• Zalo

Thử lý giải nguyên nhân béo phì bé trai 2 tuổi khổng lồ

Sức khỏeThứ Năm, 13/09/2012 10:29:00 +07:00Google News

(VTC News) – Sau khi VTC News đăng bài “Bé trai 2 tuổi khổng lồ ở Hòa Bình: Quá bất thường!”, TS.BS Trần Thị Hoa đã lên tiếng lý giải về trường hợp này.

(VTC News) – Sau khi VTC News đăng bài “Bé trai 2 tuổi khổng lồ ở Hòa Bình: Quá bất thường!”, TSBS Trần Thị Hoa, giám đốc dự án Khu liên hợp Bệnh viện CHI tại huyện Đông Anh đã lên tiếng lý giải về trường hợp này. 


Cân nặng bé Hồng Anh thừa 120% so với chuẩn
Theo y văn mô tả béo phì và đối chứng với một số hình ảnh bé béo phì và béo do hội chứng Cushing trên thế giới, tôi cho rằng bé Xa Hồng Anh nghiêng về béo phì nhiều hơn. Có một đặc điềm là bụng của bé to hơn bụng của các bé béo phì khác. Phải chăng do chụp bé ở tư thế hơi ưỡn ra trước?       
 
          
Bé có cân nặng tới 30kg tại thời điểm bé hơn 2 tuổi. Xét về Y học, để đánh giá chính xác mức độ thừa cân cần phải biết tháng tuổi. 
Bởi vì sinh lý tăng trưởng của trẻ 6 tuổi trở xuống có tốc độ tăng trưởng rất nhanh trông thấy từng ngày rồi chậm dần qua từng tuần và từng tháng nên phái đánh giá theo tháng tuổi thì mới chính xác. 
 
Hiện tượng di truyền gọi là phenotype với bé Hồng Anh là không đúng, vì tầm vóc của cha mẹ và nội ngoại gần đều bé nhỏ, còi cọc.
BS Trần Thị Hoa
 
Vì không có tháng tuổi cho nên tôi ước chừng bé là 30 tháng tuổi. Bình thường, với một bé trai 30 tháng tuổi, có cân nặng chuẩn lí tưởng ở mức tối đa chỉ là 13,6kg, chiều cao của bé phải là 92,3cm. 
Trường hợp cân nặng bé Hồng Anh đem so với chuẩn thừa tới 120%. Tuy nhiên, giá như đo được chiều cao của bé nữa thì tôi e rằng tỉ lệ cân nặng thừa sẽ cao hơn thế bởi vì nom chừng trẻ có chiều cao không đạt tới chuẩn là 92,3cm.
Để tìm ra nguyên nhân dẫn đến béo phì là không đơn giản chút nào. Nhưng, điều tiên quyết là phải biết nguyên nhân béo phì thì mới có thể chữa cho bé có hiệu quả. 
Theo các nhà Nhi khoa của Hội Nhi khoa Mỹ và Mayo Clinic, các nguyên nhân dẫn tới béo phì gồm: Dinh dưỡng, Di truyền và Rối loạn chuyển hóa và nội tiết
Đối với trường hợp bé Hồng Anh, do nguyên nhân gì? 
Béo phì do bệnh lý

Thứ nhất là xét về dinh dưỡng có lẽ là KHÔNG. Dựa vào thông tin do VTC News cung cấp cho thấy không có yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng khiến bé béo phì.
Rất khó có yếu tố di truyền vì mẹ Xa Hồng Anh bé và gầy. Hồng Anh và mẹ 

Cụ thể là, cân nặng lúc sinh của bé là nằm trong giới hạn chuẩn, nghĩa là chỉ 2,9kg.
Bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ cho đến tháng thứ tư vậy mà khi bé được 5 tháng tuổi đã nặng tới 15 kg. Điều này lại càng không thể do thừa dinh dưỡng. Bởi dù mẹ có nhiều sữa chăng nữa cũng chỉ làm cho bé bụ bẫm chứ không phát phì kiểu như trong ảnh. Cao nhất cũng chỉ tầm 9 kg lúc 5 tháng tuổi là cùng. 
Thức ăn bổ sung cho bé cũng không có sữa bò hoặc sữa công thức mà chỉ là cháo, bột và rồi cơm. Như thế dù cho trẻ ăn vài bát cơm mỗi bữa chăng nữa mới chỉ có thể đảm bảo được nhu cầu của cơ thể chứ không thể có năng lượng thừa để phát phì như vậy. 
Thứ hai phải chăng là do là di truyền hoặc các chứng bệnh di truyền gây béo? Xin trả lời luôn là cũng KHÔNG phải. Hiện tượng di truyền gọi là phenotype với bé Hồng Anh là không đúng, vì tầm vóc của cha mẹ và nội ngoại gần đều bé nhỏ, còi cọc. 
Ngoài ra cũng có thể do các bệnh di truyền khác sinh béo phì nhưng theo tôi, có lẽ cũng không nốt bởi vì gia đình không có ai bị bệnh mà sinh ra béo phì cả. 
Xa Hồng Anh và anh trai 

Cuối cùng tình trạng phát phì ở bé Hồng Anh có khả năng là do rối loạn chuyển hóa nội tiết mà bắt nguồn từ những bệnh như u tuyến yên, u tuyến thượng thận, bệnh lý về gan, tụy…?  
Vậy cách để giúp bé Hồng Anh phát hiện ra nguyên nhân gây béo phì cần tiền hành rất bài bản. Phải đo cân nặng so với tháng tuổi, chiều cao so với tháng tuổi, cân nặng so với chiều cao và chỉ số BMI.
Hồng Anh cũng cần đo huyết áp; Làm các xét nghiệm:Triglycerit, Cholesterol, HDL và LDL, GPT, C-peptid, Glucose, ACTH, cortisol, UFC , 17-hydroxycorticosteroid (17OHCS và cso thế làm cả Tissue for genetic diseases), DNA analysis để tìm các nguyên nhân do di truyền  nếu có điều kiện.
Ngoài ra cũng cần chụp cộng hưởng từ sọ não và CT scan tuyết thượng thận hai bên.
Sau khi đã có kết quả đảm bảo tin cậy thì BS mới có thể chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt và từ đó mới đề ra liệu trình điều trị thích thích hợp cho bé. 
Y học đã chứng minh việc khám xét và điều trị những trẻ như thế này đòi hỏi thực hiện tại cơ sở y tế chuyên sâu về trẻ em mà có lẽ ở nước ta chỉ có Viện Nhi Trung ương mà thôi, mặc dù chưa chắc ở đây đã có đủ các thiết bị đáp ứng được các xét nghiệm nêu trên. 
Ngoài ra, điều trị là rất tốn kém, dài hạn và đồng thời cần có sự kết hợp chặc chẽ giữa bố mẹ của bé và thầy thuốc với lòng kiên trì và giàu tình thương yêu bé.


BS Trần Thị Hoa

Bình luận
vtcnews.vn