(VTC News) - Vị đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình cho rằng việc người dân Lương Sơn (Hòa Bình) phản đối thu phí quá cao là hoàn toàn chính đáng.
Bên hành lang Quốc hội chiều 11/11, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (đoàn Hòa Bình) đã trao đổi với phóng viên về việc người dân vây chặt trạm thu phí Xuân Mai-Hòa Bình phản đối mức phí tại đây.
- Là một đại biểu Quốc hội của tỉnh Hòa Bình, ông có ý kiến gì về việc người dân ở Lương Sơn (Hòa Bình) đổ ra đường chặn xe phản đối trạm thu phí Lương Sơn?
Đây là dự án BOT đầu tiên triển khai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, do Tổng công ty 36 Bộ Quốc phòng triển khai. Kể từ khi đưa vào thu phí, bất cập bắt đầu phát sinh. Nhiều người dân cho rằng mức thu phí quá cao, đặc biệt vị trí trạm thu phí đặt ngay giữa thị trấn Lương Sơn nên nhân dân thị trấn rất không đồng tình, một số người có hành động quá khích để phản đối.
Câu chuyện đặt ở đâu cũng vậy, quan trọng là phải có chính sách riêng với người dân ở khu vực ấy.
Tôi nghĩ rằng có chuyển trạm thu phí ra phía giáp Xuân Mai (Hà Nội) thì người dân ở khu vực đó cũng sẽ phản đối.
Cứ thử hình dung ngay trước nhà mình có một cái trạm thu phí chình ình ra, hàng ngày mỗi lần đi ra đi vào lại phải nộp tiền thì chắc là không ai chấp nhận được.
Chẳng hạn cán bộ công chức ở khu vực Bãi Lạn xuống thị trấn làm việc, hàng ngày đi đi lại lại qua trạm thu phí đến 4 lượt, mỗi lượt 25.000 đồng thì mỗi tháng mất đến 3 triệu đồng.
Chưa kể người dân đi thăm nom bạn bè, đưa đón con đi học, hay taxi đi đón hành khách qua lại trạm liên tục, liệu có người dân nào trả tiền thu phí đó cho taxi hay không. Dân phản ứng là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên có một số người dân phản ứng thái quá, một số đối tượng quá khích, những trường hợp này thì cần phải xử lý.
- Được biết một số người dân địa phương còn chặn xe của cả Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc để phản ánh bức xúc. Vậy theo ông, vai trò của chính quyền địa phương trong việc giải quyết tình trạng bức xúc này của người dân trên địa bàn như thế nào?
Đây là trách nhiệm của địa phương và thực tế địa phương cũng đã vào cuộc. Chính tôi đã có buổi làm việc với Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn ngay khi có dấu hiệu về việc nhân dân bức xúc với trạm thu phí này chứ chưa phải đến khi bùng phát mới bàn bạc, tìm biện pháp giải quyết.
Tuy nhiên câu chuyện phí, lệ phí liên quan đến trách nhiệm chính của các Bộ ngành và ở đây thì phải nói thẳng là các bộ ngành của trung ương xử lý rất chậm.
Chính quyền tỉnh Hòa Bình hoàn toàn bó tay bởi ấn định giá thu tại trạm thu phí BOT này hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính và Bộ GTVT, ngay đơn vị quản lý trạm BOT này cũng không quyết được.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cũng đã trực tiếp xuống làm việc với người dân ở khu vực trạm thu phí Lương Sơn.
Người dân đề nghị phải giảm mức thu phí xuống cho họ xuống còn 20-30% thì họ sẽ chấp nhận song đơn vị quản lý trạm BOT vẫn chưa làm được việc này mà phải chờ ý kiến của các Bộ ngành.
Theo tôi biết thì nếu đến cuối tuần này vẫn không có ý kiến chính thức gì với dân thì vào Chủ nhật dân sẽ tiếp tục làm một cuộc phản đối đông người nữa.
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã có ý kiến gì với Bộ GTVT, Bộ Tài chính chưa, thưa ông?
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình chúng tôi đã có cuộc trao đổi trực tiếp với Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng. Bộ trưởng Thăng đã có thông báo về việc giảm mức phí nhưng hiện vẫn chưa rõ sẽ triển khai thế nào.
Đây là dự án BOT, có cải tạo và nâng cấp. Đương nhiên chất lượng đường sau cải tạo, nâng cấp đã tốt hơn hẳn, người dân cũng đồng tình.
Chỉ có người dân ở thị trấn bức xúc vì thực chất họ sử dụng ít mà phải trả phí sử dụng cho cả đoạn đường 40-50km thì không hợp lý.
Người dân nói với chúng tôi rằng “chúng tôi không phải đòi đi miễn phí nhưng phải có mức phí hợp lý”. Theo tôi cần phải miễn giảm phí cho những người dân ở quanh khu vực trạm thu phí, người có thu nhập thấp.
