có kịp thích nghi với "nắng quái"?
Nghĩ lại thấy lo cho đội tuyển nữ Việt Nam. Sau SEA Games là mục tiêu vô cùng quan trọng: tấm vé dự World Cup 2015. Với cách tư duy chuẩn bị kiểu "giật gấu vá vai" lấy thành tích của các quan chức lãnh đạo như thế này, họ có đủ dũng cảm buông tấm HCV SEA Games vốn buộc phải lộ hết bài mà đá "chết bỏ" để nhắm tới cái đích vinh quang ở TP.HCM năm sau không?
Hà Thành (Từ Nay Pyi Taw, Myanmar)
Bình luận