Chẳng hạn một người lao động chở xe đá khoảng 4 khối đá, cả một xe chỉ trị giá hơn 240.000 đồng nhưng đi lại 2 lượt đã mất khoảng 100.000 phí thì rõ ràng bất hợp lý.
Minh Đức
Bên hành lang Quốc hội chiều 11/11, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (đoàn Hòa Bình) đã trao đổi với phóng viên về việc người dân vây chặt trạm thu phí Xuân Mai-Hòa Bình phản đối mức phí tại đây.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) |
- Là một đại biểu Quốc hội của tỉnh Hòa Bình, ông có ý kiến gì về việc người dân ở Lương Sơn (Hòa Bình) đổ ra đường chặn xe phản đối trạm thu phí Lương Sơn?
|
Câu chuyện đặt ở đâu cũng vậy, quan trọng là phải có chính sách riêng với người dân ở khu vực ấy.
Tôi nghĩ rằng có chuyển trạm thu phí ra phía giáp Xuân Mai (Hà Nội) thì người dân ở khu vực đó cũng sẽ phản đối.
Cứ thử hình dung ngay trước nhà mình có một cái trạm thu phí chình ình ra, hàng ngày mỗi lần đi ra đi vào lại phải nộp tiền thì chắc là không ai chấp nhận được.
Chẳng hạn cán bộ công chức ở khu vực Bãi Lạn xuống thị trấn làm việc, hàng ngày đi đi lại lại qua trạm thu phí đến 4 lượt, mỗi lượt 25.000 đồng thì mỗi tháng mất đến 3 triệu đồng.
Chưa kể người dân đi thăm nom bạn bè, đưa đón con đi học, hay taxi đi đón hành khách qua lại trạm liên tục, liệu có người dân nào trả tiền thu phí đó cho taxi hay không. Dân phản ứng là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên có một số người dân phản ứng thái quá, một số đối tượng quá khích, những trường hợp này thì cần phải xử lý.
- Được biết một số người dân địa phương còn chặn xe của cả Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc để phản ánh bức xúc. Vậy theo ông, vai trò của chính quyền địa phương trong việc giải quyết tình trạng bức xúc này của người dân trên địa bàn như thế nào?
Đây là trách nhiệm của địa phương và thực tế địa phương cũng đã vào cuộc. Chính tôi đã có buổi làm việc với Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn ngay khi có dấu hiệu về việc nhân dân bức xúc với trạm thu phí này chứ chưa phải đến khi bùng phát mới bàn bạc, tìm biện pháp giải quyết.
Tuy nhiên câu chuyện phí, lệ phí liên quan đến trách nhiệm chính của các Bộ ngành và ở đây thì phải nói thẳng là các bộ ngành của trung ương xử lý rất chậm.
Chính quyền tỉnh Hòa Bình hoàn toàn bó tay bởi ấn định giá thu tại trạm thu phí BOT này hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính và Bộ GTVT, ngay đơn vị quản lý trạm BOT này cũng không quyết được.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn cũng đã trực tiếp xuống làm việc với người dân ở khu vực trạm thu phí Lương Sơn.
Người dân đề nghị phải giảm mức thu phí xuống cho họ xuống còn 20-30% thì họ sẽ chấp nhận song đơn vị quản lý trạm BOT vẫn chưa làm được việc này mà phải chờ ý kiến của các Bộ ngành.
Theo tôi biết thì nếu đến cuối tuần này vẫn không có ý kiến chính thức gì với dân thì vào Chủ nhật dân sẽ tiếp tục làm một cuộc phản đối đông người nữa.
Người dân chặn xe ở trạm thu phí (Ảnh: Thanh Niên) |
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã có ý kiến gì với Bộ GTVT, Bộ Tài chính chưa, thưa ông?
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình chúng tôi đã có cuộc trao đổi trực tiếp với Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng. Bộ trưởng Thăng đã có thông báo về việc giảm mức phí nhưng hiện vẫn chưa rõ sẽ triển khai thế nào.
Đây là dự án BOT, có cải tạo và nâng cấp. Đương nhiên chất lượng đường sau cải tạo, nâng cấp đã tốt hơn hẳn, người dân cũng đồng tình.
Chỉ có người dân ở thị trấn bức xúc vì thực chất họ sử dụng ít mà phải trả phí sử dụng cho cả đoạn đường 40-50km thì không hợp lý.
Người dân nói với chúng tôi rằng “chúng tôi không phải đòi đi miễn phí nhưng phải có mức phí hợp lý”. Theo tôi cần phải miễn giảm phí cho những người dân ở quanh khu vực trạm thu phí, người có thu nhập thấp.
Chẳng hạn một người lao động chở xe đá khoảng 4 khối đá, cả một xe chỉ trị giá hơn 240.000 đồng nhưng đi lại 2 lượt đã mất khoảng 100.000 phí thì rõ ràng bất hợp lý.
Minh Đức
Bình luận